SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
184K

Rối loạn cảm xúc: biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn cảm xúc được đánh giá là chứng rối loạn tâm thần phổ biến thứ 2 trên thế giới, chiếm đến khoảng 5% dân số mắc bệnh. Cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh các hệ lụy xấu khác có thể xuất hiện.

Rối loạn cảm xúc là gì?​


Vui – buồn là những cảm xúc bình thường của mỗi con người, được bộc lộ ra ngoài tùy theo từng tình huống và bản thân mỗi người hoàn toàn có thể tự kiểm soát được cách thể hiện như thế nào. Tuy nhiên nếu các trạng thái này luôn xuất hiện một cách quá mức mà chính bản thân chủ thể không thể tác động vào để thay đổi thì rất có thể đây là dấu hiệu của chứng rối loạn cảm xúc.

Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là một dạng rối loạn tâm thần nguy hiểm cần sớm được phát hiện và điều trị

Rối loạn cảm xúc còn được đặc trưng bởi sự thay đổi cảm xúc một cách trầm trọng, chẳng hạn vô cùng buồn hoặc cực kỳ phấn khích, tuy nhiên không có nguyên nhân cụ thể nào cho những thay đổi các tâm trạng này. Các cảm xúc có thể xuất hiện theo từng giai đoạn nhưng cũng có thể xuất hiện xen kẽ nhau khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và trống rỗng. Kèm theo các trạng thái cảm xúc bệnh nhân cũng có thể xuất hiện các hành vi không bình thường.

Thống kê cho thấy bệnh có xu hướng xuất hiện trong lứa tuổi thành niên, từ 20- 30 tuổi tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời sẽ để lại những hệ lụy đến suốt cuộc đời. Một nghiên cứu khác cho rằng bệnh có xu hướng gặp nhiều hơn ở những người có đời sống kinh tế cao, tầng lớp xã hội trên. Những người từng có tiền sử gặp các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm cũng có khả năng cao mắc bệnh.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Biểu hiện của rối loạn cảm xúc​


Rối loạn cảm xúc được chia thành hai nhóm chính bao gồm trầm cảm – đặc trưng bằng sự u uất hoặc hưng cảm – cảm xúc hưng phấn quá mức. Các trạng thái này bình thường sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn. Tuy nhiên nếu giai đoạn trầm cảm – hưng cảm xuất hiện xen kẽ nhau sẽ được xếp vào nhóm rối loạn lưỡng cực. Tùy theo từng giai đoạn mà các triệu chứng được bộc lộ khác nhau, tuy nhiên đều tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm bất thường.

Cảm xúc trầm cảm​


Giai đoạn trầm cảm được đặc trưng bởi những cảm xúc buồn rầu trầm trọng, tụt giảm khí sắc, người bệnh luôn trong trạng thái chán nản cực độ, không thấy niềm vui. Các cảm xúc này khiến tinh thần của người bệnh tụt dốc, đau khổ, tự dằn vặt bản thân và dễ tức giận cáu gắt với tất cả mọi thứ xung quanh.

Rối loạn cảm xúc
Trong giai đoạn trầm cảm người bệnh sẽ cảm thấy u buồn, chán nản trầm trọng, luôn tự dằn vặt bản thân

Các triệu chứng khác phổ biến trong giai đoạn trầm cảm bao gồm

  • Cảm xúc ức chế khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, luôn nhìn nhận hiện thực bằng ánh mắt ảm đạm, tiêu cực, dễ tức giận
  • Luôn trong trại thái muốn khóc, có thể khóc bất cứ lúc nào
  • Vô cảm, không chú ý đến những vấn đề xung quanh, luôn trong trạng thái lơ đãng
  • Xuất hiện các suy nghĩ tự ti, hoang tưởng, xuất hiện các ảo giác, khó diễn đạt suy nghĩ thành lời, khó thể hiện các suy nghĩ thành lời
  • Giảm ham muốn tình dục hay gặp một số vấn đề sức khỏe khác như táo bón
  • Tự dằn vặt bản thân về một lỗi lầm nào đó, đổ lỗi cho chính mình
  • Mất tập trung, có thể ngồi im hàng giờ đồng hồ, khó đưa ra các quyết định toát mồ hôi hoặc khúm núm như kẻ đang chạy trốn
  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, sụt cân rất nhiều dù không hề ăn kiêng
  • Rối loạn giấc ngủ kéo dài, người bệnh thường xuyên mất ngủ kéo dài, một số bệnh nhân khác cũng có thể ngủ nhiều một cách quá mức
  • Da mặt xám xịt, mắt lờ đờ, tim đập nhanh, huyết áp thay đổi
  • Có những suy nghĩ về cái chết hay thậm chí là thực hiện các hành vi tự tử
  • Vận động liên tục như cảm giác đứng ngồi không yên, cảm thấy chân tay bứt rứt nhưng chủ yếu là các vận động chậm
  • Cả ngày dài mất năng lượng, chỉ muốn nằm một chỗ mà không thể thực hiện bất cứ hoạt động nào khác
  • Có thể tìm đến bia rượu hoặc các chất gây nghiện để làm giải tỏa cảm xúc

Thống kê cho thấy tỷ lệ trầm cảm thường cao hơn đồng thời gặp nhiều ở nữ giới hơn là so với nam. Một số người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác thông qua việc khóc lóc hoặc nói nhiều hơn bình thường để những người xung quanh tìm thấy sự bất thường. Tuy nhiên hầu hết chỉ xuất hiện trong những giai đoạn trầm cảm nhẹ.

Cảm xúc hưng cảm​


Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh thường trong trạng thái hưng phấn, kích động một cách quá mức đối lập hoàn toàn với giai đoạn trầm cảm. Lúc này bệnh nhân cũng có thể bộc phát các hành vi bất thường trong giai đoạn bị kích thích và các hành vi nào có thể gây hại cho chính bản thân người bệnh và những người xung quanh.

Rối loạn cảm xúc
Trong trạng thái hứng cảm, người bệnh có xu hướng kích thích cực độ và xuất hiện những hành vi quá mức

Các triệu chứng điển hình trong giai đoạn này như

  • Cảm thấy vui vẻ tột độ dù không có bất cứ nguyên nhân nào
  • Có các ý tưởng lớn mang tầm vĩ đại và tự đề cao bản thân, cho rằng bản thân mình đúng và có thể thành công
  • Tự coi trọng hoặc đánh giá cao bản thân
  • Nảy sinh nhiều ý định điên rồ, quá khích mà không suy nghĩ đến hậu quả. Đây có thể là những hành vi bạo lực và gây hại cho những người xung quanh hoặc cũng có thể là đột ngột đầu tư, tiêu xài mua bán hoang phí
  • Nói nhiều hơn mức bình thường với những câu nói vô lý, hoang đường
  • Có thể đột ngột làm việc, học tập với năng suất cao mà không cần biết mệt mỏi với hàng loạt các dự định, suy nghĩ mới xuất hiện trong đầu
  • Da đo, mắt long lanh
  • Khó tập trung hoặc cảm tưởng như không cần phải ngủ, thường chỉ ngủ trong khoảng 3 tiếng mỗi ngày
  • Ham muốn tình dục mạnh mẽ
  • Có vẻ mặt và các biểu cảm thái quá, thân mật với người khác hơn so với bình thường, không biết e thẹn, đùa tếu một cách quá khích
  • Trạng thái say đắm ngẩn ngơ, người bệnh ở trong tư thế say đắm đột ngột, mắt nhìn xa xăm, mồm há hốc
  • La hét giận dữ một cách vô cớ, gây bất hòa với những người xung quanh hoặc thậm chí là đánh đập, hành hung trong trạng thái quá khích

Giai đoạn rối loạn lưỡng cực​


Các trạng thái trầm cảm có thể xuất hiện trong vòng 2 tuần, trạng thái hưng cảm diễn ra trong khoảng 1 tuần sau đó chuyển sang giai đoạn các cảm xúc diễn ra xen kẽ nhau. Người bệnh dễ chuyển từ trạng thái này qua trạng thái khác một cách nhanh chóng mà chính bản thân họ không thể nào kiểm soát được. Bệnh nhân có thể vừa khóc vừa cười, vừa lạc quan vừa tiêu cực, cảm xúc xuất hiện hoàn toàn trái ngược với các tình huống đang diễn ra.

Nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc​


Theo các bác sĩ, rối loạn cảm xúc xuất hiện do rối loạn thần kinh trong não bộ, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cơ chế chính xác gây ra tình trạng này. Một số giải thuyết về các yếu tố sinh học và các tác động từ bên ngoài được đưa ra cho rằng có liên quan đến các tác nhân gây bệnh nhưng hiện vẫn chưa được khẳng định chính xác hoàn toàn. Điều này cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến việc điều trị cho bệnh nhân.

Rối loạn cảm xúc
Yếu tố di truyền được đánh giá có liên quan trực tiếp đến rối loạn cảm xúc

Các yếu tố được cho rằng có liên quan đến hội chứng này bao gồm

  • Yếu tố di truyền: chiếm khoảng 10- 20% số ca bệnh. Theo đó các bác sĩ cho rằng bệnh có thể liên quan đến hai mã gen gồm gen vận chuyển serotonin (5HTT) và gen MOA (mã gen đảm nhiệm vai trò có liên quan đến chức năng của MAO – monoamine oxidase). Ngoài ra một số nghiên cứu đang kiểm tra về khả năng nhiễm nhiễm sắc thể số 6, 13 và 15 trong yếu tố di truyền bệnh học nhưng hiện vẫn chưa thể đưa ra những khẳng định chính xác.
  • Rối loạn dẫn truyền thần kinh: có thể do sự thay đổi về nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trung ương như dopamin, noradrenalin, serotonin.. cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh
  • Rối loạn nội tiết: theo đó sự thay đổi của hormone cortisol (trục tuyến thượng thận) và hormone tuyến giáp cũng được cho là có liên quan đến các nguy cơ gây rối loạn cảm xúc. Cụ thể khi các hoạt động tại vùng dưới đồi (hypothalamus) – tuyến yên – thượng thận bị rối loạn sẽ làm sinh ra lượng hormone cortisol – hormone quá mức đồng nghĩa với việc gia tăng những lo lắng căng thẳng, stress. Các nghiên cứu trên thực tế cũng cho thấy rằng ở những bệnh nhân này thường có chỉ số hormone tuyến giáp thấp hơn mức bình thường nhưng vẫn đảm bảo duy trì trong giới hạn cần thiết.
  • Sự tác động từ bên ngoài: có thể liên quan đến những sự kiện gây ám ảnh từ quá khứ như bị ngược đãi, bạo hành, mồ côi sớm, thiếu sự quan tâm từ người thân, lạm dụng các chất kích thích và gây nghiện.. Thống kê cho thấy nếu nguy cơ mắc bệnh cao gấp 6 lần ở những người từng có những chấn thương về tâm lý
  • Một số tác nhân khác: người từng có tiền sử gặp các vấn đề tâm lý trước đó, yếu tố miễn dịch thần kinh (sự tăng nhanh của tế bào lympho B, tăng bạch cầu, tăng nồng độ kháng thể .. ); các yếu tố về tính cách hay có liên quan đến bệnh lý về thể chất khác; việc sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc hạ huyết áp, catecholamine hay một số thuốc khác cũng có liên quan đến các tác nhân này.

Bệnh nhân cần đến các bệnh viện lớn uy tín, có chuyên môn về các lĩnh vực này để đảm bảo việc kiểm tra chẩn đoán nguyên nhân đạt kết quả chính xác nhất.

