SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Són tiểu được điều trị như thế nào? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng

Những nguyên nhân thường gặp gây bệnh són tiểu​

  • Ở phụ nữ, lớp niêm mạc trong âm đạo bị mỏng và khô, nhất là sau khi mãn kinh.
  • Suy thoái các lớp cơ ở sàn chậu.
  • Bị táo bón.
  • Béo phì hoặc tăng cân nhanh chóng
  • Nhiễm trùng đường tiểu.
  • Bệnh tiểu đường, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính...

Có bao nhiêu loại són tiểu?​

  • Són tiểu khi tăng áp lực trong bụng (Stress incontinence): Triệu chứng này xảy ra khi áp lực trong bụng dưới đột ngột tăng lên, chẳng hạn như khi ho, cười, khuân nặng hay tập thể thao. Lý do là vì các lớp cơ vùng sàn chậu bị suy yếu, thường là vì sinh đẻ hay sau khi giải phẫu cắt tử cung toàn phần.
  • Són tiểu cấp kỳ (Urge incontinence): xảy ra khi cơn mắc tiểu xảy ra cấp kỳ, không kịp thời gian cho người bệnh nhân đi đến toilet. Triệu chứng này thường xảy ra ở những người lớn tuổi và có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay bệnh tiểu đường.
  • Són tiểu khi đầy bàng quang (Overflow incontinence): Người bệnh này lúc nào cũng nhỏ giọt nước tiểu. Chứng này bị gây ra bởi bàng quang bị tràn đầy, người bệnh ảm thấy như họ không đi tiểu hoàn toàn được (thường xảy ra ở người đàn ông vì bị u tuyến tiền liệt)

Són tiểu được đánh giá như thế nào?​


Đầu tiên bạn nên đến khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để được khám và đánh giá mức độ són tiểu và dạng són tiểu nào mà bạn mắc phải.

Để chẩn đoán bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng, bạn sẽ điền vào bảng điều tra và sẽ được khám lâm sàng và xét nghiệm để được làm rõ chẩn đoán

  • Nghiệm pháp áp lực bàng quang: bạn sẽ phải ho mạnh và hắt hơi, bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá triệu chứng són tiểu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: để đánh giá tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, hoặc những bệnh lý liên quan.
  • Siêu âm: dựa vào hình ảnh siêu âm để đánh giá bàng quang, thận, niệu đạo....
  • Soi bàng quang niệu đạo: đánh giá những thương tổn của niệu đạo, cổ bàng quang và bàng quang.
  • Niệu động đồ: đánh giá áp lực của bàng quang, ổ bụng, niệu đạo khi nghỉ ngơi và khi làm nghiệm pháp áp lực bàng quang.

Són tiểu được điều trị như thế nào?​

  • Việc chữa trị bệnh són tiểu tùy theo nguyên do gây bệnh và tùy loại són tiểu.
  • Chữa bệnh tiểu đường hoặc thay đổi thuốc sẽ đỡ được triệu chứng nếu đấy là nguyên nhân.
  • Luyện tập các cơ sàn chậu (Kegel exercise) hoặc luyện tập bàng quang (bladder training) có thể làm thuyên giảm phần nào chuyện són tiểu.
  • Nếu những phương pháp luyện tập không đạt hiệu quả thì bạn cần phẩu thuật để điều trị són tiểu.
  • Ở một số phụ nữ sau khi sinh nở, sàn chậu trở nên yếu hoặc bị tổn thương trong quá trình sinh đẻ. Thành phần nâng đỡ dưới niệu đạo không giữ được niệu đạo và bàng quang đúng vị trí sẽ đưa đến són tiểu khi gắng sức.
  • Phẫu thuật sẽ cải thiện được tình trạng này, giúp cho bàng quang và niệu đạo đúng vị trí bình thường. Phẩu thuật viên sẽ đặt một dãi băng làm từ sợi tổng hợp dưới niệu đạo tạo nên một lớp nâng đỡ vững chắc cho niệu đạo giữ đúng vị trí bình thường.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom