Võ Hoài Tâm
Fan Cứng
Chạy đường mòn (chạy trail) tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường với runner, nếu không được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.
Cuối tuần qua, một giải chạy trail ở khu vực phía Bắc ghi nhận sự cố đáng tiếc, khi một VĐV tham gia cự ly 50km gặp sự cố về sức khỏe rồi qua đời vào sáng sớm 24/3.
Trước vụ việc kể trên, từng có những VĐV tử vong khi tham gia các giải chạy trail cũng như chạy road. Thực tế cho thấy chạy đường dài hay chạy địa hình đều tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe, đòi hỏi VĐV và ban tổ chức phải chuẩn bị cho những tình huống xấu. Tuy nhiên, chạy trail có những đặc thù mà nếu sự cố xảy ra, đòi hỏi khả năng tự xử lý của VĐV cao hơn.
Runner Dan Lee trong một buổi hướng dẫn kỹ thuật chạy trail. Ảnh: NVCC
Theo Dan Lee, một runner giàu kinh nghiệm hiện làm HLV chạy trail ở TP HCM, VĐV cần có ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân trước tiên khi đăng ký dự, vì rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào với địa hình phức tạp của các giải chạy trail. "Đường chạy trail thường đi sâu vào rừng hay đồi núi, các khu vực vắng vẻ. Ban tổ chức sẽ bố trí người ở checkpoint, nhưng khoảng cách giữa các điểm này khá xa. Chưa kể đường đi khó khăn, khiến đội ngũ y tế khó tiếp cận nếu có sự cố", anh giải thích.
Bên cạnh cung đường, rủi ro với runner ở các giải trail còn đến từ yếu tố thời tiết. Đặc biệt ở các cự ly dài trên 50km, VĐV hoàn toàn có thể thi đấu trong thời gian dài hơn một ngày. Như vậy, họ vừa phải chạy vào thời điểm giữa trưa nắng nóng rồi đối mặt tình trạng nhiệt độ giảm xuống nhanh chóng vào đêm, gây ra hiện tượng sốc nhiệt. Một số giải diễn ra ở nơi có thời tiết nắng nóng 37 đến 38 độ C, nhưng những đoạn lên núi cao, nhiệt độ có thể giảm xuống 2 đến 3 độ.
Khả năng giao tiếp giữa VĐV và ban tổ chức cũng là một vấn đề khi có sự cố xảy ra. Do đường chạy trail có thể đi qua những điểm không có sóng điện thoại, và có nhiều lối mòn khiến nguy cơ bị lạc cao hơn. Thông thường, ban tổ chức bố trí các sweeper (người chạy cuối đoàn) để đảm bảo không VĐV nào xuất phát mà không về đích. Tuy nhiên, những người này chỉ có thể chú ý đến các VĐV bị tuột lại, chứ không thể đảm bảo VĐV ở giữa đoàn đua tránh khỏi bị lạc.
"Gần như không có cách nào để ban tổ chức có thể ứng cứu nhanh hơn, nếu xảy ra sự cố với VĐV ở các giải trail. Chỉ có một số biện pháp giảm thiểu rủi ro, như cho crew đi tuần thường xuyên, trang bị bộ đàm cho crew, bố trí các điểm checkpoint ở nơi ôtô có thể tiếp cận, thậm chí trang bị trực thăng như các giải ở châu Âu...", anh Vũ Tiến Việt Dũng - HLV của cộng đồng Vietnam Ultra Trail (VUT) và là thành viên ban tổ chức nhiều giải chạy - cho biết.
Hiện nay, trước khi tham gia các giải trail, VĐV được yêu cầu khai báo tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều runner chỉ khai báo qua loa, thậm chí giấu các bệnh của bản thân để được tham gia. Ngoài ra, tình trạng bib giả, bib sang tên, bib không chính chủ vốn phổ biến trong giới chạy bộ Việt Nam càng làm vấn đề thêm phức tạp, vì người cam kết với ban tổ chức không thực sự tham gia không đua.
HLV Vũ Tiến Việt Dũng trong một buổi tập chạy trail ở Hàm Lợn, Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: NVCC
Những năm qua, phong trào chạy bộ bùng nổ, các giải chạy xuất hiện ngày càng nhiều, kéo theo lượng VĐV gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải tất cả đều chuẩn bị kỹ, hoặc lường trước những nguy hiểm có thể xảy đến với bản thân khi tham dự. Một số người được truyền cảm hứng từ hình ảnh của bạn bè, người thân, nhưng tập luyện chưa đủ đã đăng ký các cự ly khó, khiến nguy cơ về sức khỏe càng gia tăng. Hoặc có trường hợp đã có nền tảng thể lực nhờ chơi các môn thể thao khác trước đó, nhưng khi chuyển sang chạy trail lại chủ quan, không chịu tìm hiểu kỹ.
Một số giải tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức, cập nhật thông tin về đường đua. Tuy nhiên, thông tin ở những buổi này thường không đầy đủ và VĐV cũng không bắt buộc tham gia. Theo anh Dan Lee, ngay cả những giải trail hàng đầu thế giới như UTMB ở Pháp cũng không có hướng dẫn chi tiết về an toàn cho VĐV, mà chỉ hướng dẫn về cách sử dụng vật dụng hỗ trợ để sơ cứu.