Hướng điều trị rối loạn cảm xúc​


Mặc dù rối loạn cảm xúc không phải là một bệnh lý gây tử vong trực tiếp nhưng về lâu về dài nó sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu đến tinh thần và sức khỏe toàn diện cùng rất nhiều hệ lụy không lường. Tùy từng tình trạng mà thời gian điều trị khác nhau, quan trọng là bản thân bệnh nhân cần có sự hợp tác với bác sĩ. Hãy trao đổi rõ với bác sĩ và các chuyên gia y tế về tình trạng cùng tiền sử bệnh lý của bản thân, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc lên phác đồ điều trị phù hợp.

Rối loạn cảm xúc
Người bệnh cần nhanh chóng đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín để có biện pháp can thiệp kịp thời

Điều trị rối loạn cảm xúc cần phối hợp giữa cả việc dùng thuốc và trị liệu tâm lý để đảm bảo kết quả hiệu quả nhanh chóng nhất, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Bệnh nhân cùng gia đình cũng cần hỗ trợ việc điều trị thông qua việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp theo hướng dẫn của các chuyên gia.

Điều trị y khoa​


Các loại thuốc sẽ được chỉ định dùng tùy theo từng giai đoạn, trạng thái của bệnh nhân. Việc dùng thuốc không mang tác dụng trị bệnh hoàn toàn vì đây là vấn đề tâm lý tuy nhiên vẫn cần sử dụng để ổn định cảm xúc của bệnh nhân, ngăn chặn các hành vi tiêu cực hay quá khích có thể xuất hiện.

Thuốc được dùng trong giai đoạn trầm cảm

  • Amitriptyline: giảm triệu chứng lo âu, kích thích, buồn rầu quá mức, ổn định cảm xúc
  • Survector: dùng trong giai đoạn trầm cảm có dấu hiệu bị ức chế chiếm ưu thế
  • Các loại thức ức chế men chuyển IMAO: dùng khi trạng thái lo âu trong trầm cảm chiếm ưu thế
  • Thuốc an thần kinh như Olanzapine, Risperidone, Quetiapine,…: dùng khi có các dấu hiệu rối loạn khí sắc

Thuốc được chỉ định trong giai đoạn hưng cảm

  • Thuốc an thần kinh (Thioridazine, Tercian, Levomepromazin,): giúp kiểm soát sự quá mức, giảm mức độ kích thích khi rơi vào trạng thái hưng phấn
  • Thuốc chống loạn thần mạnh (Haloperidol): chỉ định dùng nếu có xuất hiện ảo giác hay hoang tưởng
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc (Carbamazepin, Lithium, Valproate,…): dùng trong trạng thái rối loạn khí sắc

Các loại thuốc có thể được chỉ định dùng trong 4- 6 tháng hoặc lâu hơn tùy theo từng trường hợp để đảm bảo chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng. Cần chú ý rằng các nhóm thuốc này thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không tốt, vì vậy bệnh nhân cần đảm bảo tuyệt đối tuân thủ chỉ định về liều dùng. Tuyệt đối không tự ý tăng/ giảm liều dùng hay dừng thuốc sớm nếu thấy các triệu chứng giảm vì đều ảnh hưởng đến kết quả điều trị mong muốn từ bác sĩ.

Với các trường hợp rối loạn cảm xúc nặng, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chữa trầm cảm bằng sốc điện (ETC)để kiểm soát sớm các triệu chứng, có thể áp dụng được cả với giai đoạn hưng cảm. Theo đó bác sĩ sẽ tiến hàng một nguồn điện với năng lượng vừa đủ để kích thích làm thay đổi các hóa chất trong não, từ đó giảm dần các triệu chứng bất thường.

Các nghiên cứu cho thấy ETC có thể đem lại cải thiện đến khoảng 80%, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập khác có thể xuất hiện. Bệnh nhân nếu muốn tìm hiểu hay thực hiện các phương pháp này nên hỗ trợ với các bệnh viện uy tín để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Trị liệu tâm lý​


Tâm lý trị liệu là phương pháp chính được áp dụng với rối loạn cảm xúc và được tiến hành thực hiện trong mọi giai đoạn. Mục tiêu của phương pháp này là giúp bệnh nhân hiểu rõ về vấn đề của bản thân, điều chỉnh nhận thức đúng đắn đồng thời phục hồi dần các chức năng xã hội cơ bản để người bệnh có thể tham gia các hoạt động như bình thường sau khi kết thúc trị liệu.

