SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
342K

Sốt xuất huyết do vi-rút hantan

TS.BS Thanh Bình

Ngôi Sao
Thành viên BQT
Vi rút Hantan hay Hantaan gây ra hai thể bệnh với tỷ lệ tử vong cao là sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS - Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome) và sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS - Hantanvirus Pulmonary Syndrome). Vi rút Hanta được tìm thấy trên toàn thế giới và lan truyền qua tiếp xúc của con người với chất thải hay vết cắn của động vật gặm nhấm nhiễm vi rút, phổ biến nhất là loài chuột. Căn bệnh này không thể lây lan từ người sang người.

anh-thumnail.png

Triệu chứng​

Ho, sốt, mệt mỏi, suy nhược, ớn lạnh, đau cơ, nhức đầu, khó thở, tử vong.

Chẩn đoán​

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Thực hiện các xét nghiệm máu để phát hiện vi rút Hanta.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), điện tâm đồ (EKG), chụp x-quang. Cấy đờm, cấy máu có thể cần thực hiện bổ sung.

Điều trị​

Điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh và có thể bao gồm: dịch truyền tĩnh mạch, oxy, thở máy, nhập khoa hồi sức cấp cứu. Kháng sinh không có hiệu quả chống lại vi rút Hanta nhưng một loại thuốc kháng virus được gọi là ribavirin, có thể có hiệu quả chống lại sự tấn công của vi rút đến tim, phổi và thận.
Tổng quan
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Hantan thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Vi rút Hantan còn viết là vi rút Hantaan (genus Hantavirus, thuộc họ Bunyaviridea) có thể gây bệnh cho người nhưng không gây bệnh cho các loài gặm nhấm. Người bị nhiễm bệnh do hít phải những vật thể trong không khí hình thành từ chất thải hay vết cắn của động vật gặm nhấm có nhiễm vi rút.
Vi rút Hantan gây ra hai thể bệnh với tỷ lệ tử vong cao là sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS - Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome) và sốt xuất huyết hội chứng phổi (HPS - Hantanvirus Pulmonary Syndrome).
Vi rút tồn tại trong chuột, kể cả chuột nuôi trong phòng thí nghiệm. Mỗi giống chuột tương ứng với một ổ chứa các týp vi rút Hantan khác nhau. Kháng nguyên vi rút Hantan đã được phát hiện thấy ở 16 giống chuột khác nhau.
Nguyên nhân
  • Tên tác nhân
    • HPS: Có hai hoặc nhiều vi rút Hantan: Vi rút Sin Nombre gây dịch ở Tây Nam Mỹ, Bắc Mỹ; Vi rút Black Creek Canal gây bệnh ở Florida... Ngoài ra, còn có ít nhất 2 loài vi rút nữa được biết nhờ dựa vào trật tự gen được khuyếch đại từ tổ chức của người. Có phản ứng chéo với các thành viên của giống vi rút Hantan mà ta thường gặp nhất là giữa vi rút Prospect Hill và vi rút Puumala.
    • HFRS: Vi rút Hantan chủ yếu gặp ở Châu Á và vi rút Seoul ở khắp nơi trên thế giới.
Nguyên nhân khác

Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS)​

Sốt xuất huyết hội chứng thận là bệnh vi rút cấp tính truyền từ động vật sang người. Thời gian ủ bệnh thường từ 2 tới 3 tuần. Có đặc điểm là sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, đau phần dưới lưng, biếng ăn, khát nước, buồn nôn, đau bụng, viêm họng, phù mặt, xuất huyết nhiều mức độ khác nhau có liên quan đến triệu chứng ở thận.
Sốt xuất huyết hội chứng thận có thể chia làm 5 thể:
  • Pha sốt: kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Bắt đầu sốt đột ngột kèm theo ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, đau cơ, đau lưng, biếng ăn, buồn nôn và khát nước. Buồn nôn và đau bụng thường xuất hiện trong suốt giai đoạn này. Tiêu chảy xảy ra trong vài ngày đầu. Mắt có dấu hiệu quáng gà, kèm theo đau mắt và sợ ánh sáng. Có dấu hiệu nổi ban khác nhau trên mặt, cổ, ngực.
  • Huyết áp giảm vào ngày thứ 5. Một vài trường hợp huyết áp tụt xuống dưới 90 mmHg và có thể gây Shock. Các dấu hiệu đi kèm sốt gồm có đau đầu, đau cơ, các triệu chứng về mắt...kèm theo vết tụ máu, chảy máu cam, xuất huyết nội tạng.
  • Bí tiểu: huyết áp tăng trở lại trong vòng từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 8 với triệu chứng nổi bật là bí tiểu, ure tăng; thể trạng ngày càng mệt mỏi, khát nước, đau ổ bụng, đau lưng, buồn nôn kéo dài, có dấu hiệu nấc, đốm xuất huyết, vết bầm máu; tiếp theo là chứng phù phổi. Thời kỳ này rất nguy hiểm, huyết áp tăng cao hơn bình thường.
  • Đa niệu: Xuất hiện từ ngày thứ 9 tới ngày thứ 14, kể cả trong trường hợp bệnh nhân không bí tiểu thì chứng đa niệu vẫn xuất hiện đi kèm với chứng hạ huyết áp.
Phòng ngừa

