THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
394K

Sáng kiến "check in" để chống nạn trẻ em kết hôn tại miền biên viễn

Sáng kiến check in để chống nạn trẻ em kết hôn tại miền biên viễn - 1


Gần 10 năm gắn với cuộc chiến đẩy lùi nạn tảo hôn nơi rẻo cao Mường Lát, Thanh Hóa, Thiếu tá Hoàng Ngọc Trung, Chính trị viên phó Đồn biên phòng Trung Lý (Mường Lát) nhiều lần rơi vào tình thế "đứng hình" trước những câu hỏi tréo ngoe của người dân.

"Chúng tôi vào bản tuyên truyền về tảo hôn, đồng bào gật gù "con, cháu người Mông phải được đi học đến nơi, đến chốn. Con trai chưa đủ 20 tuổi không được lấy vợ, con gái chưa đủ 18 tuổi tuyệt đối không lấy chồng".

Ấy vậy mà, lời nói của anh em tôi như gió thoảng qua tai. Vài ngày sau, cả bản, UBND xã, đơn vị biên phòng đều nhận được thiệp mời dự đám cưới của hai đứa trẻ mới 14 tuổi", Thiếu tá Trung nhớ lại sự việc cách đây 8 năm trong một lần đi tuyên truyền về tảo hôn.

Đó là trường hợp của Vàng A Chế và Vàng Thi Mỵ (tên nhân vật đã được thay đổi) ở bản Suối Hộc, xã Trung Lý. Cả Chế và Mỵ đều 14 tuổi, đang học lớp 7 thì bỏ ngang. Đôi trẻ yêu nhau, muốn tổ chức đám cưới.

Sáng kiến check in để chống nạn trẻ em kết hôn tại miền biên viễn - 3


Nhận thông tin, Thiếu tá Trung cùng lãnh đạo địa phương đến tuyên truyền. "Khi được hỏi vì sao lại để con lập gia đình sớm, bố mẹ của đôi trẻ đều trả lời rằng: "Chế và Mỵ 14 tuổi, lớn rồi. Chúng khăng khăng đòi lấy nhau, không thể sống thiếu nhau, can không được. Không cho ở với nhau, chúng ăn lá ngón chết, cán bộ có đền được không?", Thiếu tá Trung kể.

Nghe bà con nói vậy, Thiếu tá Trung lại tiếp tục vận động, giải thích. Bất chấp lời khuyên răn, thậm chí xử phạt của chính quyền, đám cưới của đôi trẻ vẫn diễn ra.

Theo Thiếu tá Trung, trước đây, đều đặn mỗi tháng, cán bộ biên phòng đến tận các bản xa xôi có đồng bào Mông sinh sống để tuyên truyền về tảo hôn, Luật hôn nhân gia đình. Tuyên truyền bằng miệng, phát tờ rơi, chiếu clip... về hệ lụy, hậu quả, những quy phạm pháp luật đối với nạn tảo hôn. Nói bà con nghe, nhưng tổ tuyên truyền vừa đi, đâu lại vào đấy.

"Họ bảo, trai, gái đồng bào Mông 13, 14 tuổi chưa có người lấy là bị ế. Từ ông bà đến bố mẹ sinh ra chúng tôi đều sống với nhau từ thuở 13 tuổi. Ngoài 30 tuổi đã con đàn, cháu đống", Thiếu tá Trung thuật lại lời của người dân.

Bà con đồng bào Mông có tâm lý lo con cái bị ế nên khi đôi trẻ đòi cưới, ít ngăn cản. Có bố mẹ tìm vợ, tìm chồng cho con khi con mới 12, 13 tuổi, với suy nghĩ có thêm nhân lực lao động; nhà phải đông con, nhiều cháu mới vui.

Sáng kiến check in để chống nạn trẻ em kết hôn tại miền biên viễn - 5

Sáng kiến check in để chống nạn trẻ em kết hôn tại miền biên viễn - 7


Năm 2014, Trung Lý là "điểm nóng" về nạn tảo hôn khiến những người làm công tác tuyên truyền đau đầu. Muốn ngăn chặn từ xa vấn nạn này, Đồn biên phòng Trung Lý đã thay đổi cách thức tuyên truyền.

