SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Suy tim độ 3: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và phòng ngừa

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Suy tim độ 3 là phân độ suy tim nặng, nếu không được điều trị tốt, có thể nhanh chóng tiến triển thành suy tim độ 4, nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh. Điều trị suy tim độ 3 là một hành trình dài, đòi hỏi người bệnh cần sự kiên trì, kết hợp nhiều phương pháp để cải thiện bệnh.

Bệnh suy tim độ 3


Suy tim độ 3 là gì?​


Theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA), suy tim được phân thành 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng là: suy tim độ 1, suy tim độ 2, suy tim độ 3 và suy tim độ 4. Theo đó, suy tim độ 3 là mức độ bệnh nặng, người bệnh bị hạn chế đáng kể khi thực hiện các hoạt động thể lực.

Ngay cả khi vận động nhẹ vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng đau ngực, khó thở, đánh trống ngực. Khi nghỉ ngơi, người bệnh dần khỏe lại. Ở mức độ 3, người bệnh cần được điều trị tích cực kết hợp với theo dõi kỹ lưỡng. Trường hợp sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều, có thể cần phải nhập viện để điều trị.

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Có khoảng hơn 64 triệu người trên thế giới chịu ảnh hưởng của căn bệnh này và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Nghiên cứu Framingham, tỷ lệ tử vong sau khi chẩn đoán suy tim ở Hoa Kỳ khoảng 10% sau 30 ngày, 20-30% sau một năm và 45-60% sau 5 năm theo dõi. (1)

Suy tim là tình trạng chức năng cơ tim bị suy giảm, không thể thực hiện hoạt động bơm máu cho các mô và cơ quan trong cơ thể như bình thường. Theo thời gian, các bệnh như huyết áp cao, hẹp mạch vành khiến cho cơ tim càng yếu đi hoặc trở nên xơ cứng, làm giảm hiệu quả trong việc bơm máu lưu thông qua tim cũng như đi khắp cơ thể.

Suy tim không có nghĩa là tim ngừng hoạt động, mà chức năng của tim chỉ bị suy giảm tùy theo mức độ bệnh, tim cần được hỗ trợ để thực hiện tốt các chức năng bình thường. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi.

Nguyên nhân dẫn tới suy tim độ 3​


Mặc dù các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát trong nhiều năm, nhưng suy tim là bệnh lý lâu dài và có xu hướng nặng dần theo thời gian. Suy tim cấp độ 3 là hệ quả của suy tim độ 1suy tim độ 2 tiến triển. Nếu như ở các cấp độ 1 và 2, bệnh không có triệu chứng, khó phát hiện sớm, hoặc điều trị chưa đúng mức, khiến bệnh diễn tiến nặng, chuyển sang độ 3. (2)

Hẹp van tim làm tăng nguy cơ suy tim
Hẹp van tim làm tăng nguy cơ suy tim

Nguyên nhân dẫn đến suy tim độ 3 được bác sĩ đánh giá dựa trên nguyên nhân nền và các yếu tố làm bệnh tiến triển nặng. Một số nguyên nhân nền dẫn đến bệnh suy tim cấp độ 3 là:

  • Mắc bệnh mạch vành như: Hội chứng mạch vành cấp, thiếu máu cục bộ cơ tim,…
  • Huyết áp cao;
  • Các tổn thương hoặc bất thường ở van tim như: hẹp van tim, hở van tim;
  • Bệnh lý cơ tim;
  • Bệnh tim bẩm sinh như: Thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, cửa sổ phế chủ,…
  • Tổn thương cơ tim do thuốc, hóa chất hoặc bị nhiễm độc;
  • Mắc các bệnh lý chuyển hóa như: đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp;
  • Do virus hoặc các tác nhân gây nhiễm trùng khác;
  • Gặp các vấn đề về loạn nhịp tim như: rối loạn nhịp nhanh, rối loạn nhịp chậm mạn tính, cuồng nhĩ, ngoại tâm thu.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim độ 3 bao gồm:

  • Chế độ ăn nhiều muối;
  • Bị rối loạn nhịp tim;
  • Nhiễm khuẩn;
  • Thiếu máu;
  • Lạm dụng rượu, bia;
  • Không tuân thủ điều trị thuốc theo chỉ định: tự ý ngưng thuốc, giảm liều hoặc uống thuốc không đều;
  • Có thai.

Triệu chứng suy tim độ 3​


Bệnh nhân bị suy tim độ 3 sẽ xuất hiện các triệu chứng khi hoạt động thể lực nhẹ như:

  • Khó thở ngay cả khi vận động thể lực nhẹ;
  • Đau ngực, cảm giác nặng ở ngực;
  • Người mệt mỏi, uể oải do thiếu máu, đặc biệt là khi gắng sức;
  • Phù ở bàn chân, mắt cá chân, báng bụng do máu bị ứ trệ;
  • Giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung do lưu lượng máu lên não bị sụt giảm;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Rối loạn tiêu hóa do ứ trệ tuần hoàn máu tại hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, ợ hơi,…
  • Ho khan, có thể ho có đờm trắng hoặc lẫn bọt hồng, ho nhiều về đêm, khi nằm đầu thấp;
  • Chóng mặt, ngất xỉu;
  • Tăng cân đột ngột;
  • Một số bệnh nhân có cảm giác hồi hộp, lo lắng, mất ngủ, trầm cảm.

Suy tim độ 3 có nguy hiểm không?​


Suy tim độ 3 là mức độ diễn tiến nặng của bệnh lý suy tim. Khi đó, các hoạt động thể chất thường ngày của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể. Khi vận động nhẹ, đi lại, leo cầu thang, tập thể dục hay đơn giản là thực hiện các công việc trong sinh hoạt hằng ngày, các triệu chứng của bệnh cũng đã xuất hiện.

Đau ngực, khó thở, mệt khiến đời sống của người bệnh bị ảnh hưởng nhiều. Bệnh nhân phải điều trị tích cực và được theo dõi kỹ lưỡng, một số trường hợp phải nhập viện.

Bệnh nhân suy tim độ 3 là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị tích cực và theo dõi lâu dài
Bệnh nhân suy tim độ 3 là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị tích cực và theo dõi lâu dài

Ở độ 3, bệnh cũng đã có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Bệnh ảnh hưởng đến tim, phổi, thận, tăng nguy cơ rối loạn nhịp và đột tử. Suy tim cấp độ 3 có thể tiến triển sang suy tim độ 4, đây là mức độ nặng, suy tim giai đoạn cuối hoặc suy tim kháng trị. Khi đó, người bệnh cần nhập viện để điều trị tích cực hoặc phải chờ ghép tim. (3)

Biến chứng của suy tim độ 3​


Các hoạt động thường ngày cần dùng sức của người bệnh bị hạn chế khi suy tim đã chuyển sang độ 3. Bệnh nếu không được điều trị tích cực, có thể dẫn đến các biến chứng:

1. Rối loạn nhịp tim​


Cơ tim bị tổn thương làm ảnh hưởng đến nhịp tim của người bệnh. Đi kèm với tình trạng nhịp tim đập nhanh chậm bất thường, người bệnh thường cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, hụt hơi, vã mồ hôi, ngất xỉu,…

Người bị suy tim nặng sẽ tăng nguy cơ bị rung nhĩ và đột quỵ. Ngoài ra, rối loạn nhịp thất như ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất có thể xảy ra hơn và dễ có nguy cơ bị rung thất dẫn đến đột tử.

2. Hẹp hoặc hở van tim​


Người bệnh bị hẹp hoặc hở van tim có nguy cơ bị suy tim rất cao. Nguyên nhân là do van tim không mở đủ rộng (đối với hẹp van) hoặc máu qua van bị trào ngược trở lại (đối với hở van), làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu đưa đến các bộ phận trong cơ thể, gây dày hoặc dãn nở các buồng tim. Khi đó, tim buộc phải hoạt động nhiều hơn trong thời gian dài và dẫn đến suy tim.