Biện pháp dự phòng​

  • Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng nhất là nhóm có nguy cơ để tránh xa nguồn lây lan vi rút Hantan là chuột.
  • Vệ sinh phòng bệnh: ngủ màn, tránh tiếp xúc với động vật gậm nhấm.
  • Lọai trừ và không để loài gặm nhấm tấn công vào nhà, không để chúng xâm phạm thức ăn của người và gia súc.
  • Xử lý các vùng có loài gậm nhấm nhiễm bệnh bằng phun hóa chất khử khuẩn trước khi làm sạch. Không quét và hút bụi ở nơi có chuột mà nên dùng khăn tẩm hóa chất để lau.
  • Đánh bẫy loài gặm nhấm với những biện pháp thích hợp; không nên dùng phương pháp bẫy sống.
  • Trong vùng có bệnh đang lưu hành ở động vật càn hạn chế tới mức tối đa việc tiếp xúc với các loài gặm nhấm hoang dại và các chất thải của chúng.

Biện pháp chống chống dịch​

  • Thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân.
  • Quản lý người lành mang vi rút, và nhóm có nguy cơ.
  • Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao bằng thuốc hoặc vắc-xin.
  • Xử lý môi trường: phun hóa chất, tổng vệ sinh, diệt chuột bằng các biện pháp thích hợp.

Kiểm dịch y tế biên giới​

  • Giám sát sự vận chuyển các loài gặm nhấm bởi chúng là ổ chứa vi rút ngoại lai.
  • Tổ chức diệt chuột trên máy bay, các đoàn tàu hỏa hay tầu biển trước khi vào Việt Nam.
Điều trị

Nguyên tắc điều trị:​

  • Điều trị ban đầu của bệnh nhân mắc hội chứng phổi (HPS):
    • Phòng cấp cứu cần có máy đo huyết áp và máy thở oxy để kịp thời cứu bệnh nhân bị Shock, tim ngừng đập. Cho uống từ 1 - 2 lít nước để bổ sung lượng nước mất đi do tiêu chảy và nôn mửa.
  • Điều trị bệnh nhân mắc hội chứng thận (HFRS).
    • Chẩn đoán sớm, nếu nghi ngờ cần đưa vào bệnh viện để cách ly.
    • Quan sát những mối quan hệ gần đối với bệnh nhân
    • Cẩn thận tránh lây nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân

Điều trị tích cực:​

  • Cho đến bây giờ vẫn không có thuốc để chữa trị HPS và HFRS. Trước đây (1993- 1994) và hiện nay, người ta vẫn dùng Ribavirin để điều trị.
  • Phải theo dõi chặt chẽ và nhanh chóng để phòng các biến chứng chung và cần phải điều trị ngay như:
    • Hội chứng tiểu cầu thẩm tách màng bụng (chiếm 1-3% ca bệnh)
    • Bội nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm cần phải dùng thuốc kháng sinh.
    • Trường hợp mất nước nhiều cần phải truyền dịch.
    • Các dấu hiệu khác như: đau đầu, đau lưng, đau bụng, nôn mửa, khó chịu trong các bộ phận của cơ thể cần thuốc
 
Sửa lần cuối:
Top Bottom