SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
330K

Run tay, lắc có phải triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson?

Nguyễn Quang Tám Nội thần kinh Đã hỏi: Ngày 22/06/2021

Chào bác sĩ, tôi có biểu hiện run tay chân cách đây 2 tháng. Tôi nghe nói đây là biểu hiện của bệnh Parkinson (liệt rung). Bác sĩ cho tôi hỏi biểu hiện run tay, lắc có phải triệu chứng của bệnh Parkinson không? Và có chữa khỏi được không ạ?​


2.183 lượt xem


Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital



Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh - Trưởng khoa Khám bệnh, Bác sĩ Nội thần kinh Đã trả lời: Ngày 22/06/2021
Nội thần kinh


Parkinson hay còn gọi là bệnh liệt rung, đây là một dạng bệnh lý thoái hóa mãn tính. Do giảm lượng Dopamin trong não khiến cơ thể không vận động được nữa hoặc vận động khó khăn (đi lại khó khăn, cứng, rung, lắc) thường là một bên cơ thể.

Bản chất của bệnh Parkinson không phải là liệt mà là hạn chế vận động do thiếu chất dẫn truyền là dopamin.

Hiện nay có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các nguyên nhân gây bệnh Parkinson nhưng mới chỉ liệt kê được một số yếu tố gây bệnh Parkinson, chứ chưa thể khẳng định được nguyên nhân gây bệnh Parkinson cụ thể là gì.

Sau đây là một số yếu tố gây bệnh Parkinson như:

– Ngộ độc

– Người cao tuổi

– Yếu tố gia đình (di truyền)

– Đột biến gene

Cơ chế bệnh sinh của parkinson rất phức tạp, nên chưa thể khẳng định được yếu tố nào là yếu tố quyết định.

Parkinson không thể chữa khỏi hoàn toàn, chủ yếu dựa trên thăm khám lâm sàng, nhưng với sự tiến bộ của y học hiện nay nếu người bệnh được phát hiện sớm, chẩn đoán đúng sẽ có nhiều phương pháp điều trị, nhiều loại thuốc tốt hỗ trợ điều trị giúp người bệnh có được một cuộc sống tương đối bình thường, sinh hoạt ổn định và không ảnh hưởng tới tuổi thọ.

Người parkinson trí tuệ thường vẫn minh mẫn, nhưng hạn chế vận động, rối loạn nuốt dẫn tới tăng tiết nước bọt nên hay chảy nước dãi, ít chớp mắt nên mắt hay bị đỏ và viêm nhiễm, miệng không khép kín, táo bón nặng kéo dài. Cần điều trị lâu dài, sử dụng thuốc và tập luyện vận động thường xuyên.

Xem tiếp...
 
Top Bottom