THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
91
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
657K

Sa kết mạc sau phẫu thuật sụp mi

Phương Nga

Tích Cực
Sa kết mạc sau khi phẫu thuật sụp mí là tình trạng kết mạc (lòng trắng) hơi bị phồng lên và xệ xuống trong mắt, trường hợp nặng thì có thể đi kèm với tình trạng khó nhắm mắt, khô mắt, viêm kết mạc.


Ở một số người đeo kính áp tròng, kết mạc bị sa có thể bị hút vào viền của kính áp tròng dẫn đến xuất hiện nếp gấp giác mạc màu trắng lộ rõ ở viền kính áp tròng.

sa kết mạc 2


Nguyên nhân gây sa kết mạc sau khi phẫu thuật sụp mí​


Sa kết mạc có thể xảy ra trong những trường hợp bác sĩ xác định không chính xác chức năng của cơ nâng mi và kéo cao cơ nâng mi lên đáng kể. Việc này sẽ gây tổn thương dây chằng treo của cùng đồ trên (hay còn gọi là túi cùng kết mạc trên, xem vị trí cùng đồ trên ở hình đầu), dẫn đến tình trạng sa kết mạc.

Các biện pháp xử lý sa kết mạc sau khi phẫu thuật sụp mí​


sa kết mạc 3


Sa kết mạc sau phẫu thuật sụp mí đôi khi xảy ra là do phù nề sau phẫu thuật, trong trường hợp này có thể điều trị đơn giản bằng cách nhỏ thuốc mỡ kháng sinh hoặc dán băng ép tạo áp lực lên giác mạc và theo thời gian tình trạng này sẽ tự cải thiện

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sa kết mạc kéo dài gây khó chịu cho bệnh nhân, nguyên nhân có thể là do mô kết mạc bị sa không được giữ ẩm tốt vì chúng nhô ra ngoài mắt khi nhắm mắt. Điều này làm cho vùng mô đó bị khô khiến kết mạc càng sưng và phồng hơn. Trong trường hợp này, nhỏ thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid và bôi chất bôi trơn mắt sẽ giúp dưỡng ẩm, giảm viêm và làm dịu kết mạc hơn. Tuy nhiên nếu không cải thiện thì bệnh nhân có thể làm giảm triệu chứng bằng cách ấn vào mô kết mạc. Để làm điều này, bệnh nhân dùng tay kéo mí dưới lên che qua kết mạc sau đó dùng ngón tay khác ấn vào kết mạc và giữ 15 giây, lặp lại nhiều lần trong vài phút. Thao tác này sẽ giúp làm phẳng kết mạc đang bị phồng lên bằng cách ép dịch lỏng ở trong kết mạc ra. Việc giảm dịch lỏng sẽ giúp mí mắt nhắm lại tốt hơn, qua đó tránh được tình trạng mô kết mạc bị thò ra ngoài khi nhắm mắt, và kết mạc sẽ được giữ ẩm toàn diện, giúp nhanh cải thiện tình trạng sa kết mạc.

Mặc dù vậy cũng có những trường hợp các thao tác thủ công ở trên không mang lại hiệu quả. Khi đó bắt buộc bác sĩ phải có các biện pháp can thiệp. Trong trường hợp này bác sĩ có thể giữ mô kết mạc tại chỗ bằng cách khâu túi cùng kết mạc chặt vào da mí mắt. Nếu cách này vẫn không cải thiện thì mô kết mạc bị sa có thể được phẫu thuật cắt bỏ một cách đơn giản ở rìa mí mắt.

Tóm lại, sa kết mạc thường chỉ là tình trạng tạm thời sau phẫu thuật và bệnh nhân hoàn toàn có thể kiễn nhẫn khắc phục được bằng các thao tác xử lý đơn giản. Trong trường hợp nặng hơn thì cũng cần can thiệp rạch mô, cắt bỏ nhưng đây cũng là quy trình không quá phức tạp. Mặc dù vậy, khi cần can thiệp chỉnh sửa, bệnh nhân vẫn đảm bảo phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm để được kiểm tra, xử lý chính xác.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm

Xem tiếp...
 
Top Bottom