MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
692K

Rào cản khi chuyển đổi khu công nghiệp thường sang mô hình sinh thái

Dù khẳng định sẽ mang lại nhiều lợi ích không chỉ về mặt kinh tế song để chuyển đổi mô hình khu công nghiệp thông thường sang mô hình KCN sinh thái lại có nhiều rào cản khi cần nguồn vốn lớn ngay từ ban đầu và nhiều quy định chưa rõ ràng.


Tại Diễn đàn Thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 28/3, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết các khu công nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhưng việc phát triển đã và đang bộc lộ một số hạn chế.

Tính đến ngày 20/2, cả nước đã có 418 khu công nghiệp đã thành lập. Trong số đó có 298 KCN đã đi vào hoạt động và 120 KCN đang trong quá trình xây dựng.

Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đóng góp khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, góp phần vào việc chuyển cán cân thương mại của Việt Nam từ nhập siêu, đến cân bằng và sang xuất siêu, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách.

vinh-20240328132850351.jpg

Diễn đàn Thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam. (Ảnh: N.N).


Tuy nhiên, sự phát triển thiếu đồng bộ, thiếu gắn kết; sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên; ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường tự nhiên và môi trường sống của cộng đồng dân cư quanh KCN… đang ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển các KCN.

Để khắc phục những ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp đến môi trường, giảm lãng phí tài nguyên và thúc đẩy tăng trưởng bền vững, ông Vinh cho rằng nên chuyển đổi các KCN theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Về dài hạn, chuyển đổi mô hình KCN thông thường sang mô hình KCN sinh thái sẽ giúp thu hút làn sóng đầu tư mới, chất lượng cao.

KCN và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên hỗ trợ về thông tin, khoa học kỹ thuật, công nghệ, tạo điều kiện xuất khẩu hàng hóa, quảng bá thương hiệu và tham gia các chuỗi giá trị; ưu tiên tiếp cận các khoản vay ưu đãi từ các ngân hàng, tổ chức tài chính cũng như các ưu đãi đầu tư.

Thiếu quy định rõ ràng và động lực để phát triển KCN xanh


Mặc dù việc xây dựng KCN bền vững mang lại nhiều lợi ích đáng kể, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về môi trường và xã hội nhưng để thực hiện được việc chuyển đổi này vẫn còn nhiều khó khăn.

Chia sẻ bên lề diễn đàn, bà Trần Thị Tố Loan, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đầu tư Sao Đỏ, chỉ ra những khó khăn về nguồn vốn và nhiều quy định chưa rõ ràng, gây cản trở cho khu công nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình.

dn-20240328133810666.jpg

Bà Trần Thị Tố Loan, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đầu tư Sao Đỏ. (Ảnh: N.N).


Theo bà Loan, các khu công nghiệp phần lớn được phát triển theo giai đoạn cuốn chiếu, việc đầu tư một cách đồng bộ toàn bộ hệ thống các phân khu chức năng và hệ thống xử lý nước thải, hệ thống hoàn thiện điện nước thì cần nguồn vốn lớn và phải đầu tư ngay từ ban đầu.

Bên cạnh đó, một số quy định còn chưa rõ ràng như theo Nghị định 35/2022 có giới thiệu về mô hình KCN sinh thái có đưa ra tiêu chí là phải có 20% doanh nghiệp trong khu phải thực hiện các sản xuất sạch hơn. Nhưng quy định này không cụ thể thế nào là "sạch hơn" hay như thế nào là "sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn".

“Để sử dụng tài nguyên sạch hơn, hiệu quả hơn, thì bản thân KCN và các doanh nghiệp trong khu cũng phải đầu tư một nguồn tài chính rất lớn để thay đổi toàn bộ công nghệ, dây chuyền. Trong khi đó, lại không có quy định cụ thể thì rất khó để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi”, bà Loan quan ngại.

Đồng quan điểm, bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ Trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), cũng cho biết việc chuyển xây dựng KCN sinh thái gặp phải những khó khăn như sự thiếu đồng bộ giữa các quy định.

Các văn bản hướng dẫn còn thiếu và chưa thống nhất, điển hình như trong quy định về tái sử dụng nước và chất thải trong KCN, gây khó khăn cho triển khai thực hiện các hoạt động cộng sinh công nghiệp.

Mặt khác, chi phí cho việc thực hiện các giải pháp chuyển đổi hoặc xây dựng mới KCN sinh thái đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn hoặc các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong khi nguồn lực của doanh nghiệp có hạn.

bo-khdt-20240328132947171.jpg

Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ Trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế, Bộ KH&ĐT. (Ảnh: N.N).


Do đó, cần đẩy mạnh huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp, quỹ tài chính khí hậu, đối tác chuyển đổi năng lượng cũng như các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính xanh.

“Cần bổ sung các chính sách ưu đãi về tài chính cho các KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, ưu tiên vay vốn tín dụng… là cần thiết để khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện việc chuyển đổi và xây dựng mới KCN sinh thái.”, bà Hiếu nêu rõ.

Xem tiếp...
 
Top Bottom