THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Rách vết mổ sau nâng mông bằng túi độn

Phương Nga

Tích Cực
Rách hoặc hở vết thương là một vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra sau phẫu thuật nâng mông bằng túi độn ở bất kỳ trường hợp bệnh nhân nào.

Giới thiệu​


Rách vết mổ là vấn đề nghiêm trọng và bệnh nhân cần điều trị ngay khi phát hiện, tránh để lâu kéo theo các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Rách vết mổ thường gặp ở trường hợp bệnh nhân chọn kiểu rạch 1 đường ở khe mông hơn là kiểu rạch 2 đường ở hai bên bờ trong của má mông (cũng thuộc vùng khe mông). Tình trạng này cũng thường xảy ra với bệnh nhân đặt túi độn trên cơ hoặc dưới cân cơ hơn là dưới cơ hoặc trong cơ. Vì ở hai vị trí đầu, túi độn không được cơ bao bọc, khoang chứa chỉ được tạo bởi lớp mô và/hoặc các sợi cân cơ mỏng manh nên túi độn sẽ gây áp lực, làm căng vết mổ nhiều hơn. Ngoài ra ở những vị trí này cũng không bị giới hạn về size túi độn như vị trí trong cơ hay dưới cơ, do đó bệnh nhân thường có xu hướng chọn size túi to. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ rách vết mổ nhiều hơn.

5


6
Các trường hợp rách vết mổ sau đặt túi độn mông

Triệu chứng và dấu hiệu khi vết mổ bị rách sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Khi vết thương hở ra, triệu chứng đầu tiên sẽ là rỉ máu tại vị trí vết mổ, kế đến có thể chỉ khâu bị đứt hoặc tuột. Bệnh nhân sẽ thấy đau, khó chịu tại vị trí vết mổ. Một triệu chứng khác có thể xảy ra đó là chảy dịch có lẫn máu và mủ tại vị trí vết mổ. Đây là dấu hiệu cho thấy vết mổ có thể đã bị nhiễm trùng sau khi hở miệng. Khi nhiệt độ cơ thể bệnh nhân tăng lên, đi kèm cảm giác mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, đó chính xác là khi vết mổ đã bị nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây rách vết mổ sau đặt túi độn mông​


Có rất nhiều yếu tố có thể góp phần gây rách hoặc hở vết mổ sau phẫu thuật bao gồm:

Do đặc điểm bản chất vị trí vết mổ ở vùng này dẫn đến nguy cơ cao hơn​


Khu vực khe mông là vị trí “đầu nguồn”, không có nguồn cung cấp máu từ động mạch chính, do đó khả năng lành thương về bản chất cũng kém hơn so với các vị trí khác.

Do quá trình bóc tách, phẫu thuật gây tổn thương mô nhiều​

2
A- Rìa vết mổ liên tục bị banh ra để trong quá trình bóc tách khoang chứa. B - mô vùng vết mổ bị tổn thương do phải banh mạnh để chèn túi độn vào

Phẫu thuật càng gây tổn thương mô thì nguy cơ bị rách/hở vết thương càng cao hơn. Ngoài ra do trong quá trình thực hiện, bác sĩ liên tục phải tiến hành khử ẩm cũng khư kéo banh mô ở miệng vết rạch ra để bóc tách và nhìn rõ vị trí đặt túi (như hình trên). Cả hai bên vết rạch đều bị banh kéo ra do đó đều trải qua quá trình lưu thông kém trong thời gian dài, dẫn đến khả năng lành lại sau đó kém hơn.

Do đặt túi độn trên cơ, dùng kỹ thuật 1 đường mổ và dùng túi độn size quá to​


Tất cả những yếu tố này có thể góp phần khiến nguy cơ rách vết mổ cao hơn do túi độn chèn ép và kéo căng giãn mô vùng vết mổ quá mức.

Do các vấn đề về sức khỏe, thói quen hoặc sử dụng một số loại thuốc​


Ngoài các yếu tố về kỹ thuật, những bệnh nhân gặp phải các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp hoặc sử dụng một số loại thuốc như aspirin; hay có thói quen hút thuốc, uống rượu bia cũng góp phần khiến vết thương lâu lành và có nguy cơ bị hở cao hơn.

Do cắt chỉ quá sớm​


Mặc dù phần lớn các loại chỉ khâu được sử dụng ở mông đều có độ bền chắc và có thể tự tiêu được, nhưng một số đòi hỏi phải cắt bỏ sau vài ngày hoặc vài tuần phẫu thuật. Loại chỉ này sẽ được cắt bỏ khi vết mổ đã lành. Do đó nếu chúng được cắt bỏ quá sớm, trước khi vết mổ lành thì có thể dẫn đến hở vết thương

Do nhiễm trùng hoặc tụ dịch​


Sau phẫu thuật cơ thể vùng mông cũng dễ bị nhiễm trùng hoặc tụ dịch. Trong trường hợp tình trạng này làm ảnh hưởng đến vết mổ thì cũng có thể khiến vết mổ bị rách, hở ra do làm tổn thương mô da hoặc suy yếu chỉ khâu. Nhiễm trùng sẽ kích thích làm các “đầu mối” da ở vùng vết mổ bị rách mở ra và chảy máu. Bệnh nhân có thể ngăn ngừa vết thương hở do nhiễm trùng bằng cách chăm sóc vết thương cần thận trong thời gian hậu phẫu.

Do tư thế nằm không đúng trong thời gian hậu phẫu​


Nếu vết mổ phải chịu thêm áp lực hoặc bị căng hơn trong giai đoạn hậu phẫu thì nguy cơ bị rách cũng rất cao. Đó cũng chính là lý do tại sao bạn không được phép nằm ngửa khi ngủ trong 2 – 3 tuần đầu sau phẫu thuật, vì nằm ngửa sẽ gây áp lực lên vết mổ từ đó dẫn đển hở vết thương, chảy máu và nhiễm trùng. Ngoài ra cũng cần cẩn thận khi hắt hơi và ho, đồng thời phải tránh bất khì hoạt động nào làm căng vết mổ trong giai đoạn đầu.

Cách xử lý khi rách vết mổ sau đặt túi độn mông​


Rách vết mổ có thể xảy ra dưới 2 dạng: rách một phần hoặc rách hoàn toàn vết mổ và mỗi trường hợp sẽ có các hướng xử lý khác nhau.

4
Rách vết mổ mức độ nhẹ (rách một phần)

Rách một phần tức là chỉ có phần da và mô trên cùng của vết thương bị hở, vết rách thường cũng nông và không to. Đây được coi là trường hợp nhẹ và có thể đáp ứng tốt bằng điều trị và chăm sóc tại chỗ. Bệnh nhân chỉ cần chăm sóc giữ vết thương sạch sẽ, có thể kết hợp bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc uống thuốc kháng sinh. Trường hợp này nếu được can thiệp kịp thời thì thường sẽ lành đẹp sau khoảng 2 tuần.

rách vết mổ 1
A - Rách vết mổ mức độ vừa 1,5 tuần sau phẫu thuật; B - 1 tháng sau phẫu thuật sau khi được điều trị tại chