SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
384K

Rối loạn lo âu

TS.BS Thanh Bình

Ngôi Sao
Thành viên BQT
Là rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Cảm giác sợ hãi hay lo âu thường đi kèm một số hoặc tất cả các dấu hiệu sau: cơ bắp căng cứng, bồn chồn, đánh trống ngực, thở nhanh, nhầm lẫn, giảm khả năng tập trung hoặc nỗi sợ mất kiểm soát bản thân. Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường.

lo-au.jpg


Triệu chứng​

Sợ hãi, lo âu, bồn chồn, u buồn, căng thẳng cơ bắp, đánh trống ngực, thở nhanh, lú lẫn, giảm khả năng tập trung, sợ mất khả năng kiểm soát bản thân

Chẩn đoán và xét nghiệm​

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu: Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), phân tích nước tiểu (UA), kiểm tra nồng độ rượu trong máu và xét nghiệm ma túy.

Điều trị​

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều trị có thể bao gồm: thuốc chống trầm cảm SSRI, sử dụng benzodiazepine (diazepam / Valium, lorazepam / Ativan) trong thời gian ngắn, tư vấn tâm lý và / hoặc liệu pháp nhận thức hành vi.Tổng quan

Lo âu là một phản ứng cảm xúc tự nhiên, có thể coi là tín hiệu báo động, báo cho bản thân biết rằng sẽ có sự đe dọa từ bên ngoài (những khó khăn, thử thách, đe dọa của tự nhiên hoặc xã hội) hoặc bên trong cơ thể, từ đó giúp ta tìm ra được các giải pháp phù hợp để tồn tại và phát triển.

Không những thế, lo âu còn là một trạng thái căng thẳng, lan tỏa và thường là cảm giác sợ hãi hết sức mơ hồ, khó chịu và thường kèm theo nhiều triệu chứng về cơ thể như: vã mồ hôi, tim đập nhanh, cảm giác nghẹt thở, run chân tay.

Nỗi sợ hãi mơ hồ, không rõ ràng, vô lý đeo đuổi bạn ngay cả khi sự kiện gây lo âu đã kết thúc từ lâu. Khi bạn không còn làm việc và sinh hoạt như người bình thường, cũng là lúc chứng lo âu của bạn đã trở thành bệnh lý, cần được bác sĩ chuyên khoa tâm thần giúp đỡ.Nguyên nhân

Lo âu có thể liên quan đến hóa chất trong não (chất dẫn truyền thần kinh), như dopamin, serotonin và norepinephrin, có thể liên quan đến yếu tố di truyền, kinh nghiệm cuộc sống và căng thẳng.

Một số tình trạng sức khỏe thể chất có liên quan với lo âu như:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Bệnh tim.
  • Suy giáp hoặc cường giáp.
  • Thời kỳ mãn kinh.
Nguyên nhân khác

  • Triệu chứng chủ quan: Đó là cảm giác căng thẳng, bồn chồn, bất an. Người mắc chứng lo âu thường cảm thấy bực bội, khó chịu, đứng ngồi không yên, luôn vận động chân tay (các triệu chứng này không phải do thuốc gây ra). Rất khó tập trung chú ý để làm việc, cảm giác trống rỗng trong đầu, đặc biệt là không thể nghỉ ngơi. Có thể cảm giác trong cơ thể mình và xung quanh có điều gì đó thay đổi, thậm chí có người còn sợ mình sẽ mất tự chủ, không kìm chế được bản thân.
  • Triệu chứng thực thể: Hồi hộp, đánh trống ngực, cảm thấy tim đập nhanh hơn, đau ngực; có người cảm thấy khó thở như bị ai chẹt cổ; có người lại có cảm giác hụt hơi, khó thở, ngột ngạt. Thường ai cũng run rẩy, ra mồ hôi chân tay; có người toát mồ hôi như vừa tắm (kể cả trời lạnh). Người hay lo lắng dễ rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, trằn trọc, suy nghĩ miên man, khó duy trì giấc ngủ.
  • Một số triệu chứng khác có thể gặp: tiểu tiện nhiều lần, căng thẳng cơ bắp, hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ…
  • Tiến triển lo âu:
  • Đối với lo âu bệnh lý, bệnh nhân thường có hiện tượng né tránh những hoàn cảnh, sự kiện gây lo âu. Trường hợp lo âu nặng, kéo dài và không được điều trị, bệnh nhân sẽ thu hẹp các hoạt động cá nhân với mục đích duy nhất là để ngăn chặn lo âu xuất hiện.
  • Lo âu thường kết hợp với tình trạng lạm dụng các chất (nhất là rượu), khi đó việc điều trị gặp khó khăn hơn rất nhiều. Cũng thường gặp lo âu kết hợp với trầm cảm; trong trường hợp này bệnh nhân có biểu hiện đồng thời của triệu chứng lo âu và trầm cảm.
Phòng ngừa

