BS An Giang
Fan Cứng
Sụn nâng mũi dịch chuyển và bị lệch sau phẫu thuật thẩm mỹ mũi là một sự cố đáng tiếc xảy ra khá phổ biến.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ bên ngoài, cũng như tác động xấu đến tâm lý bệnh nhân mà nếu để kéo dài còn có thể gây ra các biến chứng phức tạp, khó khắc phục.
Đây thường là hai tình trạng đi kèm với nhau, vì dịch chuyển mà khiến mũi bị biến dạng, lệch sống, tuy nhiên cũng có thể là hai vấn đề riêng biệt không đi kèm với nhau, chính vì vậy mà nguyên nhân cũng có điểm khác nhau.
Sụn nâng mũi dịch chuyển là khi sống mũi không còn giữ cố định, mà bị lung lay, khi tác động nhẹ có thể thấy được sự di chuyển, thay đổi vị trí của vật liệu độn. Nguyên nhân có thể là do mũi chịu tác động từ ngoại lực hoặc do ngay từ đầu bác sĩ đã đặt sụn không đúng vị trí. Vật liệu độn phải được đặt trong khoang chứa vừa vặn ở dưới màng xương sống mũi thì mới đảm bảo ổn định. Nếu khoang chứa được bóc tách ở ngay dưới da (tức là trên màng xương) thì sụn nâng mũi sẽ càng có nguy cơ dịch chuyển nhiều hơn.
Ngoài ra nếu vật liệu độn đã được đặt ở khoang chứa dưới màng xương, nhưng khoang chứa lại được bóc tách không phù hợp, bóc tách lên trên hoặc xuống dưới nhiều quá thì cũng là nguyên nhân khiến nó bị dịch chuyển. Chính tình trạng dịch chuyển cũng là yếu tố khiến nó bị lệch và gây ra lệch sống.
Thực tế nếu mức độ dịch chuyển chỉ nhẹ thì sẽ không gây nguy hiểm mà chỉ gây phiền phức cho bệnh nhân. Tuy nhiên nếu dịch chuyển nhiều thì bệnh nhân có thể cần phẫu thuật chỉnh sửa để đặt lại sụn vào đúng vị trí.
Vị trí xương và sụn mũi
Vị trí sụn vách ngăn mũi
Sụn nâng mũi dịch chuyển và lệch là hai tình trạng đôi khi có thể xảy ra đồng thời và liên quan đến nhau, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra riêng biệt. Nguyên nhân gây lệch sụn nâng mũi cũng liên quan đến khoang chứa. Nếu khoang chứa được bóc tách rộng hơn kích cỡ thực sự của miếng sụn thì sụn sẽ có xu hướng bị lệch sang một bên thành mũi. Hơn nữa, nếu miếng sụn dài hơn khoang chứa đã được bóc tách thì nó sẽ bị biến dạng, lệch vẹo đi do áp lực.
Tuy nhiên nguyên nhân sụn nâng mũi bị lệch sống cũng có thể là do cấu trúc xương, sụn cánh mũi hoặc vách ngăn ở bên dưới bị lệch, kéo theo tình trạng vật liệu độn nằm không đúng vị trí. Trường hợp này có thể đi kèm với các vấn đề về chức năng mũi, như tắc nghẽn mũi và thường yêu cầu chỉnh sửa phức tạp hơn.
Miếng độn dịch chuyển và lệch sống trước và sau chỉnh sửa
Mặc dù hai vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được, nhưng khách hàng trước khi nâng mũi cần hiểu rõ rằng, bất kỳ quy trình chỉnh sửa nào cũng sẽ phức tạp và khó khăn hơn so với quy trình nâng mũi ban đầu. Do đó, ngay từ đầu khách hàng cần chọn địa chỉ thực hiện thật uy tín để tránh các biến chứng đáng tiếc. Khách hàng có thể tham khảo các hình ảnh trước và sau phẫu thuật của bệnh nhân mà bác sĩ cung cấp, qua đó sẽ thấy rõ được tay nghề của bác sĩ.
