Phương Nga
Tích Cực
Sưng nề là vấn đề chắc chắn gặp phải sau phẫu thuật nâng mông bằng túi độn và sẽ kéo dài trong nhiều tháng mới hết.
Đây có thể chỉ là hiện tượng tự nhiên, hoàn toàn bình thường và sẽ dần tự tiêu giảm, nhưng cũng có thể do các yếu tố khác gây nên hoặc khiến tình trạng sưng nặng hơn và kéo dài lâu hơn như tụ dịch, nhiễm trùng, di lệch túi độn hay rách vết mổ…
Sưng nề sau phẫu thuật thường đi kèm với tình trạng đau, bầm tím, căng cứng và đạt đỉnh điểm trong khoảng 5 ngày đầu tiên. Lúc này bạn sẽ có cảm giác cơ mông căng tức rất khó chịu, đặc biệt với trường hợp túi độn được đặt ở trong cơ hoặc dưới cơ. Thậm chí sau khi ngủ một giấc lúc tỉnh dậy bạn có thể sẽ cảm thấy mông mình cứng đơ, tất cả các hoạt động như đi, đứng lúc này đều khó khăn. Thậm chí nhiều bệnh nhân sưng nề còn khiến hai bên mông bên to bên nhỏ, không đều nhau, và còn sưng lan lên cả phần eo và hông. Tuy nhiên tất cả điều này đều hoàn toàn bình thường và là một phần của quá trình chữa lành, do mô mới bị tác động chưa lành lại và do cơ thể bạn đang làm quen dần với túi độn - khối cơ mông lớn vốn chắc khỏe đang giãn ra để nhường không gian cho túi độn.
Mông sưng và bầm nặng sau PT
Mức độ sưng nề ở mỗi bệnh nhân mỗi khác và còn tùy thuộc vào những gì đã được thực hiện trong quy trình. Trong quá trình nâng mông bằng túi độn, bác sĩ sẽ cần rạch những đường rạch rộng và bóc tách tạo khoang chứa để đưa túi độn vào. Việc rạch và bóc tách sẽ khiến mô và các mạch máu bị tổn thương, gây giảm tuần hoàn và khiến cơ thể kích họat phản ứng viêm, gây ra hiện tượng sưng nề sau đó. Sưng cũng chính là một trong nhưng dấu hiệu điển hình của quá trình viêm sau phẫu thuật. Ngoài ra, chính các lớp mô, mạch máu và mạch bạch huyết bị tổn thương sẽ rỉ chất lỏng vào khoang chứa túi độn hoặc không gian trống khiến sưng nề càng nặng hơn.
Bên cạnh đó, nếu quá trình thực hiện bác sĩ không có các biện pháp cầm máu tốt, gây chảy máu nhiều thì đây cũng là nguyên nhân gây sưng đau. Sưng thông thường sau phẫu thuật sẽ kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí là cả năm mới tiêu hết hẳn, tuy nhiên sau 2 – 3 tuần là giảm đáng kể.
Ở những trường hợp sưng do liên quan đến các vấn đề khác như tụ dịch, nhiễm trùng, di lệch túi độn hay rách vết mổ…thì buộc phải điều trị những vấn đề này mới giúp giảm sưng.
Để giảm thiểu sưng nề thông thường sau hầu hết quy trình đặt túi độn mông nào bác sĩ cũng đều đặt dẫn lưu và yêu cầu bệnh nhân mặc quần nịt mông hoặc quần định hình. Những thiết bị này sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn và giảm sưng đáng kể.
Mặc dù tình trạng sưng nề thường trong ngưỡng chịu đựng được của hầu hết bệnh nhân, nhưng có một số biện pháp sẽ giúp chị em thấy dễ chịu hơn.
Nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống lành mạnh sau mổ sẽ giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng tấy đỏ và sưng phù, qua đó giúp phục nhanh hơn và thậm chí có thể cải thiện kết quả phẫu thuật.
Chườm đá và duy trì băng ép, mặc quần nịt/định hình cũng là những cách giúp giảm sưng hiệu quả. Đá lạnh sẽ giúp làm dịu mát các tế bào dưới da, giúp vùng mông bớt căng tức khó chịu. Trong khi đó quần định hình sẽ giúp duy trì lực ép nhẹ nhàng thường xuyên vào vùng phẫu thuật vừa giúp giảm sưng, ngăn ngừa tụ dịch vừa giúp ổn định vị trí túi độn và tạo hình dáng mông.
Đây cũng là một trong những phương pháp bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân thực hiện. Việc matxa sẽ giúp tăng lưu thông, thoát dịch và giảm sưng đáng kể. Sau khoảng 1 – 2 tuần, bệnh nhân có thể thuê kỹ thuật viên đến nhà matxa hoặc đến phòng khám thực hiện dịch vụ matxa. Tuy nhiên sẽ không giống như các buổi matxa thoải mái bình thường, trong lần đầu thực hiện bệnh nhân có thể thấy rất đau, vì lúc này mô còn cứng lại bị tác động vào, nhưng sau khoảng vài lần khi mô mềm ra bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều. Duy trì matxa sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lành thương và hồi phục.
