SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm khi nào nên lựa chọn?

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh thận, đánh giá mức độ nghiêm trọng cũng như có phương án điều trị tốt nhất. Kỹ thuật này được chỉ định thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh có những bệnh nội khoa về thận hoặc có khối u ở thận, cần giải phẫu bệnh của mô thận để chẩn đoán chính xác. Vậy sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm là gì? Khi nào nên lựa chọn?

sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm


Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm là gì?


Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm là một thủ thuật xâm lấn, trong đó, dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sử dụng kim mỏng lấy một mẫu mô thận mang đến phòng giải phẫu bệnh để kiểm tra. Thủ thuật này không chỉ giúp chẩn đoán các bệnh thận đặc trưng, tình trạng lành hay ác tính, mà còn để theo dõi, đánh giá những trường hợp đáp ứng kém với điều trị và tiên lượng bệnh về sau. (1)

Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm có nên lựa chọn?


Sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm là thủ thuật ít xâm lấn hơn so với sinh thiết phẫu thuật, ít để lại sẹo, không gây nguy cơ bức xạ; người bệnh có thể thực hiện sinh thiết tại giường, không cần sử dụng chất cản quang. Thủ thuật này hiển thị hình ảnh của kim trong nhu mô thận, vùng thận liên tục nên quá trình sinh thiết khá an toàn. Thời gian sinh thiết ngắn, chỉ từ 10-15 phút.

Chỉ định và chống chỉ định lựa chọn phương pháp


Không phải người bệnh nào cũng cần sinh thiết thận. Phương pháp này được thực hiện khi bác sĩ muốn có chẩn đoán chính xác nguyên nhân một số bệnh nội khoa về thận. (2)

1. Chỉ định


Sinh thiết thận được chỉ định thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Chẩn đoán những vấn đề về bệnh thận khi không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Xây dựng kế hoạch điều trị dựa trên tình trạng thận.
  • Xác định mức độ tiến triển của bệnh thận.
  • Xác định mức độ tổn thương do bệnh thận hoặc bệnh khác.
  • Đánh giá hiệu quả trong điều trị bệnh thận.
  • Theo dõi tình trạng thận ghép hoặc tìm nguyên nhân thận ghép không hoạt động bình thường.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết thận dựa trên kết quả xét nghiệm máu hoặc nước tiểu như:

  1. Máu trong nước tiểu kéo dài.
  2. Protein trong nước tiểu (protein niệu) tăng cao, có kèm hoặc không kèm tiểu máu.
  3. Chức năng thận xấu nhanh mà không rõ nguyên nhân.

2. Chống chỉ định


Với phương pháp sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm, các chống chỉ định gồm:

  • Người có kích thước thận nhỏ hoặc chỉ có 1 quả thận.
  • Người có nhiều nang thận.
  • Đang bị rối loạn đông máu.
  • Tăng huyết áp nặng, chưa kiểm soát được.
  • Thận ứ nước hoặc đang nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng da.
chỉ định và chống chỉ định của phương pháp
Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm là kỹ thuật được bác sĩ chỉ định thực hiện sau khi đã kiểm tra tình trạng và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Quy trình sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm


Người bệnh sẽ nằm sấp nếu thận bình thường và nằm ngửa nếu là thận ghép. Quá trình sinh thiết được tiến hành theo các bước sau:

  • Với đầu dò siêu âm, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí cần đưa kim vào để lấy mẫu và đánh dấu.
  • Sát trùng và chích thuốc tê tại vị trí cần sinh thiết.
  • Rạch một vết ở vị trí cần sinh thiết. Dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ có thể di chuyển kim, tiếp cận và lấy một số mẫu mô thận.
  • Người bệnh có thể được yêu cầu nín thở tử 5-10 giây khi bác sĩ bấm sinh thiết.
  • Thao tác có thể lặp lại vài lần ở cùng vị trí để lấy đủ mô.
  • Ngay khi kết thúc, bác sĩ sẽ dán miếng băng ép lên vị trí sinh thiết để cầm máu, người bệnh sẽ nằm nghỉ tại giường, hướng dẫn theo dõi các dấu hiệu như mạch, huyết áp, màu sắc nước tiểu.

Sau khi sinh thiết, người bệnh sẽ được:

  • Nằm ở phòng bệnh để theo dõi các dấu hiệu như: huyết áp, mạch và nhịp thở, màu sắc nước tiểu.
  • Thực hiện xét nghiệm nước tiểu và công thức máu để kiểm tra tình trạng chảy máu và các biến chứng khác.
  • Nghỉ ngơi tại giường và không đi lại trong khoảng 6-24 giờ.
  • Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc để đẩy nhanh quá trình phục hồi.
  • Kê thuốc giảm đau nếu thấy đau ở vị trí sinh thiết.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm


Các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm:

  • Vị trí khối u hoặc vùng cần sinh thiết: nếu khối u hoặc vùng cần lấy mẫu nằm ở vị trí khó tiếp cận hoặc gần các cấu trúc khác, quá trình sinh thiết sẽ khó khăn hơn.
  • Kích thước và hình dạng của thận: thận nhỏ hoặc hình dạng đặc biệt có thể ảnh hưởng đến việc xác định vị trí lấy mẫu.
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh: người có các bệnh nền như huyết áp, tiểu đường và một số bệnh mạn tính khác.
  • Bác sĩ thực hiện đòi hỏi phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và đã được đào tạo bài bản.
  • Máy siêu âm có chất lượng hình ảnh, độ phân giải kém cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh thiết.

