THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Sâu răng và phương pháp phòng tránh ở lứa tuổi học đường - Bệnh viện 103

Phương Nga

Tích Cực
Là một bệnh khá phổ biến, thường gặp ở lứa tuổi học đường và là vấn đề quan tâm của rất nhiều bậc cha mẹ. Một bệnh ở tổ chức cứng của răng, làm tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng làm thành lỗ sâu, phá hoại cấu trúc của răng

Nguyên nhân sâu răng​

  • Vệ sinh răng miệng không sạch và không thường xuyên.
  • Trong quá trình ăn uống, các mảng thức ăn dính lại trên các kẽ răng nếu không được làm sạch sẽ lên men và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển tấn công và hình thành lỗ sâu.
  • Các em học sinh là lứa tuổi rất hay ăn quà vặt, đặc biệt là các loại bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bột. Hầu hết khi ăn các loại thức ăn này, răng miệng các em đều không được làm sạch ngay, các mảng thức ăn còn sót lại trên răng trở thành mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn răng miệng phát triển.
  • Hầu hết trẻ không có thói quen kiểm tra tình trạng răng của mình, chỉ đến khi sưng đau, trẻ mới báo cho cha mẹ biết, lúc đó bệnh thường đã nặng.

Phòng và điều trị sâu răng​


Vệ sinh răng miệng sạch sẽ:


  • Là điều quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh về răng miệng.


  • Sau khi ăn xong, nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng


  • Đánh răng hàng ngày với kem đánh răng có chứa fluoride và sử dụng bàn chải mềm.


  • Không được phép sử dụng tăm để xỉa răng vì tăm sẽ dễ gây tổn thương nướu, sưng nướu đau răng thứ phát không kiểm soát .


  • Dùng loại nước súc miệng: Natri Clorid 0,9% muối súc miệng lành tính, nước súc miệng có chất phòng ngừa sâu răng sodium florie, nước súc miệng có hoạt chất bổ sung tái tạo men răng, làm tan các mảng bám như zin lactate,… sẽ giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.

Khám răng định kỳ:

  • Ngay cả khi ba mẹ thấy con vẫn bình thường thì cũng nên khám định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ.
  • Nha sĩ sẽ giúp phát hiện sớm những bất ổn về răng miệng của bé vì lợi được xem là tín hiệu báo trước những vấn đề về sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Trong chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung vitamin C và B12
  • Hạn chế ăn những thức ăn quá ngọt và nước giải khát có ga như coca, pepsi...

Nguồn: Bệnh viện 103

Xem tiếp...
 
Top Bottom