Với trường hợp sụn nâng mũi dịch chuyển: Nếu vấn đề xảy ra sau phẫu thuật một vài ngày, khi bao xơ chưa hình thành quanh miếng độn thì bệnh nhân có thể đến lại cơ sở y tế để được nắn chỉnh lại sống mũi. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện hết sức cẩn thận bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn vì nếu thao tác không tốt, miếng sụn có thể sẽ cứa, tác động vào niêm mạc mũi, gây xước niêm mạc trong và có thể gây tổn thương da sống mũi.
Ngược lại, nếu miếng độn bị dịch chuyển sau một thời gian dài thì bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật chỉnh sửa. Theo đó, bác sĩ sẽ rạch, bóc tách và giải phóng toàn bộ miếng độn cũ cũng như bao xơ xung quanh. Sau đó nếu không bị viêm nhiễm hoặc có đủ da thì bác sĩ sẽ nâng mũi lại luôn, còn nếu viêm nhiễm hoặc thiếu da thì bệnh nhân sẽ cần chờ thêm để điều trị viêm và giảm thiểu tổn thương mô mềm trước.
Để nâng mũi lại, bác sĩ sẽ bóc tách khoang chứa mới ở dưới màng xương. Khoang chứa cần đối xứng và đủ rộng để đặt miếng độn vừa khít vào trong. Nếu khoang chứa dưới màng xương quá nhỏ, miếng độn có thể được đặt vào không chính xác và sau này có thể lại bị dịch chuyển hoặc lệch. Mặt khác, khoang chứa quá rộng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến miếng độn bị dịch chuyển sớm sau phẫu thuật.
Miếng độn hình chữ L và hình chữ I
Nhiều bác sĩ trong lần phẫu thuật chỉnh sửa có thể chọn đổi sang sụn tự thân (như sụn sườn) hoặc goretex (nếu trước đó dùng sụn silicone) vì goretex có tính bám dính tốt và có ít xu hướng di chuyển hơn. Ngoài ra, một số bác sĩ cũng đổi sang miếng độn hình chữ L (thay cho miếng sụn hình chữ I trước đó), vì hình dạng này sẽ giúp duy trì độ nhô đầu mũi và ngăn chặn miếng độn dịch chuyển lên phía trên. Tuy nhiên miếng độn hình chữ L cũng có nguy cơ gây hoại tử da đầu mũi do gây áp lực lớn lên vùng này, do đó cần cân nhắc kỹ.
Với trường hợp sụn nâng mũi bị lệch (lệch sống): Nếu nguyên nhân lệch đơn giản là do tạo vị trí khoang chứa không đúng, đặt miếng độn không đúng chỗ thì bác sĩ chỉ cần bóc tách, tạo lại khoang chứa và đặt lại miếng độn mới ở vị trí cho phù hợp.
Chỉnh sửa vách ngăn mũi bị lệch
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân miếng độn bị lệch là do các cấu trúc ở bên dưới như tháp xương mũi lệch, hay sụn cánh mũi lệch hay vách ngăn mũi lệch thì bác sĩ sẽ cần can thiệp để chỉnh sửa những cấu trúc này. Với xương mũi, bác sĩ có thể cần giũa hoặc đục xương để điều chỉnh cho tháp xương về đúng vị trí đối xứng. Với sụn cánh mũi và vách ngăn, bác sĩ có thể sẽ cần đặt các miếng ghép để dựng thẳng vách ngăn và cố định sụn cánh mũi bị lệch, tạo một vòm đối xứng giữa hai bên.
Mũi được băng, nẹp sau chỉnh sửa
Sau khi điều chỉnh các cấu trúc bên dưới bác sĩ mới tiến hành tạo khoang chứa và đặt miếng sụn nâng mũi mới. Và tùy theo từng trường hợp mà có thể cần thực hiện thêm các thao tác để tinh chỉnh đầu mũi. Sau khi chỉnh sửa, mũi sẽ được băng ép và nẹp cố định, đây là thao tác vô cùng quan trọng trong chỉnh sửa mũi dịch chuyển và lệch sống.
Các hình ảnh sụn mũi dịch chuyển và lệch sống trước và sau khi chỉnh sửa
Xem tiếp...
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ bên ngoài, cũng như tác động xấu đến tâm lý bệnh nhân mà nếu để kéo dài còn có thể gây ra các biến chứng phức tạp, khó khắc phục.
Đây thường là hai tình trạng đi kèm với nhau, vì dịch chuyển mà khiến mũi bị biến dạng, lệch sống, tuy nhiên cũng có thể là hai vấn đề riêng biệt không đi kèm với nhau, chính vì vậy mà nguyên nhân cũng có điểm khác nhau.
Nguyên nhân khiến sụn nâng mũi dịch chuyển và lệch sống
Sụn nâng mũi dịch chuyển là khi sống mũi không còn giữ cố định, mà bị lung lay, khi tác động nhẹ có thể thấy được sự di chuyển, thay đổi vị trí của vật liệu độn. Nguyên nhân có thể là do mũi chịu tác động từ ngoại lực hoặc do ngay từ đầu bác sĩ đã đặt sụn không đúng vị trí. Vật liệu độn phải được đặt trong khoang chứa vừa vặn ở dưới màng xương sống mũi thì mới đảm bảo ổn định. Nếu khoang chứa được bóc tách ở ngay dưới da (tức là trên màng xương) thì sụn nâng mũi sẽ càng có nguy cơ dịch chuyển nhiều hơn.
Ngoài ra nếu vật liệu độn đã được đặt ở khoang chứa dưới màng xương, nhưng khoang chứa lại được bóc tách không phù hợp, bóc tách lên trên hoặc xuống dưới nhiều quá thì cũng là nguyên nhân khiến nó bị dịch chuyển. Chính tình trạng dịch chuyển cũng là yếu tố khiến nó bị lệch và gây ra lệch sống.
Thực tế nếu mức độ dịch chuyển chỉ nhẹ thì sẽ không gây nguy hiểm mà chỉ gây phiền phức cho bệnh nhân. Tuy nhiên nếu dịch chuyển nhiều thì bệnh nhân có thể cần phẫu thuật chỉnh sửa để đặt lại sụn vào đúng vị trí.
Sụn nâng mũi dịch chuyển và lệch là hai tình trạng đôi khi có thể xảy ra đồng thời và liên quan đến nhau, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra riêng biệt. Nguyên nhân gây lệch sụn nâng mũi cũng liên quan đến khoang chứa. Nếu khoang chứa được bóc tách rộng hơn kích cỡ thực sự của miếng sụn thì sụn sẽ có xu hướng bị lệch sang một bên thành mũi. Hơn nữa, nếu miếng sụn dài hơn khoang chứa đã được bóc tách thì nó sẽ bị biến dạng, lệch vẹo đi do áp lực.
Tuy nhiên nguyên nhân sụn nâng mũi bị lệch sống cũng có thể là do cấu trúc xương, sụn cánh mũi hoặc vách ngăn ở bên dưới bị lệch, kéo theo tình trạng vật liệu độn nằm không đúng vị trí. Trường hợp này có thể đi kèm với các vấn đề về chức năng mũi, như tắc nghẽn mũi và thường yêu cầu chỉnh sửa phức tạp hơn.
Khắc phục tình trạng sụn nâng mũi dịch chuyển và lệch sống
Mặc dù hai vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được, nhưng khách hàng trước khi nâng mũi cần hiểu rõ rằng, bất kỳ quy trình chỉnh sửa nào cũng sẽ phức tạp và khó khăn hơn so với quy trình nâng mũi ban đầu. Do đó, ngay từ đầu khách hàng cần chọn địa chỉ thực hiện thật uy tín để tránh các biến chứng đáng tiếc. Khách hàng có thể tham khảo các hình ảnh trước và sau phẫu thuật của bệnh nhân mà bác sĩ cung cấp, qua đó sẽ thấy rõ được tay nghề của bác sĩ.