Để giảm rủi ro, theo các chuyên gia, VĐV cần tự tìm hiểu, bổ sung kiến thức qua mạng, hoặc tham gia những buổi chia sẻ do các tổ chức chuyên về sơ cứu y tế hoặc VĐV, HLV có kinh nghiệm tổ chức.
Dan Lee lấy ví dụ từ chính bản thân để nói về kỹ năng xử lý tình huống khi gặp sự cố. Khi dự Mantra Summit Challenge 2022 ở Indonesia, runner này bị ngã và lật cổ chân. Nhưng thay vì hoảng loạn, anh bình tĩnh ngồi xuống, nghỉ ngơi một lúc. Sau đó, một VĐV người Singapore phía sau hỗ trợ về đích.
"Hãy lắng nghe cơ thể, nếu có dấu hiệu bất ổn, bạn nên dừng lại nghỉ một chút, thay vì cố đi tiếp để đến điểm hỗ trợ của ban tổ chức. Luôn có VĐV khác hoặc sweeper phía sau có thể hỗ trợ bạn. Sweeper đôi khi được trang bị bộ đàm, có thể liên lạc với đội hỗ trợ nhanh chóng nếu có chuyện", anh Dan Lee chia sẻ.
Hiện nay, việc VĐV Việt Nam tham gia các giải đấu nước ngoài ngày càng phổ biến. Ở nơi "đất khách quê người", họ có thể gặp nhiều khó khăn hơn để tìm sự trợ giúp nếu xảy ra sự cố. Vì thế, yếu tố an toàn càng nên được xem xét nhiều hơn. Ví dụ, một số giải trail không bắt buộc VĐV mang theo thiết bị định vị GPS, nhưng VĐV có thể tự thuê bên ngoài để đảm bảo ban tổ chức có thể theo dõi và tìm ra trong trường hợp VĐV bị lạc.
"Tôi nghĩ việc hiểu bản thân cần gì rất quan trọng, khi tham gia một giải chạy trail. VĐV cần giữ tâm lý tích cực, tránh bi quan khi xảy ra sự cố, biết cân nhắc, đừng cố quá dẫn đến đưa ra quyết định không chính xác. Chạy bộ là cuộc chơi lâu dài. Nếu thất bại, thì đó cũng là một bài học để bạn trở lại mạnh mẽ hơn ở lần sau", anh Việt Dũng nói.
Quỳnh Chi
Xem tiếp...
Cuối tuần qua, một giải chạy trail ở khu vực phía Bắc ghi nhận sự cố đáng tiếc, khi một VĐV tham gia cự ly 50km gặp sự cố về sức khỏe rồi qua đời vào sáng sớm 24/3.
Trước vụ việc kể trên, từng có những VĐV tử vong khi tham gia các giải chạy trail cũng như chạy road. Thực tế cho thấy chạy đường dài hay chạy địa hình đều tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe, đòi hỏi VĐV và ban tổ chức phải chuẩn bị cho những tình huống xấu. Tuy nhiên, chạy trail có những đặc thù mà nếu sự cố xảy ra, đòi hỏi khả năng tự xử lý của VĐV cao hơn.
Runner Dan Lee trong một buổi hướng dẫn kỹ thuật chạy trail. Ảnh: NVCC
Theo Dan Lee, một runner giàu kinh nghiệm hiện làm HLV chạy trail ở TP HCM, VĐV cần có ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân trước tiên khi đăng ký dự, vì rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào với địa hình phức tạp của các giải chạy trail. "Đường chạy trail thường đi sâu vào rừng hay đồi núi, các khu vực vắng vẻ. Ban tổ chức sẽ bố trí người ở checkpoint, nhưng khoảng cách giữa các điểm này khá xa. Chưa kể đường đi khó khăn, khiến đội ngũ y tế khó tiếp cận nếu có sự cố", anh giải thích.
Bên cạnh cung đường, rủi ro với runner ở các giải trail còn đến từ yếu tố thời tiết. Đặc biệt ở các cự ly dài trên 50km, VĐV hoàn toàn có thể thi đấu trong thời gian dài hơn một ngày. Như vậy, họ vừa phải chạy vào thời điểm giữa trưa nắng nóng rồi đối mặt tình trạng nhiệt độ giảm xuống nhanh chóng vào đêm, gây ra hiện tượng sốc nhiệt. Một số giải diễn ra ở nơi có thời tiết nắng nóng 37 đến 38 độ C, nhưng những đoạn lên núi cao, nhiệt độ có thể giảm xuống 2 đến 3 độ.
Khả năng giao tiếp giữa VĐV và ban tổ chức cũng là một vấn đề khi có sự cố xảy ra. Do đường chạy trail có thể đi qua những điểm không có sóng điện thoại, và có nhiều lối mòn khiến nguy cơ bị lạc cao hơn. Thông thường, ban tổ chức bố trí các sweeper (người chạy cuối đoàn) để đảm bảo không VĐV nào xuất phát mà không về đích. Tuy nhiên, những người này chỉ có thể chú ý đến các VĐV bị tuột lại, chứ không thể đảm bảo VĐV ở giữa đoàn đua tránh khỏi bị lạc.
