MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
692K

SeABank muốn mua lại Chứng khoán Asean, trả cổ tức tỷ lệ 13,2%

SeABank cho biết sẽ mua lại tối đa 100% cổ phần tại Chứng khoán Asean để trở thành công ty con của ngân hàng. Ngân hàng cũng dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 13,2% và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.


Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 2024 với nhiều nội dung quan trọng như tăng vốn, mua lại công ty chứng khoán,... Đại hội sẽ được tổ chức vào 8h ngày 17/4 tại Khách sạn Sheraton Grand Danang Resort, số 35 đường Trường Sa, phường Hải Hòa, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Tăng vốn thêm hơn 5.000 tỷ đồng​


Hội đồng Quản trị (HĐQT) SeABank đề xuất ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 24.957 tỷ đồng lên tối đa 30.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 5.043 tỷ đồng, hay 20,2%, theo các cấu phần: phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (tỷ lệ 13,2%), phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu là thặng dư vốn cổ phần, phát hành ESOP và phát hành riêng lẻ.

seabank-20240328111615132.png


Cấu phần thứ nhất, SeABank dự kiến sẽ phát hành 329 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành 10,3 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, tăng vốn điều lệ lên mức 28.350 tỷ đồng. Thời điểm dự kiến hoàn thành là trong năm 2024.

Nguồn phát hành cổ phiếu để trả cổ tức là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế tại thời điểm cuối năm 2023 theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán (hơn 3.400 tỷ đồng). Nguồn phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu là thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm 31/12/2023 theo BCTC riêng năm 2023 đã kiểm toán (106,2 tỷ đồng).

Cùng với đó, SeABank sẽ phát hành 45 triệu cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2024, tăng vốn điều lệ thêm 450 tỷ đồng. Giá phát hành dự kiến sẽ do HĐQT quyết định, nhưng không thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng/cp.

Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm, đồng thời người mua ESOP sẽ không nhận được cổ tức từ cấu phần thứ nhất.

Ngoài ra, SeABank dự kiến chào bán tối đa 120 triệu cổ phiếu riêng lẻ, giúp vốn điều lệ tăng thêm 1.200 tỷ đồng. Dự kiến, ngân hàng sẽ phát hành theo một trong hai hoặc đồng thời cả hai hình thức là chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho NĐT chứng khoán chuyên nghiệp hoặc phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho đối tác nước ngoài.

Thời điểm chào bán dự kiến trong năm 2024-2025 theo chấp thuận của cơ quan Nhà nước. Giá thỏa thuận không thấp hơn giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính (hợp nhất và riêng lẻ) của SeABank được kiểm toán/soát xét gần nhất tại thời điểm HĐQT quyết định giá chào bán.

Phương án phát hành này sẽ thay thế cho Phương án phát hành riêng lẻ 94.600.000 cổ phiếu đã được ĐHĐCĐ 2023 thông qua. Vào cuối năm 2023, SeABank đã dừng thực hiện phương án chào bán cổ phiếu riêng rẻ cho Quỹ đầu tư cho các quốc gia đang phát triển của Na Uy (Norfund).

Mục tiêu lãi gần 5.900 tỷ vào năm 2024, hơn 6.600 tỷ năm 2025​


Trong năm 2024, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với kết quả thực hiện năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.710 tỷ đồng.

Sang năm 2025, SeABank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 6.638 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận sau thuế là 5.310 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến sẽ tăng trưởng 10%, lên mức 292.618 tỷ đồng, trong khi tăng trưởng nguồn vốn huy động dự kiến là 16%.

Tăng trưởng tín dụng của SeABank được định hướng đạt 16,1% so với năm 2023, phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước. ROA và ROE dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện, lần lượt lên 1,69% và 13,9% vào năm 2024.

seabank-20240328110457962.PNG

Kế hoạch năm 2024 và 2025 của SeABank. (Ảnh: SeABank).

Góp vốn vào Chứng khoán ASEAN​


HĐQT SeABank cũng sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua chủ trương mua cổ phần tại CTCP Chứng khoán ASEAN để công ty này trở thành công ty con của SeABank.

CTCP Chứng khoán ASEAN được thành lập từ năm 2006 và có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Địa chỉ trụ sở chính của công ty là tầng 4, 5, 6 và 7, số 3 Đặng Thái Thân, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Dự kiến SeABank có thể mua tối đa 100% vốn điều lệ của Chứng khoán ASEAN. Tỷ lệ cụ thể sẽ do HĐQT quyết định để đảm bảo Chứng khoán ASEAN trở thành công ty con của SeABank.

asean-20240328113904282.PNG

Bầu bổ sung một thành viên HĐQT, một thành viên Ban Kiểm soát​


Dự kiến, ĐHĐCĐ sẽ có kế hoạch bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT và một thành viên Ban Kiểm soát, nâng tổng số thành viên HĐQT lên 8 người và Ban Kiểm soát là 4 người.

Hiện có một ứng viên dự kiến bầu bổ sung vào vị trí thành viên HĐQT là bà Trần Thị Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc SeABank. Bà Thủy sinh năm 1965, có trình độ Thạc sỹ kinh tế tại Học viện Ngân hàng.

Bà Thủy có hơn 35 năm làm việc trực tiếp trong ngành tài chính - ngân hàng tại các tổ chức như ngân hàng Vietcombank, SeABank. Tại SeABank, Bà giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc từ năm 2015 đến nay và phụ trách công tác phát triển khách hàng ưu tiên.

Vị trí Thành viên Ban Kiểm soát chuyên trách có một ứng viên là ông Hoàng Mạnh Phú, Phó Tổng Giám đốc SeABank. Ông Phú sinh năm 1970, có trình độ cử nhân kinh tế tại Học viện Ngân hàng.

Ông có gần 28 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại các tổ chức như Ngân hàng TMCP Châu Á – Thái Bình Dương, SeABank. Tại SeABank, ông Hoàng Mạnh Phú có gần 6 năm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc.

Xem tiếp...
 
Top Bottom