3. Phù phổi cấp​


Đây là trường hợp cần cấp cứu nội khoa để xử trí và chăm sóc khẩn trương. Phù phổi cấp hay còn gọi là ngạt thở cấp, xảy ra khi dịch bị ứ đọng lại trong các khoảng kẽ và trong lòng phế nang, dẫn đến suy hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

4. Tổn thương thận​


Suy tim độ 3 làm giảm khả năng hoạt động của tim, làm giảm lưu lượng máu được đưa đến các bộ phận trong cơ thể. Nếu lượng máu đến thận bị hạn chế, sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận. Theo thời gian, thận không được nhận đủ máu, khả năng lọc máu và đào thải các chất dư thừa bị suy giảm, gây tổn thương thận và dẫn đến suy thận.

5. Tổn thương gan​


Khi máu bị ứ đọng tại gan sẽ gây ra tình trạng gan to, sung huyết, lâu ngày dẫn đến xơ gan. Gan bị tổn thương trong thời gian dài có nguy cơ dẫn đến xơ gan, làm giảm khả năng thực hiện các chức năng bình thường của gan.

6. Biến chứng từ cục máu đông​


Suy tim độ 3 làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, dễ gây hình thành cục máu đông. Những cục máu đông này gây tắc nghẽn mạch máu, nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ não,…

Cục máu đông làm suy giảm, gián đoạn hoặc tắc nghẽn mạch máu
Cục máu đông làm suy giảm, gián đoạn hoặc tắc nghẽn mạch máu

7. Đột quỵ​


Là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ dẫn đến tử vong cao. Đột quỵ thường xảy ra đột ngột do do nguồn máu cung cấp cho não bị suy giảm, gián đoạn hoặc tắc nghẽn hoàn toàn.

Bệnh nhân có dấu hiệu méo mặt, liệt tay chân, khó nói, nói sảng, giảm thị lực, yếu liệt nửa người, lú lẫn, hôn mê… Khi có các dấu hiệu của đột quỵ, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Phương pháp chẩn đoán suy tim độ 3​


Bệnh nhân bị suy tim độ 3 có các triệu chứng khi hoạt động thể chất thường ngày. Bác sĩ sẽ thăm hỏi kỹ hơn về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, cùng với khám lâm sàng để đánh giá về tình trạng sức khỏe cũng như tổng quan về mức độ suy tim.

Các phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh suy tim độ 3 bao gồm: đo điện tâm đồ, chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim qua thành ngực, đo Holter điện tâm đồ 24 giờ, chụp động mạch vành hoặc MSCT động mạch vành, MRI tim khi có chỉ định và xét nghiệm máu tổng quát.

Điều trị suy tim độ 3​


Suy tim độ 3 cần được điều trị tích cực và theo dõi tình trạng bệnh lý kỹ lưỡng. Các phương pháp giúp cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng, hạn chế các biến chứng bao gồm:

1. Điều trị bằng thuốc​

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc ARNI giúp giãn mạch máu để hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng máu giảm tải hoạt động cho tim.
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II được dùng khi bệnh nhân không dung nạp thuốc ức chế men chuyển (ACE).
  • Thuốc chẹn beta giúp làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, điều trị rối loạn nhịp nhanh, cải thiện chức năng tim.
  • Thuốc lợi tiểu: làm giảm tình trạng phù, khó thở do sung huyết ở phổi.
  • Thuốc đối kháng Aldosterone giúp giảm sợi hóa cơ tim.
  • Thuốc tăng co bóp cơ tim là loại thuốc tiêm truyền tĩnh mạch, thường được dùng cho bệnh nhân bị suy tim nặng.

2. Phẫu thuật nếu có chỉ định​


Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy tim và mức độ của bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định điều trị bằng phẫu thuật như mổ van tim, mổ bắc cầu mạch vành, sửa chữa bệnh tim bẩm sinh, cắt đốt rối loạn nhịp.

Một số phương pháp điều trị suy tim bằng dụng cụ được áp dụng như: cấy máy tái đồng bộ thất trái (CRT), cấy máy khử rung tự động (ICD), thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD) hoặc ghép tim.

