Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Sacombank vừa được tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc Xếp hạng tín nhiệm Nhà phát hành và Tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn lên 1 bậc.
Ảnh: Sacombank.
Cụ thể, Moody’s nâng 1 bậc Xếp hạng Nhà phát hành và Tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn của Sacombank từ B3 lên B2. Chỉ số Đánh giá Tín dụng cơ sở (BCA) và BCA Điều chỉnh của Sacombank được nâng bậc từ Caa1 lên B3. Đồng thời, Moody’s cũng nâng 1 bậc đối với Xếp hạng Rủi ro đối tác (CRR) bằng nội tệ, ngoại tệ dài hạn và Đánh giá rủi ro đối tác (CR) từ B2 lên B1.
Theo Moody’s, việc nâng bậc là do Sacombank đã xử lý đáng kể các tài sản tồn đọng, giúp cải thiện chất lượng tài sản và khả năng sinh lợi nhuận. Moody's cũng xét đến hệ tiền gửi vững mạnh của Sacombank, giúp ngân hàng tăng khả năng huy động và thanh khoản.
Sacombank có mạng lưới huy động vững mạnh thông qua hệ thống chi nhánh rộng lớn, hỗ trợ khả năng thu hút tiền gửi mới với chi phí huy động thấp hơn so với một số ngân hàng cùng hạng khác. Tỷ trọng nguồn vốn liên ngân hàng trong tổng tài sản đạt 7,7% tại cuối tháng 6/2023, thuộc nhóm thấp nhất so với các ngân hàng cùng hạng.
Tài sản có vấn đề tồn đọng của Ngân hàng chỉ còn chiếm 2,2% tổng tài sản tại cuối năm 2023 (từ mức 2,7% của năm trước), sau khi tính cả các khoản dự phòng. Ngân hàng hoàn toàn có khả năng kiểm soát tốt khoản dự phòng có thể cần trích thêm cho những tài sản này.
Ngoài ra, Moody’s cho rằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) sẽ được củng cố bởi biên lãi ròng (NIM) cao hơn trong thời gian tới.
Ảnh: Sacombank.
Cuối năm 2023, Sacombank được Công ty cổ phần EY Việt Nam trao chứng nhận hoàn thành triển khai chuẩn mực quản lý rủi ro theo BASEL III - tiêu chuẩn quản lý rủi ro ở cấp độ cao trong quản trị rủi ro ngân hàng. Sacombank cũng vừa được Brand Finance xếp hạng 322/500 thương hiệu ngân hàng lớn nhất toàn cầu.
Đây là năm thứ 5 năm liên tiếp Sacombank được Brand Finance xếp hạng, tăng 100 bậc so với năm 2020. Những thành quả trên là minh chứng cho nỗ lực của Sacombank trong việc đầu tư, cải tiến mô hình quản trị, kinh doanh theo xu hướng công nghệ, từ đó khơi gợi, mang đến người dùng những trải nghiệm gắn liền với thói quen, nhu cầu.
Tính đến cuối năm 2023, quy mô tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 674.000 tỷ đồng, tăng 13,9% so với đầu năm. Tổng huy động đạt hơn 578.000 tỷ đồng, tăng 11,3%; trong đó chú trọng tăng tiền gửi CASA 8,8%. Tỷ lệ CAR hợp nhất 9,11%, tỷ lệ LDR đạt 82,77%, tỷ lệ NIM 3,9%. Các chỉ số ROA, ROE lần lượt đạt 1,22% và 18,30%, tương ứng tăng 0,31 và 4,47%. Hiện Sacombank đang phục vụ hơn 18 triệu khách hàng.
Xem tiếp...
Ảnh: Sacombank.
Cụ thể, Moody’s nâng 1 bậc Xếp hạng Nhà phát hành và Tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn của Sacombank từ B3 lên B2. Chỉ số Đánh giá Tín dụng cơ sở (BCA) và BCA Điều chỉnh của Sacombank được nâng bậc từ Caa1 lên B3. Đồng thời, Moody’s cũng nâng 1 bậc đối với Xếp hạng Rủi ro đối tác (CRR) bằng nội tệ, ngoại tệ dài hạn và Đánh giá rủi ro đối tác (CR) từ B2 lên B1.
Theo Moody’s, việc nâng bậc là do Sacombank đã xử lý đáng kể các tài sản tồn đọng, giúp cải thiện chất lượng tài sản và khả năng sinh lợi nhuận. Moody's cũng xét đến hệ tiền gửi vững mạnh của Sacombank, giúp ngân hàng tăng khả năng huy động và thanh khoản.
Sacombank có mạng lưới huy động vững mạnh thông qua hệ thống chi nhánh rộng lớn, hỗ trợ khả năng thu hút tiền gửi mới với chi phí huy động thấp hơn so với một số ngân hàng cùng hạng khác. Tỷ trọng nguồn vốn liên ngân hàng trong tổng tài sản đạt 7,7% tại cuối tháng 6/2023, thuộc nhóm thấp nhất so với các ngân hàng cùng hạng.
Tài sản có vấn đề tồn đọng của Ngân hàng chỉ còn chiếm 2,2% tổng tài sản tại cuối năm 2023 (từ mức 2,7% của năm trước), sau khi tính cả các khoản dự phòng. Ngân hàng hoàn toàn có khả năng kiểm soát tốt khoản dự phòng có thể cần trích thêm cho những tài sản này.
Ngoài ra, Moody’s cho rằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) sẽ được củng cố bởi biên lãi ròng (NIM) cao hơn trong thời gian tới.
Ảnh: Sacombank.
Cuối năm 2023, Sacombank được Công ty cổ phần EY Việt Nam trao chứng nhận hoàn thành triển khai chuẩn mực quản lý rủi ro theo BASEL III - tiêu chuẩn quản lý rủi ro ở cấp độ cao trong quản trị rủi ro ngân hàng. Sacombank cũng vừa được Brand Finance xếp hạng 322/500 thương hiệu ngân hàng lớn nhất toàn cầu.
Đây là năm thứ 5 năm liên tiếp Sacombank được Brand Finance xếp hạng, tăng 100 bậc so với năm 2020. Những thành quả trên là minh chứng cho nỗ lực của Sacombank trong việc đầu tư, cải tiến mô hình quản trị, kinh doanh theo xu hướng công nghệ, từ đó khơi gợi, mang đến người dùng những trải nghiệm gắn liền với thói quen, nhu cầu.
Tính đến cuối năm 2023, quy mô tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 674.000 tỷ đồng, tăng 13,9% so với đầu năm. Tổng huy động đạt hơn 578.000 tỷ đồng, tăng 11,3%; trong đó chú trọng tăng tiền gửi CASA 8,8%. Tỷ lệ CAR hợp nhất 9,11%, tỷ lệ LDR đạt 82,77%, tỷ lệ NIM 3,9%. Các chỉ số ROA, ROE lần lượt đạt 1,22% và 18,30%, tương ứng tăng 0,31 và 4,47%. Hiện Sacombank đang phục vụ hơn 18 triệu khách hàng.
Xem tiếp...