Lê Hoài Thương
Tích Cực
Ngày nay, khi chiếc điện thoại không còn là hàng xa xỉ và được sử dụng phổ biến thì cũng phát sinh những hệ lụy đi cùng. Sử dụng điện thoại khi đang lái xe không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn rất nguy hiểm cho chính người điều khiển và cho người khác.
Đôi lúc đi trên đường, tôi bắt gặp những bạn trẻ dùng một tay điều khiển xe máy, tay còn lại cầm điện thoại vừa bấm số, nhắn tin... và mắt cứ mải mê nhìn vào màn hình mà không chú tâm đến việc điều khiển xe, bất chấp ánh mắt khó chịu của những người xung quanh. Dường như những bạn trẻ này xem đây là một hành động rất đỗi bình thường khi tham gia giao thông, không hề nghĩ tới sự nguy hiểm của chính mình và các phương tiện đang tham gia xung quanh.
Có người đang chạy xe máy mà vẫn cứ nghe điện thoại, lái xe bằng một tay, nguy hiểm vô cùng, khi xảy ra những tình huống bất ngờ khó mà xử lý kịp. Ngoài ra, việc nghe điện thoại khi đi xe không những gây mất an toàn giao thông mà còn làm "mồi" cho kẻ xấu thực hiện hành vi cướp giật. Sao không tấp vào lề để nghe điện thoại, xem hoặc trả lời tin nhắn cho an toàn cho chính mình và người khác?
Không chỉ với người điều khiển xe máy, thói quen vừa lái xe vừa nghe điện thoại còn phổ biến ở cánh tài xế lái ô tô. Có người tận dụng thời gian ngồi trên xe để nói chuyện qua điện thoại, để giải quyết công việc từ xa, và như vậy thật tiện lợi nhưng cũng thật nguy hiểm. Các tài liệu hướng dẫn lái xe an toàn đều nhắc tới việc sử dụng điện thoại khi đang lái xe sẽ gây phân tâm, khiến không tập trung nhìn làn đường. Khi quá tập trung cho việc trao đổi thì khả năng điều khiển, kiểm soát động tác lái xe của người lái cũng giảm. Chính sự không tập trung đó đã khiến tài xế không lái đúng làn đường quy định, không giữ được tốc độ thích hợp, không giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và phản ứng chậm trước các sự cố bất ngờ. Đó là một trong những nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn ô tô đã xảy ra.
Để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra, luật giao thông đường bộ các nước phạt rất nặng những người tham gia giao thông mà sử dụng điện thoại. Ở nước ta, trong các khung hình phạt cũng đã áp dụng phạt hành chính đối với người sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, có thể do mức phạt chưa "đủ đô” nên tình trạng vừa lái xe vừa nghe điện thoại vẫn diễn ra trên các cung đường.
Vì sự an toàn của chính bản thân, của những người ngồi trên xe và những người tham gia giao thông khác, người lái xe nên dừng xe để nghe điện thoại khi thực sự cần thiết.
Để hưởng ứng và lan tỏa tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc, từ ngày 4.1, Báo Thanh Niên mở "Diễn đàn văn hóa giao thông" với mục tiêu góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.
Chúng tôi rất mong quý độc giả, bạn đọc trên toàn quốc tham gia đóng góp bằng cách gởi bài, hình ảnh đẹp, tích cực cũng như những mặt hạn chế, tiêu cực diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày về các sự việc, hiện tượng, vấn đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như các hành vi, thói quen, văn hóa giao thông để cùng chung tay xây dựng một nền văn minh giao thông tại Việt Nam.
Địa chỉ email của Diễn đàn: vanhoagiaothong@thanhnien.vn
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả!
Thanh Niên
Xem tiếp...
|
Sử dụng điện thoại khi đang lái xe không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn rất nguy hiểm cho chính người điều khiển và cho người khác |
afp/shutterstock |
Đôi lúc đi trên đường, tôi bắt gặp những bạn trẻ dùng một tay điều khiển xe máy, tay còn lại cầm điện thoại vừa bấm số, nhắn tin... và mắt cứ mải mê nhìn vào màn hình mà không chú tâm đến việc điều khiển xe, bất chấp ánh mắt khó chịu của những người xung quanh. Dường như những bạn trẻ này xem đây là một hành động rất đỗi bình thường khi tham gia giao thông, không hề nghĩ tới sự nguy hiểm của chính mình và các phương tiện đang tham gia xung quanh.
Có người đang chạy xe máy mà vẫn cứ nghe điện thoại, lái xe bằng một tay, nguy hiểm vô cùng, khi xảy ra những tình huống bất ngờ khó mà xử lý kịp. Ngoài ra, việc nghe điện thoại khi đi xe không những gây mất an toàn giao thông mà còn làm "mồi" cho kẻ xấu thực hiện hành vi cướp giật. Sao không tấp vào lề để nghe điện thoại, xem hoặc trả lời tin nhắn cho an toàn cho chính mình và người khác?
Không chỉ với người điều khiển xe máy, thói quen vừa lái xe vừa nghe điện thoại còn phổ biến ở cánh tài xế lái ô tô. Có người tận dụng thời gian ngồi trên xe để nói chuyện qua điện thoại, để giải quyết công việc từ xa, và như vậy thật tiện lợi nhưng cũng thật nguy hiểm. Các tài liệu hướng dẫn lái xe an toàn đều nhắc tới việc sử dụng điện thoại khi đang lái xe sẽ gây phân tâm, khiến không tập trung nhìn làn đường. Khi quá tập trung cho việc trao đổi thì khả năng điều khiển, kiểm soát động tác lái xe của người lái cũng giảm. Chính sự không tập trung đó đã khiến tài xế không lái đúng làn đường quy định, không giữ được tốc độ thích hợp, không giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và phản ứng chậm trước các sự cố bất ngờ. Đó là một trong những nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn ô tô đã xảy ra.
Để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra, luật giao thông đường bộ các nước phạt rất nặng những người tham gia giao thông mà sử dụng điện thoại. Ở nước ta, trong các khung hình phạt cũng đã áp dụng phạt hành chính đối với người sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, có thể do mức phạt chưa "đủ đô” nên tình trạng vừa lái xe vừa nghe điện thoại vẫn diễn ra trên các cung đường.
Vì sự an toàn của chính bản thân, của những người ngồi trên xe và những người tham gia giao thông khác, người lái xe nên dừng xe để nghe điện thoại khi thực sự cần thiết.
Để hưởng ứng và lan tỏa tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc, từ ngày 4.1, Báo Thanh Niên mở "Diễn đàn văn hóa giao thông" với mục tiêu góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.
Chúng tôi rất mong quý độc giả, bạn đọc trên toàn quốc tham gia đóng góp bằng cách gởi bài, hình ảnh đẹp, tích cực cũng như những mặt hạn chế, tiêu cực diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày về các sự việc, hiện tượng, vấn đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như các hành vi, thói quen, văn hóa giao thông để cùng chung tay xây dựng một nền văn minh giao thông tại Việt Nam.
Địa chỉ email của Diễn đàn: vanhoagiaothong@thanhnien.vn
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả!
Thanh Niên
Xem tiếp...