Trong khi hầu hết mọi người mắc chứng rối loạn lo âu cần trị liệu tâm lý hoặc thuốc để kiểm soát sự lo lắng thì thay đổi lối sống cũng có thể tạo sự khác biệt. Dưới đây là một vài điều có thể làm:

  • Tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục giúp giảm căng thẳng, có thể cải thiện tâm trạng và giữ cơ thể khỏe mạnh. Nên phát triển thói quen tập thể dục thường xuyên và đều đặn các ngày trong tuần. Bắt đầu chậm và tăng dần số lượng và cường độ tập thể dục.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung các thực phẩm giàu axít béo omega-3 và các vitamin B trong bữa ăn hằng ngày.
  • Tránh uống rượu và các thuốc an thần khác vì chúng có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng.
  • Chú trọng giấc ngủ. Đảm bảo ngủ đủ giấc. Nếu không ngủ được, hãy gặp bác sĩ.
Điều trị

Thuốc điều trị lo âu​

  • Nhóm benzodiazepin (BZD)
    • Alprazolam: giúp cơ thể ít nhạy cảm với sự kích thích dài hạn nên giảm lo âu, giãn cơ, chống co giật. Dùng trong thể vừa và nặng, thể liên quan đến trầm cảm. Hiệu lực khởi phát sớm do đạt nồng độ đỉnh chỉ sau 1-2 giờ dùng.
    • Bromazepam: làm tăng hoạt động ức chế của týp 2-3-5 GABA(a) song không ảnh hưởng đến các dẫn truyền thần kinh khác. Chất chuyển hóa không có hoạt tính. Chỉ dùng giải lo âu sợ hãi, khi dùng liều cao mới có tính an thần, giãn cơ.
    • Clorazepate: có tính năng giải lo âu, an thần, giãn cơ, chống co giật, dùng giải lo âu sợ hãi. Trong thực tế thuốc được dùng chính trong rối loạn tâm thần, chống co thắt cơ, hội chứng cai nghiện (kể cả cai rượu).
    • Chlordiazepoxid: làm giảm lo âu, an thần, gây ngủ; chặn kênh canxi, ức chế sự hấp thụ canxi vào cơ, giúp thư giãn cơ, chống co giật. Dùng giải lo âu sợ hãi khi thần kinh bị kích thích quá mức, xúc cảm mạnh; trong rối loạn thần kinh thực vật kèm rối loạn dạ dày ruột.
    • Diazepam, lorazepam: tác động ưu tiên trên GABA(a) typ-1 (chịu trách nhiệm về ngủ), dùng trị chứng mất ngủ song cũng có tác dụng cả trên týp 2-3-5 GABA(a) nên có thể dùng giải lo âu sợ hãi với liều thấp nhưng không tốt bằng các thuốc chỉ tác dụng ưu tiên trên týp 2-3-5 GABA(a) nói trên.
Tuy nhiên, các thuốc nhóm này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Gây lệ thuộc thuốc: khi ngừng dùng BZD thì bị phản ứng ngược là lo âu sợ hãi, không ngủ được, nói sảng, run rẩy, mất trí, ảo giác, rối loạn tâm lý, ác mộng. Nếu dùng liều cao kéo dài mà ngừng đột ngột sẽ bị “phản ứng nghịch thường” nặng hơn như kích thích, khó chịu, co giật, kích động, giận dữ, mất nhân cách, bạo lực.
  • Gây lạm dụng: BZD gây ra hội chứng say, ảo giác, tăng động, mất buồn ngủ, tăng giao tiếp (nói nhiều) giống như ecstasy nên bị lạm dụng như một chất ma túy.
