MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
698K

'Sáng đèn' - đời buồn của gánh cải lương hết thời

Các diễn viên đoàn hát trong phim "Sáng đèn" phải vác gạo thuê, đánh bóng bàn ghế kiếm sống, qua diễn xuất của nghệ sĩ Hữu Châu, Lê Phương.

* Bài tiết lộ một phần nội dung phim


Trailer mới của phim Sáng đèn



Trailer phim "Sáng đèn". Video: MegaGS


Tác phẩm của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường ra rạp ngày 22/3, hơn một tháng sau khi dời lịch phát hành dịp Tết Giáp Thìn. Phim lấy bối cảnh năm 1994 - giai đoạn nhiều đoàn cải lương miền Tây bắt đầu tan rã, gánh hát Viễn Phương của ông Bầu (Hữu Châu) cũng chật vật với đời sống "gạo chợ nước sông". Từ một đoàn ca cổ, để phù hợp thị hiếu, họ chấp nhận trở thành một gánh tạp kỹ, diễn tuồng xen kẽ các tiết mục xiếc, tấu hài.

Kịch bản dành phần lớn thời lượng xoáy vào phận đời của các đào kép theo nghiệp cầm ca. Ở một cảnh, ông Bầu vén màn nhung nhìn ra hàng ghế khán giả, nén tiếng thở dài khi thấy ngoài sân chỉ dăm ba người xem. Họ không được diễn trên sân khấu quy mô, nhà hát sang trọng như thời hoàng kim, mà phải lang bạt khắp các bãi sông, đình miếu. Các diễn viên vừa hát vừa nơm nớp sợ điện cúp, nỗi lo thường trực trên khuôn mặt.

 Hương Lê


Câu chuyện gánh hát Viễn Phương được lấy cảm hứng từ bối cảnh cải lương miền Nam đầu thập niên 1990. Ảnh: Hương Lê


Áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai các nghệ sĩ khi phải chạy ăn từng bữa. Rời sàn diễn, ban ngày kép trẻ Cảnh Thanh (Bạch Công Khanh) đi vác gạo thuê, đào chánh Kim Yến (Lê Phương) đánh bóng bàn ghế để kiếm thêm thu nhập. Gánh hát còn đối diện nguy cơ rã đoàn khi lọt vào tầm ngắm của các băng nhóm bảo kê nếu không chịu "chung chi". Đạo diễn không bi kịch hóa số phận các nhân vật mà xen kẽ nhiều tình tiết, câu thoại đậm chất tự trào, từ đó gợi tiếng cười xót xa.

Gánh hát Viễn Phương được khắc họa là nhóm nghệ sĩ nghèo động cam cộng khổ, gắn kết như người thân. Như bao đoàn cải lương, ngoài dàn đào kép, họ có ông bầu luôn quán xuyến chuyện tiền nong, cô nhân viên phục trang khéo tay (Kim Huyền), thầy đờn lành nghề (Chí Tâm). Qua những cuộc đối thoại, từng biến cố trong quá khứ dần được gợi lại: Người ôm nỗi ân hận vì cái chết đột ngột của mẹ, người gia nhập gánh hát để tìm tung tích vợ con lưu lạc. Không chỉ là bạn diễn, họ giúp nhau chữa lành nỗi đau. Tình nghệ sĩ được đúc kết qua lời thoại nhân vật Cảnh Thanh tâm sự cùng đàn em: "Mày coi đây là gánh hát, còn tao coi đây là nhà".

Hữu Châu


Hữu Châu vào vai ông chủ gánh hát cả đời đau đáu khi nối nghiệp gia đình. Ảnh: Hương Lê


Trong dàn diễn viên, Hữu Châu nổi bật với lối diễn nhẹ nhàng, tĩnh tại mà ẩn chứa day dứt. Nối nghiệp gia đình để làm bầu, ông chứng kiến thời đình đám nhất của gánh hát lẫn cảnh sa cơ thất thế khi cải lương tụt dốc. Nhân vật của Hữu Châu được miêu tả như một ông bầu có tâm, chăm lo cho cuộc sống từng thành viên trong đoàn. Ông truyền "lửa" cho các diễn viên trẻ, nhắc nhở họ giữ trọn đạo làm nghề. Dù phải xoay xở để duy trì gánh hát, ông không chạy theo đồng tiền để đánh đổi bằng mọi giá.

Nửa sau phim, nghệ sĩ 59 tuổi cuốn hút người xem với lối diễn có chiều sâu tâm lý. Có lúc, ông Bầu như chết lặng khi thấy gánh hát bị đám giang hồ phá nát, đau đớn vì có thành viên rời đoàn. Phân đoạn nhân vật đứng trước bàn thờ tổ nghiệp, bật khóc tuyên bố rã đoàn là một trong những cảnh gợi nhiều xúc động. Hữu Châu cho biết nhận lời tham gia vì kịch bản khiến ông nhớ về những tháng năm rong ruổi cùng bà nội - "bầu" Thơ của đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Dù sinh ra trong gia tộc có bốn đời làm chủ gánh hát, ông chưa từng đảm nhận vai trò này. "Tôi muốn làm 'bầu' dù chỉ là trong phim, như một cách tri ân tổ đã cho mình chén cơm", Hữu Châu nói.

Trên nền câu chuyện về cải lương, mối tình của các nhân vật là mạch phụ, tôn thêm màu sắc lãng mạn cho tác phẩm. Lê Phương - Cao Minh Đạt vào vai Thanh Kim Yến - Phi Khanh, đôi nghệ sĩ ở độ trung niên, yêu nhau nhưng buộc chia xa khi đoàn hát lâm nguy. Bạch Công Khanh - Trúc Mây tròn vai khi hóa thân thành đôi đào kép trẻ, bén duyên qua những lần đóng chung trích đoạn tuồng cổ. Ở tuyến phụ, Hồng Vân tạo được nhiều tiếng cười với vai Tư Phượng, nhà tài trợ rót tiền cho gánh hát vì thần tượng chàng kép Phi Khanh.

Lê Phương, Cao Minh Đạt lần đầu đóng cặp trên màn ảnh rộng.


Lê Phương, Cao Minh Đạt lần đầu đóng cặp trên màn ảnh rộng. Ảnh: Hương Lê


Về cuối, kịch bản bộc lộ nhiều điểm yếu. Biến cố khiến đoàn Viễn Phương tan rã mang đậm tính sắp đặt, không phản ánh được sự thoái trào của nghệ thuật cải lương. Việc đan xen nhiều câu chuyện khiến về tổng thể, phim rời rạc, dài dòng so với thời lượng hơn hai giờ. Tác phẩm mắc lỗi ở bối cảnh, màu da diễn viên bị ngả vàng, kém tự nhiên do chỉnh hiệu ứng quá tay.

Mai Nhật

Xem tiếp...
 
Top Bottom