SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
342K

Sốt vàng

TS.BS Thanh Bình

Ngôi Sao
Thành viên BQT
Sốt vàng là chứng bệnh sốt gây vàng da do siêu vi trùng thuộc họ Flaviviridae gây ra, lây lan qua muỗi Aedes. Đây là một chứng bệnh sốt xuất huyết lưu hành tại châu Phi và Nam Mỹ ảnh hưởng đến du khách và cư dân của những vùng đó mặc dầu hiện nay đã có vắc-xin hiệu nghiệm.

Triệu chứng​

Sốt, nhức đầu, vàng da, đau cơ, mắt đỏ. Các biến chứng của nhiễm trùng nặng bao gồm chảy máu dạ dày và đường ruột, tổn thương nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, gan và thận.

Chẩn đoán​

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm khác kiểm tra tim, gan và chức năng thận được thực hiện để giúp xác định chẩn đoán. Virus này được xác định bằng các xét nghiệm huyết thanh máu.Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm Tronopin, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu.Xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết: xét nghiệm máu miễn dịch liên kết enzyme (ELISA) và phản ứng dây chuyền polymerase (PCR), cấy phẩm virus.

Điều trị​

Không có điều trị đặc hiệu đối với bệnh sốt vàng. Điều trị các triệu chứng có thể bao gồm: cho bệnh nhân uống nước, chát lỏng bổ sung và/hoặc tiêm tĩnh mạch để duy trì độ ẩm, phương pháp điều trị để làm giảm nhiệt độ cơ thể cao, truyền máu cho chảy máu nặng, chạy thận cho người suy thận.
Tổng quan
Bệnh lưu hành địa phương, trước hết ở một số vùng thuộc các quốc gia Nam Mỹ và Trung Mỹ như Bolivia, Brasil, Colombia, Ecuador, Peru, Trinidat... là những khu vực sinh sống của loài muỗi Aedes aegypti và một số chủng loài muỗi Aedes ưa hút máu khác đã thích ứng cao với vi-rút sốt vàng. Bệnh chưa từng gặp ở Châu Á và các châu lục khác, trừ một số ca nghi ngờ do du nhập từ vùng lưu hành. Đã có những cảnh báo về sự du nhập và thích ứng với chủng muỗi Aedes địa phương của vi-rút sốt vàng ở một số vùng Châu Á, tuy nhiên chưa được kiểm chứng chính xác.
Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh​

  • Tên tác nhân: vi-rút sốt vàng (Yellow fever virus), họ Flaviviridae, giống Flavivirus, nhóm vi-rút Arbo.
  • Hình thái: vi-rút mang cấu trúc di truyền ARN sợi đơn, dương 10,9 kb; hạt vi-rút có hình cầu dài, kích thước nhỏ (đường kính 40-60nm), có vỏ cấu trúc lipoprotein 2 lớp màng và nucleocapsid cấu trúc glycoprotein.
  • Khả năng tồn tại ở môi trường: Vi-rút có khả năng tồn tại và nhân lên trong tế bào của nhiều loài muỗi. Khi ra khỏi cơ thể nhìn chung sức đề kháng kém: dễ dàng bị diệt bởi hầu hết các loại hóa chất khử khuẩn thông thường và chất tẩy, xà phòng; tác động trực tiếp của nhiệt (trên 56 độ C trong vòng 30 phút), ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại.
Nguyên nhân khác
  • Đặc điểm của bệnh
    • Bệnh nhân có sốt cao, khởi phát đột ngột, kèm rét run, đau đầu, đau cơ toàn thân, mặt đỏ xung huyết, buồn nôn và nôn, mạch chậm và yếu không tương xứng với tăng thân nhiệt, có vàng da nhẹ, bạch cầu máu ngoại vi giảm.
    • Giai đoạn toàn phát có dấu hiệu xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, máu mũi, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen). Trường hợp nặng, bệnh nhân tổn thương nhiều phủ tạng, suy gan, suy thận, trụy tim mạch, vàng da vừa hoặc nặng, sốc nhiễm khuẩn. Tỷ lệ tử vong ở thể nặng 20-50%, các thể khác dưới 5%.
  • Cần làm các xét nghiệm sau:
    • MAC - ELISA phát hiện kháng thể IgM kháng vi-rút sốt vàng ở giai đoạn sớm của bệnh; Kỹ thuật ngăn ngưng kết hồng cầu (HI) hoặc GAC - ELISA trên máu kép lấy cách nhau 14 ngày phát hiện IgG có hiệu giá kháng thể tăng ít nhất gấp 4 lần.
    • Phân lập vi-rút, hay kỹ thuật PCR từ máu, dịch não tủy bệnh nhân lấy trong giai đoạn nhiễm vi-rút huyết.
Phòng ngừa

Biện pháp dự phòng​

Biện pháp dự phòng có hiệu quả nhất đối với bệnh sốt vàng cho đến nay là tiêm phòng vắc-xin. Thường sử dụng vắc-xin 17D sống, giảm độc lực, an toàn cao, chế tạo từ phôi gà. Vắc-xin được tiêm dưới da cho người từ 9 tháng tuổi trở lên, dùng 1 liều duy nhất, hiệu lực đạt trên 90% và có thể duy trì kháng thể bảo vệ lâu dài, tuy nhiên nên có mũi tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm ở những người có nguy cơ cao trong vùng dịch lưu hành. Vắc-xin sốt vàng được quy định tiêm bắt buộc cho người đi đến từ vùng có bệnh lưu hành và đi vào vùng có bệnh dịch sốt vàng. Chống chỉ định dùng vắc-xin sốt vàng 17D áp dụng như đối với các vắc-xin sống, giảm độc lực. Vắc-xin vẫn có thể sử dụng cho người đã nhiễm HIV chưa chuyển thành AIDS.

Điều trị
Bệnh sốt vàng hiện chưa có thuốc đặc trị, vì vậy điều trị theo các nguyên tắc:
  • Phát hiện, chẩn đoán đúng bệnh; điều trị sớm.
  • Tập trung chủ yếu điều trị triệu chứng như giảm sốt, giảm đau, chống xuất huyết, chống suy gan, thận; trợ tim mạch, chống dị ứng.
  • Chỉ dùng kháng sinh khi có biểu hiện bội nhiễm vi khuẩn;
 
Top Bottom