Rối loạn cảm xúc
Trị liệu tâm lý là biện pháp vô cùng cần thiết với các bệnh nhân rối loạn cảm xúc

Đặc biệt với những bệnh nhân trong giai đoạn trầm cảm và hưng phấn nặng đều cần tiến hành trị liệu tâm lý để ngăn chặn các hành vi tiêu cực có thể tự làm hại bản thân xuất hiện. Bên cạnh đó các chuyên gia tâm lý cũng hỗ trợ người bệnh các kiểm soát cảm xúc bản thân và hướng bệnh nhân đến lối sống lạc quan lành mạnh nhất. Quá trình trị liệu cần thực hiện trong thời gian dài, bản thân bệnh nhân cần mở lòng thực sự hợp tác với bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.

Trung tâm tâm lý trị liệu NHC tự hào là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực trị liệu và chắc chắn sẽ giúp ích được cho các bệnh nhân rối loạn cảm xúc. Bằng sự chuyên nghiệp cùng những kinh nghiệm chuyên môn phong phú, các chuyên gia tại NHC luôn tìm hiểu và đưa ra những phác đồ trị liệu phù hợp cho từng bệnh nhân để đảm bảo tiến độ loại bỏ trong thời gian ngắn nhất nhưng phải hiệu quả nhất.

Thay vì dùng thuốc, Tâm lý trị liệu NHC luôn hướng tới việc dùng giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói để khơi dậy những niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng mỗi người. Các bệnh nhân rối loạn cảm xúc tại NHC được tháo bỏ những khúc mắc trong quá khứ, học được cách kiểm soát những cảm xúc của bản thân từ đó có lối sống lành mạnh tích cực hơn.

Lộ trình trị liệu tại NHC luôn được đưa ra rõ ràng và các bác sĩ, chuyên gia tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân bất cứ lúc nào cần thiết. Kết thúc trị liệu, các chuyên gia điều trị vẫn luôn dành thời gian quan tâm, trao đổi với bệnh nhân để đảm bảo sức khỏe tinh thần luôn ổn định nhằm tiến hành can thiệp trong một số trường cần thiết, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM – Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

Các biện pháp hỗ trợ khác​


Điều trị y khoa và tâm lý là rất cần thiết nhưng bên cạnh đó bản thân người bệnh cần tự giúp mình thông qua việc thay đổi lối sống khoa học lành mạnh hơn. Hầu hết khi điều trị với các bác sĩ tâm lý, bệnh nhân đều sẽ được hỗ trợ về các phương pháp cải thiện tại nhà, hãy trao đổi thêm cùng các bác sĩ để lên kế hoạch sinh hoạt mỗi ngày để loại bỏ bệnh nhanh chóng nhất.

Cụ thể bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp sau đây

  • Chú trọng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ từ 7- 8 tiếng mỗi ngày, nên đi ngủ sớm
  • Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, có thể tham khảo các bộ môn như yoga, dưỡng sinh hay thiền
  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan, loại bỏ nhanh chóng những điều tiêu cực
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để đầu óc suy nghĩ quá nhiều dễ gây căng thẳng
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là rau xanh và các loại trái cây, uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày
  • Thư giãn và giảm căng thẳng bằng các biện pháp như tắm nước nóng, xông hơi, nghe nhạc, viết nhật ký hay đọc sách
  • Chia sẻ với người thân về trạng thái hay vấn đề đang gặp phải để được hỗ trợ

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Rối loạn cảm xúc có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Thay đổi một lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực lạc quan hơn, yêu thương cảm xúc của chính mình là cách tốt nhất để phòng tránh các rối loạn tâm thần này. Đừng quên sớm thăm khám với bác sĩ nếu thấy bản thân có các vấn đề bất thường để có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các hệ lụy xấu khác.

Xem tiếp...
 
Top Bottom