"Gần như không có cách nào để ban tổ chức có thể ứng cứu nhanh hơn, nếu xảy ra sự cố với VĐV ở các giải trail. Chỉ có một số biện pháp giảm thiểu rủi ro, như cho crew đi tuần thường xuyên, trang bị bộ đàm cho crew, bố trí các điểm checkpoint ở nơi ôtô có thể tiếp cận, thậm chí trang bị trực thăng như các giải ở châu Âu...", anh Vũ Tiến Việt Dũng - HLV của cộng đồng Vietnam Ultra Trail (VUT) và là thành viên ban tổ chức nhiều giải chạy - cho biết.
Hiện nay, trước khi tham gia các giải trail, VĐV được yêu cầu khai báo tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều runner chỉ khai báo qua loa, thậm chí giấu các bệnh của bản thân để được tham gia. Ngoài ra, tình trạng bib giả, bib sang tên, bib không chính chủ vốn phổ biến trong giới chạy bộ Việt Nam càng làm vấn đề thêm phức tạp, vì người cam kết với ban tổ chức không thực sự tham gia không đua.
HLV Vũ Tiến Việt Dũng trong một buổi tập chạy trail ở Hàm Lợn, Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: NVCC
Những năm qua, phong trào chạy bộ bùng nổ, các giải chạy xuất hiện ngày càng nhiều, kéo theo lượng VĐV gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải tất cả đều chuẩn bị kỹ, hoặc lường trước những nguy hiểm có thể xảy đến với bản thân khi tham dự. Một số người được truyền cảm hứng từ hình ảnh của bạn bè, người thân, nhưng tập luyện chưa đủ đã đăng ký các cự ly khó, khiến nguy cơ về sức khỏe càng gia tăng. Hoặc có trường hợp đã có nền tảng thể lực nhờ chơi các môn thể thao khác trước đó, nhưng khi chuyển sang chạy trail lại chủ quan, không chịu tìm hiểu kỹ.
Một số giải tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức, cập nhật thông tin về đường đua. Tuy nhiên, thông tin ở những buổi này thường không đầy đủ và VĐV cũng không bắt buộc tham gia. Theo anh Dan Lee, ngay cả những giải trail hàng đầu thế giới như UTMB ở Pháp cũng không có hướng dẫn chi tiết về an toàn cho VĐV, mà chỉ hướng dẫn về cách sử dụng vật dụng hỗ trợ để sơ cứu.
Để giảm rủi ro, theo các chuyên gia, VĐV cần tự tìm hiểu, bổ sung kiến thức qua mạng, hoặc tham gia những buổi chia sẻ do các tổ chức chuyên về sơ cứu y tế hoặc VĐV, HLV có kinh nghiệm tổ chức.
Dan Lee lấy ví dụ từ chính bản thân để nói về kỹ năng xử lý tình huống khi gặp sự cố. Khi dự Mantra Summit Challenge 2022 ở Indonesia, runner này bị ngã và lật cổ chân. Nhưng thay vì hoảng loạn, anh bình tĩnh ngồi xuống, nghỉ ngơi một lúc. Sau đó, một VĐV người Singapore phía sau hỗ trợ về đích.
"Hãy lắng nghe cơ thể, nếu có dấu hiệu bất ổn, bạn nên dừng lại nghỉ một chút, thay vì cố đi tiếp để đến điểm hỗ trợ của ban tổ chức. Luôn có VĐV khác hoặc sweeper phía sau có thể hỗ trợ bạn. Sweeper đôi khi được trang bị bộ đàm, có thể liên lạc với đội hỗ trợ nhanh chóng nếu có chuyện", anh Dan Lee chia sẻ.
Hiện nay, việc VĐV Việt Nam tham gia các giải đấu nước ngoài ngày càng phổ biến. Ở nơi "đất khách quê người", họ có thể gặp nhiều khó khăn hơn để tìm sự trợ giúp nếu xảy ra sự cố. Vì thế, yếu tố an toàn càng nên được xem xét nhiều hơn. Ví dụ, một số giải trail không bắt buộc VĐV mang theo thiết bị định vị GPS, nhưng VĐV có thể tự thuê bên ngoài để đảm bảo ban tổ chức có thể theo dõi và tìm ra trong trường hợp VĐV bị lạc.
"Tôi nghĩ việc hiểu bản thân cần gì rất quan trọng, khi tham gia một giải chạy trail. VĐV cần giữ tâm lý tích cực, tránh bi quan khi xảy ra sự cố, biết cân nhắc, đừng cố quá dẫn đến đưa ra quyết định không chính xác. Chạy bộ là cuộc chơi lâu dài. Nếu thất bại, thì đó cũng là một bài học để bạn trở lại mạnh mẽ hơn ở lần sau", anh Việt Dũng nói.
Quỳnh Chi
Xem tiếp...