  • Gây các tác dụng phụ khác: với người bình thường BZD chỉ gây ảnh hưởng nhẹ trên hô hấp, tim mạch nhưng với người vốn suy giảm hô hấp (bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) BZD sẽ gây khó thở, thở quá chậm, suy hô hấp nặng thêm, nếu liều quá cao sẽ bị suy hô hấp ở hành tủy, ngừng thở, tử vong; với người vốn bị giảm thể tích máu, suy tim sung huyết, có tổn thương ở tim mạch thì ngay khi dùng liều điều trị, BZD vẫn có thể gây hạ huyết áp, trụy tim mạch.
  • BZD gây khuyết tật thai (sứt môi, hở hàm ếch), gây cho trẻ mới sinh hội chứng ‘lệ thuộc thuốc’ suy hô hấp; thuốc tiết qua sữa, có thể gây ngộ độc cho trẻ bú khi mẹ dùng thuốc.Thuốc chuyển hóa, thải trừ chậm ở người già, người suy gan thận, riêng người già còn dễ nhạy cảm với thuốc, dễ bị hạ huyết áp, trụy mạch, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ, nhận thức, thậm chí lú lẫn, mất tỉnh táo, dễ bị té ngã, gãy xương; cần giảm liều dùng.
  • Nhóm không phải benzodiazepin (NBZD): Có cơ chế khác nhau, có thứ chưa biết rõ, gồm một số thuốc:
  • Meprobamat: tác dụng lên thụ thể GABA(a), làm gián đoạn thông tin liên lạc trong tế bào thần kinh hình thành nên lưới và dây cột sống, giảm đau, thay đổi nhận thức về đau. Thuốc dùng giải lo âu khi thần kinh bị kích thích quá mức, lo âu khó ngủ hoặc mất ngủ, có khi còn dùng trong loạn thần nhẹ.
  • Busproin: cũng là thuốc dùng trong giải lo âu, chống trầm cảm. Hiệu lực khởi phát chậm, có thể mất vài tuần mới có hiệu quả trong khi BZD chỉ mất vài giờ. Bước đầu nên điều trị kết hợp với BZD để có hiệu lực sớm, sau đó sẽ bớt dần BZD, tăng dần busproin.
  • Trimetozin: có tính hướng thần nhẹ, không gây thư giãn cơ, không làm biến đổi các phản xạ, do đó không ảnh hưởng đến hoạt động tâm thần, trí óc, các giác quan. Được dùng giải lo âu khi cảm xúc quá mức, thần kinh căng thẳng, rối loạn cư xử, kém thích nghi với môi trường; còn dùng trong rối loạn chức năng, loạn trương lực thần kinh thực vật lệ thuộc thuốc, ít độc hơn nhóm BZD.
Tuy cùng là thuốc giải lo âu sợ hãi nhưng mỗi nhóm, mỗi biệt dược có một số điểm riêng. Cần khám chuyên khoa để được chỉ định đúng thuốc. Không nên tự ý sử dụng tùy tiện.

Tâm lý trị liệu​

Còn được gọi là liệu pháp nói chuyện và tư vấn tâm lý, tâm lý trị liệu liên quan đến thay đổi hành vi làm việc căng thẳng trong cuộc sống và thay đổi mối quan tâm. Đây có thể là một phương pháp điều trị rất hiệu quả đối với lo âu.

Liệu pháp nhận thức hành vi là một trong những loại phổ biến nhất của tâm lý trị liệu cho chứng rối loạn lo âu. Nói chung là điều trị ngắn hạn, liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào việc dạy những kỹ năng cụ thể để xác định những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, thay thế chúng bằng những hành vi tích cực.

Ngay cả khi một tình huống không mong muốn không thay đổi, có thể làm giảm căng thẳng và giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với cuộc sống bằng cách thay đổi cách phản ứng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top Bottom