"Chúng tôi gặp người có uy tín trong bản, hướng dẫn bản xây dựng hương ước "nói không với tảo hôn". Trong các buổi học xóa mù chữ, anh em lồng ghép tuyên truyền về luật hôn nhân gia đình, nạn tảo hôn", Thiếu tá Trung cho biết.

Bà con đồng bào Mông rất quý cán bộ, đám cưới của con, cháu là sự kiện lớn, họ phát thiệp mời. Khi đến dự đám cưới mới hay biết cặp đôi chưa đủ tuổi kết hôn, Thiếu tá Trung cùng các anh em kiên quyết không ăn cỗ.

Sáng kiến check in để chống nạn trẻ em kết hôn tại miền biên viễn - 9


Những năm gần đây, tổ chuyển hướng tuyên truyền tảo hôn tại các trường học trên địa bàn, chủ yếu là cấp 2. Tại buổi nói chuyện, tổ công tác lấy dẫn chứng về những người Mông tiến bộ, về cuộc sống bên ngoài, tương lai sáng lạn khi con em đồng bào đi học, dám bước qua hủ tục,…

Ông Vàng A Sùng, Trưởng bản Khằm I, xã Trung Lý, cho biết, tập tục của đồng bào Mông là kết hôn, sinh con đẻ cái sớm nên cái nghèo, cái khổ cứ đeo đẳng. Từ năm 2017, bà con bản Khằm 1 xây dựng hương ước xử phạt các cặp đôi kết hôn khi chưa đến tuổi quy định.

Cụ thể, nhà nào có con tảo hôn, ngoài bị chính quyền địa phương xử phạt theo quy định, còn bị bản phạt 200.000-700.000 đồng. Mức xử phạt thay đổi theo từng năm, được bà con thống nhất, có ý kiến đồng ý của Hội đồng nhân dân xã.

Số tiền xử phạt được ghi đầy đủ trong sổ, thông báo rõ ràng trong các cuộc họp bản. Tiền phạt sẽ được dùng để tu sửa những hạng mục, mua sắm vật dụng còn thiếu ở nhà văn hóa bản, mua quà tặng, tiền mừng cho những cặp đôi kết hôn đủ tuổi, được pháp luật công nhận.

Sáng kiến check in để chống nạn trẻ em kết hôn tại miền biên viễn - 11


Sau 6 năm thực hiện hương ước, hàng chục trường hợp bị xử phạt. Nhiều đám cưới không có người tham dự, cỗ ế vì bà con sợ bị phạt. Riêng trong năm 2023, bản Khằm I không có cặp đôi nào tảo hôn.

"Sắp tới, ban lãnh đạo bản sẽ bàn với bà con, nâng cao hương ước. Tất cả trai gái phải đến trường tìm con chữ, phải biết viết. Ít nhất phải viết, đọc tên mình mới được lấy nhau. Trai đến độ tuổi kết hôn phải biết làm ăn, trồng cây ngô, lúa, tự lo được cuộc sống mới cho lấy vợ. Con gái phải biết nấu cơm, giặt giũ, chăm sóc bản thân, gia đình mới được lấy chồng", ông Sùng cho hay.

Ông Trương Văn Sự, Phó chủ tịch UBND xã Trung Lý cho biết, hiện 15 bản trên địa bàn xã đều xây dựng hương ước "nói không với tảo hôn". Thời gian đầu rất khó thực hiện, tuy nhiên UBND xã quyết liệt, quy trách nhiệm cho người đứng đầu bản, đồng thời "đánh" vào tâm lý "bị tẩy chay", xấu hổ của bà con khi không vận động, can thiệp để con, cháu còn trẻ con đã lập gia đình.

Sáng kiến check in để chống nạn trẻ em kết hôn tại miền biên viễn - 13


Ông Ngân Văn Lon, Chủ tịch UBND xã Trung Lý nói, đẩy lùi nạn tảo hôn là một "cuộc chiến" cam go. Trước khi giữ trọng trách là người đứng đầu xã Trung Lý, ông là giáo viên cấp 2. Trong trí nhớ của ông Lon, khi kết thúc dịp nghỉ hè, Tết, lớp học của ông lại thiếu vắng học sinh.

Sáng kiến check in để chống nạn trẻ em kết hôn tại miền biên viễn - 15


Năm 2020, ông Lon đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã Trung Lý. Là người hiểu, thương đồng bào, ông Lon cùng cán bộ xã, bản đưa ra kế hoạch đẩy lùi nạn tảo hôn.

Theo ông Lon, cộng đồng người Mông rất đoàn kết, quý cán bộ. Dịp lễ, bà con đều mời cán bộ. Nếu cán bộ đến dự, họ rất tự hào, hãnh diện. Để báo đáp tấm lòng của bà con, cán bộ cũng có những món quà đáp lễ.

Tiền tiêu sẽ hết, ông Lon nghĩ phải làm cái gì đó kỷ niệm có tính lan tỏa thông điệp "nói không với tảo hôn". Phó Chủ tịch xã khi ấy đã mạnh dạn lên ý tưởng "check-in cùng cán bộ".

"Tức là các cặp đôi, khi đi làm đăng ký kết hôn sẽ được cán bộ xã trao giấy và chụp ảnh cùng ở UBND xã. Hoặc cán bộ xã đến tận nhà trao giấy đăng ký kết hôn, chúc phúc, mừng cưới, chụp ảnh cùng các cặp vợ chồng vào ngày mời cỗ hoặc ngày cưới", ông Lon giải thích.

Hình ảnh được ông cùng cán bộ xã, các cặp vợ chồng đăng lên mạng xã hội Facebook, Zalo… Các cặp đôi đủ tuổi lấy nhau được tuyên dương trên loa truyền thanh của xã, bản. Tại buổi trao giấy đăng ký kết hôn, trước sự chứng kiến của đông đảo bà con, cán bộ xã chia sẻ về Luật hôn nhân gia đình, về nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết và những hệ lụy cho bà con.

Sáng kiến check in để chống nạn trẻ em kết hôn tại miền biên viễn - 17


Sau nhiều năm thực hiện các biện pháp, số lượng các cặp đôi tảo hôn ở Trung Lý chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Năm 2021 xã này có 86 cặp đăng ký kết hôn, chỉ có 5 cặp tảo hôn. Năm 2022, số cặp tảo hôn vẫn là 5, nhưng so với 119 cặp kết hôn, chiếm tỷ lệ thấp hơn năm trước. Đến năm 2023, toàn xã có 82 cặp kết hôn nhưng chỉ có 3 cặp tảo hôn.

Là người vinh dự chụp ảnh cùng Chủ tịch UBND xã, được trao giấy đăng ký kết hôn, Giàng A Páo, bản Khằm II vui mừng nói: "Rất xúc động khi được Chủ tịch UBND xã đến tận nhà trao giấy đăng ký kết hôn. Sau khi lấy nhau, Páo sẽ tiếp tục công việc sửa chữa xe máy ở cửa hàng, còn vợ Páo sẽ ở nhà chăn nuôi, nỗ lực làm kinh tế".

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa, việc xây dựng hương ước; cán bộ, Chủ tịch xã đến tận các đám cưới để trao giấy đăng ký kết hôn rồi chụp ảnh cùng cô dâu chú rể để tuyên truyền về tảo hôn đang là cách làm hay, cần được phát huy.

Ảnh: Hạnh Linh, Thiếu tá Hoàng Ngọc Trung

Nội dung: Hạnh Linh, Thanh Tùng

Thiết kế: Patrick Nguyễn


23/03/2024 - 07:38

Xem tiếp...
 
Top Bottom