Với trường hợp sụn nâng mũi dịch chuyển: Nếu vấn đề xảy ra sau phẫu thuật một vài ngày, khi bao xơ chưa hình thành quanh miếng độn thì bệnh nhân có thể đến lại cơ sở y tế để được nắn chỉnh lại sống mũi. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện hết sức cẩn thận bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn vì nếu thao tác không tốt, miếng sụn có thể sẽ cứa, tác động vào niêm mạc mũi, gây xước niêm mạc trong và có thể gây tổn thương da sống mũi.
Ngược lại, nếu miếng độn bị dịch chuyển sau một thời gian dài thì bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật chỉnh sửa. Theo đó, bác sĩ sẽ rạch, bóc tách và giải phóng toàn bộ miếng độn cũ cũng như bao xơ xung quanh. Sau đó nếu không bị viêm nhiễm hoặc có đủ da thì bác sĩ sẽ nâng mũi lại luôn, còn nếu viêm nhiễm hoặc thiếu da thì bệnh nhân sẽ cần chờ thêm để điều trị viêm và giảm thiểu tổn thương mô mềm trước.
Để nâng mũi lại, bác sĩ sẽ bóc tách khoang chứa mới ở dưới màng xương. Khoang chứa cần đối xứng và đủ rộng để đặt miếng độn vừa khít vào trong. Nếu khoang chứa dưới màng xương quá nhỏ, miếng độn có thể được đặt vào không chính xác và sau này có thể lại bị dịch chuyển hoặc lệch. Mặt khác, khoang chứa quá rộng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến miếng độn bị dịch chuyển sớm sau phẫu thuật.
Nhiều bác sĩ trong lần phẫu thuật chỉnh sửa có thể chọn đổi sang sụn tự thân (như sụn sườn) hoặc goretex (nếu trước đó dùng sụn silicone) vì goretex có tính bám dính tốt và có ít xu hướng di chuyển hơn. Ngoài ra, một số bác sĩ cũng đổi sang miếng độn hình chữ L (thay cho miếng sụn hình chữ I trước đó), vì hình dạng này sẽ giúp duy trì độ nhô đầu mũi và ngăn chặn miếng độn dịch chuyển lên phía trên. Tuy nhiên miếng độn hình chữ L cũng có nguy cơ gây hoại tử da đầu mũi do gây áp lực lớn lên vùng này, do đó cần cân nhắc kỹ.
Với trường hợp sụn nâng mũi bị lệch (lệch sống): Nếu nguyên nhân lệch đơn giản là do tạo vị trí khoang chứa không đúng, đặt miếng độn không đúng chỗ thì bác sĩ chỉ cần bóc tách, tạo lại khoang chứa và đặt lại miếng độn mới ở vị trí cho phù hợp.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân miếng độn bị lệch là do các cấu trúc ở bên dưới như tháp xương mũi lệch, hay sụn cánh mũi lệch hay vách ngăn mũi lệch thì bác sĩ sẽ cần can thiệp để chỉnh sửa những cấu trúc này. Với xương mũi, bác sĩ có thể cần giũa hoặc đục xương để điều chỉnh cho tháp xương về đúng vị trí đối xứng. Với sụn cánh mũi và vách ngăn, bác sĩ có thể sẽ cần đặt các miếng ghép để dựng thẳng vách ngăn và cố định sụn cánh mũi bị lệch, tạo một vòm đối xứng giữa hai bên.
Sau khi điều chỉnh các cấu trúc bên dưới bác sĩ mới tiến hành tạo khoang chứa và đặt miếng sụn nâng mũi mới. Và tùy theo từng trường hợp mà có thể cần thực hiện thêm các thao tác để tinh chỉnh đầu mũi. Sau khi chỉnh sửa, mũi sẽ được băng ép và nẹp cố định, đây là thao tác vô cùng quan trọng trong chỉnh sửa mũi dịch chuyển và lệch sống.
Xem tiếp...