Ưu và nhược điểm của sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm

1. Ưu điểm

  • Thủ thuật này ít xâm lấn hơn phẫu thuật để sinh thiết.
  • Ít để lại sẹo.
  • Thực hiện nhanh chóng.
  • Không sử dụng bức xạ.
  • Sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm cung cấp hình ảnh chi tiết các mô thận.
  • Hình ảnh của siêu âm giúp bác sĩ thao tác, di chuyển kim sinh thiết dễ dàng.

2. Nhược điểm


Sinh thiết thận chỉ cung cấp hình ảnh cắt ngang của thận, phương pháp này không đánh giá chức năng thận.

Tác dụng phụ biến chứng có thể gặp


Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm là một thủ thuật khá an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những biến chứng như:

  • Tiểu ra máu: đây là biến chứng thường gặp nhất của sinh thiết thận và sẽ cải thiện vài giờ đến vài ngày sau.
  • Chảy máu vị trí đâm kim, khối máu tụ vùng sinh thiết: tình trạng này có thể nhẹ, tự giới hạn. Nghiêm trọng hơn có thể phải phẫu thuật cầm máu, truyền máu.
  • Đau ở vị trí sinh thiết nhưng chỉ kéo dài vài giờ.
  • Nhiễm trùng.
  • Dò động tĩnh mạch: kim sinh thiết xuyên qua thành động mạch và tĩnh mạch gần đó, dẫn đến hình thành lỗ rò giữa hai mạch máu. Loại lỗ rò này thường không gây ra triệu chứng và tự đóng lại.
tác dụng phụ biến chứng có thể gặp của phương pháp
Trước và sau khi sinh thiết, bác sĩ sẽ trao đổi kèm theo hướng dẫn người bệnh một số việc cần làm.

Cần lưu ý gì trước và sau khi thực hiện phương pháp


Tương tự những thủ thuật khác, người bệnh cũng cần lưu ý trước và sau khi sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm.

1. Trước khi thực hiện


Trước khi tiến hành sinh thiết, người bệnh cần thông báo và trao đổi với bác sĩ về những vấn đề sau:

  • Tiền sử bệnh hoặc các tình trạng bệnh mắc phải thời gian gần đây.
  • Cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc đang dùng, kể cả thực phẩm chức năng hoặc thảo dược.
  • Tình trạng dị ứng, nhất là dị ứng thuốc tê.
  • Tạm ngưng dùng aspirin, thuốc làm loãng máu hoặc một số thảo dược trước khi làm thủ thuật. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ chảy máu.
  • Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang mang thai.
  • Có thể phải nhịn ăn uống trong 8 giờ trước khi sinh thiết.
  • Tháo trang sức và thay áo choàng theo quy định của bệnh viện.

2. Sau khi thực hiện


Người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày, khoảng 12-24 giờ sau khi làm thủ thuật. Khi về nhà, nên nghỉ ngơi thêm 1 hoặc 2 ngày, tránh nâng các vật nặng và tập thể dục cường độ cao trong 2 tuần. Nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra khi xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Máu hoặc cục máu đông có trong nước tiểu hơn 24 giờ sau khi sinh thiết.
  • Thay đổi trong việc đi tiểu, chẳng hạn như không thể đi tiểu, cần đi tiểu khẩn cấp hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đau nhiều ở vị trí sinh thiết.
  • Sốt trên 38 độ C.
  • Cảm giác choáng váng, chóng mặt.
lưu ý khi thực hiện phương pháp
Sau sinh thiết thận, người bệnh cần nghỉ ngơi 1-2 ngày, tránh mang vật nặng và báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường.

Câu hỏi liên quan

1. Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm có đau không?


Có! Thường sau sinh thiết, người bệnh sẽ có cảm giác đau tức lưng hông, nhất là trong vài tiếng đầu sau khi thuốc tê hết tác dụng. Triệu chứng này chỉ thoáng qua và sẽ khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu đau gây khó chịu, bác sĩ sẽ kiểm tra lại bằng siêu âm và xử lý tình trạng này.

2. Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm có an toàn không?


Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm là một thủ thuật ít xâm lấn, an toàn. Song, phương pháp này cũng có những biến chứng như: chảy máu, tụ máu; nước tiểu có thể có màu hồng trong vài ngày sau khi sinh thiết; xuất hiện lỗ rò động tĩnh mạch.

Các biến chứng liên quan đến nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra, nguy cơ biến chứng đáng kể do sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm chỉ chiếm dưới 1%.

3. Ở đâu thực hiện sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm tốt?


Được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, khoa Thận học – Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, được thiết kế đặc biệt, phục vụ lĩnh vực sinh thiết, giải phẫu bệnh thận.

Cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong khám, chẩn đoán, sinh thiết, giải phẫu bệnh, cam kết thực hiện quy trình sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm một cách an toàn, chính xác, giúp người bệnh yên tâm và hài lòng khi lựa chọn dịch vụ điều trị tại bệnh viện.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về kỹ thuật sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm là gì? Khi nào nên lựa chọn? Đây là kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và đã qua đào tạo bài bản. Phòng thủ thuật được thiết kế vô trùng, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sinh thiết. Những yếu tố kể trên đóng vai trò rất lớn trong công tác chẩn đoán, phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh thận phức tạp.

Xem tiếp...
 
Top Bottom