Sang đến ngày thứ 2, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng tùy vào khả năng của mỗi người. Việc đi lại vận động một chút sẽ giúp tăng tuần hoàn, thoát dịch qua đó giúp giảm sưng.
Bạn có thể không quan tâm nhiều đến việc uống nhiều nước ngay sau phẫu thuật, nhưng việc duy trì cấp nước cho cơ thể sẽ giúp giảm tấy đỏ và sưng nề đáng kể. Có đủ nước sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Ở một số bệnh nhân bị sưng nề nặng có thể trao đổi với bác sĩ để được dùng các loại thuốc hoặc thảo dược bổ sung giúp làm giảm sưng và tấy đỏ. Ví dụ, thuốc giảm đau như ibuprofen được biết đến với tác dụng chống viêm và khả năng giúp giảm sưng. Một số người sử dụng kem arnica hoặc bromelain (một loại enzyme tự nhiên được tìm thấy trong dứa) để giúp giảm sưng.
Sưng nề, bấm tím và tấy đỏ thông thường là những biểu hiện không đáng lo ngại sau một quy trình phẫu thuật lớn như nâng mông, nhưng nếu sưng còn đi kèm với các dấu hiệu dưới đây thì tốt nhất bạn nên được bác sĩ kiểm tra, đánh giá sớm:
Tóm lại, sưng là tình trạng phổ biến và đi đôi với bất kỳ quy trình phẫu thuật thẩm mỹ nào. Mặc dù không quá đáng ngại nhưng bệnh nhân cũng cần theo dõi xem các dấu hiệu đi kèm và diễn tiến sưng ra sao để có biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần. Đặt túi độn mông là một quy trình lớn, trong khi đó cơ mông lại tham gia nhiều vào các hoạt động mạnh hơn thường ngày, do đó việc sưng nhiều và kéo dài là điều khó tránh khỏi. Bệnh nhân cần hiểu rõ để duy trì tâm lý thoải mái và kiên nhẫn.
Xem tiếp...
Đây có thể chỉ là hiện tượng tự nhiên, hoàn toàn bình thường và sẽ dần tự tiêu giảm, nhưng cũng có thể do các yếu tố khác gây nên hoặc khiến tình trạng sưng nặng hơn và kéo dài lâu hơn như tụ dịch, nhiễm trùng, di lệch túi độn hay rách vết mổ…
Sưng nề sau phẫu thuật thường đi kèm với tình trạng đau, bầm tím, căng cứng và đạt đỉnh điểm trong khoảng 5 ngày đầu tiên. Lúc này bạn sẽ có cảm giác cơ mông căng tức rất khó chịu, đặc biệt với trường hợp túi độn được đặt ở trong cơ hoặc dưới cơ. Thậm chí sau khi ngủ một giấc lúc tỉnh dậy bạn có thể sẽ cảm thấy mông mình cứng đơ, tất cả các hoạt động như đi, đứng lúc này đều khó khăn. Thậm chí nhiều bệnh nhân sưng nề còn khiến hai bên mông bên to bên nhỏ, không đều nhau, và còn sưng lan lên cả phần eo và hông. Tuy nhiên tất cả điều này đều hoàn toàn bình thường và là một phần của quá trình chữa lành, do mô mới bị tác động chưa lành lại và do cơ thể bạn đang làm quen dần với túi độn - khối cơ mông lớn vốn chắc khỏe đang giãn ra để nhường không gian cho túi độn.
Nguyên nhân gây sưng nề sau đặt túi độn mông
Mức độ sưng nề ở mỗi bệnh nhân mỗi khác và còn tùy thuộc vào những gì đã được thực hiện trong quy trình. Trong quá trình nâng mông bằng túi độn, bác sĩ sẽ cần rạch những đường rạch rộng và bóc tách tạo khoang chứa để đưa túi độn vào. Việc rạch và bóc tách sẽ khiến mô và các mạch máu bị tổn thương, gây giảm tuần hoàn và khiến cơ thể kích họat phản ứng viêm, gây ra hiện tượng sưng nề sau đó. Sưng cũng chính là một trong nhưng dấu hiệu điển hình của quá trình viêm sau phẫu thuật. Ngoài ra, chính các lớp mô, mạch máu và mạch bạch huyết bị tổn thương sẽ rỉ chất lỏng vào khoang chứa túi độn hoặc không gian trống khiến sưng nề càng nặng hơn.
Bên cạnh đó, nếu quá trình thực hiện bác sĩ không có các biện pháp cầm máu tốt, gây chảy máu nhiều thì đây cũng là nguyên nhân gây sưng đau. Sưng thông thường sau phẫu thuật sẽ kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí là cả năm mới tiêu hết hẳn, tuy nhiên sau 2 – 3 tuần là giảm đáng kể.
Ở những trường hợp sưng do liên quan đến các vấn đề khác như tụ dịch, nhiễm trùng, di lệch túi độn hay rách vết mổ…thì buộc phải điều trị những vấn đề này mới giúp giảm sưng.
Cách giảm thiểu sưng nề sau phẫu thuật đặt túi độn mông
Để giảm thiểu sưng nề thông thường sau hầu hết quy trình đặt túi độn mông nào bác sĩ cũng đều đặt dẫn lưu và yêu cầu bệnh nhân mặc quần nịt mông hoặc quần định hình. Những thiết bị này sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn và giảm sưng đáng kể.
Mặc dù tình trạng sưng nề thường trong ngưỡng chịu đựng được của hầu hết bệnh nhân, nhưng có một số biện pháp sẽ giúp chị em thấy dễ chịu hơn.
Nghỉ ngơi và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống lành mạnh sau mổ sẽ giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng tấy đỏ và sưng phù, qua đó giúp phục nhanh hơn và thậm chí có thể cải thiện kết quả phẫu thuật.
Chườm đá và duy trì mặc quần định hình
Chườm đá và duy trì băng ép, mặc quần nịt/định hình cũng là những cách giúp giảm sưng hiệu quả. Đá lạnh sẽ giúp làm dịu mát các tế bào dưới da, giúp vùng mông bớt căng tức khó chịu. Trong khi đó quần định hình sẽ giúp duy trì lực ép nhẹ nhàng thường xuyên vào vùng phẫu thuật vừa giúp giảm sưng, ngăn ngừa tụ dịch vừa giúp ổn định vị trí túi độn và tạo hình dáng mông.
Matxa bạch huyết
Đây cũng là một trong những phương pháp bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân thực hiện. Việc matxa sẽ giúp tăng lưu thông, thoát dịch và giảm sưng đáng kể. Sau khoảng 1 – 2 tuần, bệnh nhân có thể thuê kỹ thuật viên đến nhà matxa hoặc đến phòng khám thực hiện dịch vụ matxa. Tuy nhiên sẽ không giống như các buổi matxa thoải mái bình thường, trong lần đầu thực hiện bệnh nhân có thể thấy rất đau, vì lúc này mô còn cứng lại bị tác động vào, nhưng sau khoảng vài lần khi mô mềm ra bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều. Duy trì matxa sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lành thương và hồi phục.
Đi lại
Sang đến ngày thứ 2, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng tùy vào khả năng của mỗi người. Việc đi lại vận động một chút sẽ giúp tăng tuần hoàn, thoát dịch qua đó giúp giảm sưng.
Duy trì độ ẩm, cấp nước thường xuyên
Bạn có thể không quan tâm nhiều đến việc uống nhiều nước ngay sau phẫu thuật, nhưng việc duy trì cấp nước cho cơ thể sẽ giúp giảm tấy đỏ và sưng nề đáng kể. Có đủ nước sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Sử dụng thuốc hoặc chất bổ sung
Ở một số bệnh nhân bị sưng nề nặng có thể trao đổi với bác sĩ để được dùng các loại thuốc hoặc thảo dược bổ sung giúp làm giảm sưng và tấy đỏ. Ví dụ, thuốc giảm đau như ibuprofen được biết đến với tác dụng chống viêm và khả năng giúp giảm sưng. Một số người sử dụng kem arnica hoặc bromelain (một loại enzyme tự nhiên được tìm thấy trong dứa) để giúp giảm sưng.
Các dấu hiệu cần tái khám và chăm sóc y tế ngay lập tức
Sưng nề, bấm tím và tấy đỏ thông thường là những biểu hiện không đáng lo ngại sau một quy trình phẫu thuật lớn như nâng mông, nhưng nếu sưng còn đi kèm với các dấu hiệu dưới đây thì tốt nhất bạn nên được bác sĩ kiểm tra, đánh giá sớm:
- Sưng tăng, không có dấu hiệu giảm theo thời gian
- Cảm giác đau và rất khó chịu
- Tăng nhiệt độ, có biểu hiện sốt
- Có cảm giác như vết mổ muốn rách ra do sưng nặng
- Rỉ dịch từ vết mổ
- Rỉ dịch có mùi hôi từ vết mổ
Tóm lại, sưng là tình trạng phổ biến và đi đôi với bất kỳ quy trình phẫu thuật thẩm mỹ nào. Mặc dù không quá đáng ngại nhưng bệnh nhân cũng cần theo dõi xem các dấu hiệu đi kèm và diễn tiến sưng ra sao để có biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần. Đặt túi độn mông là một quy trình lớn, trong khi đó cơ mông lại tham gia nhiều vào các hoạt động mạnh hơn thường ngày, do đó việc sưng nhiều và kéo dài là điều khó tránh khỏi. Bệnh nhân cần hiểu rõ để duy trì tâm lý thoải mái và kiên nhẫn.
Xem tiếp...