SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
330K

Rong kinh nguyệt do mất cân bằng hormone là như thế nào?

Đặng Thị Thảo Nội tiết Đã hỏi: Ngày 07/07/2021

Chào bác sĩ, kinh nguyệt của cháu thường ra nhiều và kéo dài. Cháu tìm hiểu thì được biết đây là tình trạng rong kinh. Bác sĩ cho cháu hỏi rong kinh có thể do những nguyên nhân nào? Cháu nên làm gì ạ?​


1.679 lượt xem


Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital



Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà Đã trả lời: Ngày 07/07/2021
Nội tiết


Chào bạn Thảo,

Trong nhiều trường hợp rong kinh có thể không rõ nguyên nhân gây ra, nhưng có một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Mất thăng bằng hormone: Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa các hormone estrogen và progesterone điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung), nội mạc tử cung sẽ tróc ra trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Nếu xảy ra sự mất cân bằng hormone, nội mạc tử cung sẽ phát triển vượt trội và cuối cùng bị tróc ra biểu hiện qua tình trạng rong kinh.

Một số điều kiện có thể gây mất cân bằng hormone, bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang, béo phì, kháng insulin và các vấn đề về tuyến giáp.

Mất chức năng buồng trứng: Nếu buồng trứng không giải phóng trứng trong vòng một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn sẽ không sản sinh ra hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng hoocmon và có thể dẫn đến rong kinh.

U xơ tử cung

Polyps trên niêm mạc tử cung (polyp tử cung)

Lạc nội mạc tử cung

Vòng tránh thai

Biến chứng khi mang thai:
sẩy thai, nhau tiền đạo.

Ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung

Rối loạn chảy máu di truyền: r
ối loạn về chảy máu như bệnh Von Willebrand, tình trạng thiếu hoặc suy giảm yếu tố đông máu,…

Tác dụng phụ của thuốc: thuốc chống viêm, thuốc hormone, thuốc chống đông máu có thể gây ra chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài.

Các tình trạng bệnh lí khác: bệnh gan hoặc thận, có thể liên quan đến rong kinh.

Rong kinh có thể do nhiều bệnh lý trong đó có các bệnh lý về nội tiết, bệnh phụ khoa, ung thư hoặc do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Do đó bạn Thảo nên đến trực tiếp cơ sở y tế của Hệ thống Y tế Thu Cúc để kiểm tra, chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, đau bụng nhiều do rong kinh gây ra.

Xem tiếp...
 
Top Bottom