Bệnh nhân suy tim độ 3 có thể cần can thiệp hoặc phẫu thuật nếu cần thiết

Biện pháp phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân suy tim độ 3​


Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân suy tim độ 3 là cải thiện các triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng sống và ngăn ngừa bệnh tiến triển và kéo dài đời sống cho người bệnh. Do đó, song song với việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chú ý:

  • Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc.
  • Ăn uống lành mạnh: Tăng cường bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, cá béo, ngũ cốc nguyên hạt,… Hạn chế ăn những thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối, nhiều cholesterol,…
  • Điều chỉnh lượng nước uống mỗi ngày: Do suy tim độ 3, cơ thể dễ bị tích tụ nước gây phù, nên người bệnh chỉ nên uống khoảng 30ml nước/kg trọng lượng cơ thể, thường < 1.5 lít/ngày.
  • Tránh xa các chất kích thích bao gồm thuốc lá, rượu, bia, nước ngọt,…
  • Duy trì chế độ vận động đều đặn, cường độ tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp, cân nặng, mức cholesterol trong máu.
  • Thăm khám sức khỏe theo định kỳ để bác sĩ theo dõi sát tình trạng sức khỏe và sớm có hướng xử trí khi gặp bất thường.

Câu hỏi thường gặp về suy tim độ 3​

1. Người bệnh suy tim cấp độ 3 sống được bao lâu?​


Triển vọng sống của người bệnh suy tim phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ bệnh, các bệnh nền, tuổi tác, lối sống, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh,…

Với suy tim độ 3, nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, điều chỉnh lối sống phù hợp sẽ giúp giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng đời sống và ngăn ngừa bệnh tiến triển, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

2. Suy tim độ 3 có chữa khỏi được không?​


Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra suy tim và yếu tố thúc đẩy suy tim nặng lên. Nếu điều trị tốt bệnh tim nền và kiểm soát tốt các yếu tố thúc đẩy thì bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng và ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ điều trị và thăm khám định kỳ dù bệnh đã ổn định.

Bệnh nhân bị suy tim độ 3 cần thực hiện thăm khám sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ, để được theo dõi sát sao tình trạng bệnh. Hiện nay, Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn đến thăm khám và điều trị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu, lồng ngực.

Đặc biệt, cùng với chương trình quản lý người bệnh suy tim, Trung tâm Tim mạch cũng triển khai phòng khám chuyên biệt về Suy tim, thăm khám chuyên sâu, theo dõi chặt chẽ, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân suy tim nhằm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.

Phòng khám Suy tim do các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cố vấn và trực tiếp thăm khám như: PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh (Giám đốc Trung tâm Tim mạch, hơn 50 năm kinh nghiệm), ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều (Trưởng khoa Nội tim mạch 1 kiêm Trưởng đơn vị Suy tim, hơn 20 năm kinh nghiệm), BS.CKI Hoàng Thị Bình (Phó khoa Nội tim mạch 1, hơn 13 năm kinh nghiệm), ThS.BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc (hơn 20 năm kinh nghiệm), ThS.BS Đỗ Thị Hoài Thơ (hơn 10 năm kinh nghiệm)…

Khách hàng sẽ được tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ suy tim và tiền suy tim nhằm phòng ngừa nguyên phát. Đối với bệnh nhân suy tim, bác sĩ đưa ra hướng điều trị cá thể hóa, theo dõi chặt chẽ phòng bệnh tiến triển; giải đáp cặn kẽ thắc mắc cho bệnh nhân trong quá trình điều trị; đồng thời tư vấn thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, tập luyện phục hồi chức năng tim mạch; và nhắc hẹn tái khám định kỳ.

Phòng khám cũng theo dõi chặt chẽ, chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân suy tim giai đoạn tiến triển: Chăm sóc giảm nhẹ, thiết bị cơ học hỗ trợ tim, đưa vào danh sách chờ ghép tim…

Phòng khám suy tim Trung tâm Tim mạch Tâm Anh

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị với các bác sĩ Phòng khám Suy tim tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Suy tim độ 3 tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cần có sự kiên trì, tinh thần lạc quan, kết hợp nhiều phương pháp để cải thiện triệu chứng ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom