SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
Sặc sữa ở trẻ sơ sinh diễn ra khá thường xuyên nhưng nếu không được sơ cứu đúng cách, trẻ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Vậy hiện tượng trẻ sơ sinh bị sặc sữa là gì? Làm sao để phòng tránh sặc sữa ở trẻ sơ sinh?

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh


Sặc sữa là gì?​


Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng sữa và các chất dị từ dạ dày bị trào ngược vào đường thở khiến trẻ ho sặc, khó thở, tím tái và có thể gây ngừng thở. Các chất bị trào ngược có thể có màu trắng (sữa), màu vàng (dịch mật) và có cặn đông vón cục.

Dấu hiệu sặc sữa ở trẻ sơ sinh​


Chuyên gia khuyến cáo: “Mẹ cần cho trẻ bú đúng tư thế, bú đủ lượng sữa và quan sát cẩn thận các biểu hiện của trẻ khi bú và sau khi bú nhằm có phương hướng xử lý kịp thời khi có bất thường”. Một số dấu hiệu sặc sữa ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên lưu ý:

  • Trẻ bị ho sặc, tím tái khi đang bú.
  • Sữa trào ra mũi, miệng của trẻ kèm theo biểu hiện ho sặc, tím tái khi trẻ vừa bú xong.
  • Trẻ ngưng thở, tím tái sau khi bú hay ngủ, miệng chảy sữa.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sặc sữa​


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh. Các nguyên nhân phổ biến như mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế, khớp ngậm không đúng; sữa mẹ quá nhiều hay núm vú cao su có lỗ quá lớn khiến sữa trào ra nhiều, trẻ không nuốt kịp; trẻ khóc, ho, cười hay mất tập trung khi bú; trẻ vừa ngủ vừa bú…

Một số khác, trẻ sặc sữa do kỹ năng nuốt chưa được thực hiện hiệu quả hoặc rối loạn chức năng nuốt khiến sữa đi vào khí quản và phổi như: khe hở thực quản, mềm sụn thanh quản, teo thực quản, rò thực quản, mềm sụn thanh quản… Trẻ có bất thường về thần kinh, giảm trương lực cơ, tim bẩm sinh, hội chứng Down, khe hở vòm – môi, hội chứng Pierre Robin, suy hô hấp… cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi bú, nguy cơ sặc sữa cao.

Ngoài ra, dạ dày của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Giai đoạn sơ sinh, dạ dày của trẻ vẫn còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị và cơ vòng thực quản dưới chưa hoạt động hiệu quả, điều này khiến sữa dễ bị trào ngược khi bú sai cách, bú quá nhiều hoặc cho trẻ nằm ngay sau khi bú.

Trẻ sơ sinh bú mẹ vẫn có nguy cơ bị sặc sữa
Trẻ sơ sinh bú mẹ vẫn có nguy cơ bị sặc sữa.

Em bé bị sặc sữa có nguy hiểm không?​


Có. Sặc sữa ở trẻ sơ sinh khi không được sơ cứu kịp thời, sữa tràn vào khí quản, phổi, gây tắc đường hô hấp, viêm phổi hít, thậm chí tử vong.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa​


Khi nhận thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu sặc sữa, bố mẹ cần ngừng cho trẻ bú ngay lập tức. Bố mẹ đặt trẻ ở tư thế đầu cao, một tay đỡ lấy đầu và cổ nghiêng đầu của trẻ để sữa trào ra miệng và giảm trẻ hít sữa vào phổi và vỗ lưng cho trẻ. Tiếp đó, bố mẹ vệ sinh hút sạch miệng mũi cho trẻ.

Nếu da trẻ tím tái nhưng sau đó da hồng hào lại và trẻ khóc được, sữa có thể đã được loại bỏ ra ngoài hoặc xuống thực quản. Bố mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ, đưa trẻ đi cấp cứu ngay khi có biểu hiện bú kém, khó thở, tím tái.

>>>Xem ngay: 3 cách xử lý trẻ sơ sinh bị sặc sữa hiệu quả, an toàn

Sơ cứu sặc sữa ở trẻ sơ sinh​


Trẻ bị sặc sữa cần được sơ cứu đúng cách và kịp thời, tránh kéo dài dẫn đến ngừng thở, ngừng tim, gây biến chứng tử vong ở trẻ.

1. Bước 1: Đỡ trẻ ngồi dậy​


Khi trẻ nằm, mẹ nên dùng gối kê đầu cho trẻ, sao cho đầu trẻ cao hơn so với phần thân khoảng 30 độ để tránh tình trạng sặc sữa. Nhưng nếu trẻ bị sặc sữa khi đang nằm. Mẹ nên bế trẻ đầu cao, nghiêng mặt trẻ sang bên để sữa chảy ngược xuống dạ dày, ngăn chặn sặc sữa tiếp diễn. Nếu trẻ ho lớn, thở bình thường, tức sữa đã được loại bỏ ra bên ngoài, trẻ đã an toàn và bố mẹ không cần thực hiện các bước tiếp theo.

2. Bước 2: Hút sữa​


Khi trẻ đã được bế dậy nhưng vẫn chưa thể ho, sặc hay nôn trớ, kèm theo biểu hiện khó thở mẹ nên hút, vệ sinh đàm, sữa ở vùng mũi, miệng của trẻ bằng dụng cụ hút mũi cầm tay. Lưu ý các thao tác này cần thực hiện nhanh chóng và chính xác để đảm bảo an toàn. Trẻ khóc to và có thể hít thở bình thường tức trẻ đã an toàn, sữa đã được loại bỏ ra khỏi đường thở.

3. Bước 3: Vỗ lưng​


Ở trường hợp trẻ bị sặc sữa nặng, không có tiến triển tốt khi đã được đỡ dậy và hút sữa, bố mẹ nên vỗ lưng cho trẻ. Đặt trẻ theo tư thế nằm úp trên cánh tay, đầu thấp hơn mông, bố/mẹ dùng gờm bàn tay còn lại vỗ đều với lực vừa đủ vào vùng lưng giữa 2 bả vai của trẻ. Thực hiện liên tục 5 lần hướng về phía đầu, nếu trẻ ọc hết sữa ra ngoài, khóc lớn và hít thở bình thường là thành công.

4. Bước 4: Ấn ngực​


Kỹ thuật ấn ngực cho trẻ sơ sinh sẽ được thực hiện nếu các bước trên không mang lại hiệu quả. Trẻ được đặt trong tư thế nằm ngửa, dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn một lực vừa phải vuông góc vào phần giữa xương ức liên tục 5 lần (điểm giữa nối 2 núm vú của trẻ) để đẩy dị vật ra khỏi đường thở, giúp trẻ hô hấp. Lặp lại 8 – 10 lần, đồng thời theo sát các biểu hiện của trẻ.

Ở trường hợp chuyển nặng, trẻ ngừng tim, ngừng thở, mẹ cần thực hiện ép tim phối hợp thở ngạt để sơ cứu cho trẻ.

Vỗ lưng và ấn ngực nhằm giúp trẻ loại bỏ sữa, chất bị sặc
Vỗ lưng và ấn ngực nhằm giúp trẻ loại bỏ sữa, chất bị sặc ra khỏi đường hô hấp.

5. Bước 5: Đưa trẻ đi cấp cứu​


Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời khi tình trạng sức khỏe của trẻ không có dấu hiệu cải thiện sau khi thực hiện 4 bước trên.

Ngoài ra, ở các trường hợp trẻ đã được sơ cứu thành công, bố mẹ nên tiếp tục theo dõi chặt chẽ các biểu hiện và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám nếu có bất kỳ nghi ngờ hay bất thường nào.

Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị sặc sữa​


Để giảm nguy cơ sặc sữa ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Cho trẻ bú đúng cách, đúng tư thế đối với trẻ bú mẹ, bú bình hay đút muỗng.
  • Cho trẻ bú với lượng sữa phù hợp, không tăng sữa nhanh hay cho trẻ bú quá no.
  • Dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú để kiểm soát dòng chảy của sữa để tránh tình trạng sữa chảy nhanh khiến trẻ không nuốt kịp.
  • Ở trẻ bú bình, mẹ nên lựa chọn loại bình có kích thước lỗ thoát sữa phù hợp.
  • Vỗ ợ cho trẻ sau khi bú hoặc giữa lần chuyển vú.
  • Không cho trẻ bú khi khóc, ho, cười đùa hay ngủ.
  • Ngừng cho trẻ bú ngay lập tức nếu trẻ khóc, ho.
  • Giữ yên ở tư thế cao đầu 30 độ khoảng 10 – 15 phút sau bú.
  • Theo dõi các biểu hiện của trẻ sau khi bú ít nhất 30 phút.

Những câu hỏi thường gặp​


Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về vấn đề sặc sữa ở trẻ sơ sinh:

1. Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc sữa có sao không?​


Có. Khi trẻ bú, cơ thể mẹ sẽ bị kích thích, sản sinh nhiều Oxytocin khiến sữa chảy ra nhiều và mạnh. Trẻ không bú, nuốt kịp rất dễ bị sặc sữa. (1)

2. Cách xử trí trẻ sặc sữa vào mắt như thế nào?​


Một số trường hợp, khi bị sặc sữa, trẻ ho, nôn và vô tình để sữa hay các chất nôn chảy vào mắt. Lúc này, mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt bé để loại bỏ chúng ra khỏi mắt. Trường hợp sữa được rửa sạch, mắt trẻ không bị nhiễm khuẩn, thị lực của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng.

3. Trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi​


Trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi là một biến chứng nguy hiểm của sặc sữa, có thể làm tổn thương hệ hô hấp. Sữa, chất bị sặc khi không được loại bỏ kịp thời, chúng tích tụ bên trong phổi gây viêm phổi, suy thở đe dọa tử vong ở trẻ khi không được điều trị kịp thời và đúng cách. (2)

4. Trẻ sơ sinh bị sặc sữa thở khò khè​


Có khoảng 25 – 30% trẻ sơ sinh có biểu hiện thở khò khè do nhiều nguyên nhân khác nhau như hen suyễn, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), nhiễm trùng,… hay do sặc sữa. Nếu trẻ sơ sinh bị sặc sữa sau khi được sơ cứu, trẻ thở khò khè do sữa, chất bị sặc chảy vào đường hô hấp, gây kích ứng, phù nề niêm mạc, cơ quan bên trong đường hô hấp. Ở mức độ nhẹ, tình trạng thở khò khè của trẻ có thể nhanh chóng khỏi sau đó. Nhưng nếu trẻ thở khò khè kéo dài, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ càng sớm càng tốt. (3)

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về sặc sữa ở trẻ sơ sinh cũng như nắm được cách sơ cứu đúng cách khi trẻ bị sặc sữa. Trường hợp trẻ thường xuyên sặc sữa hoặc có biểu hiện bất thường sau khi được sơ cứu, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

Xem tiếp...
 
Top Bottom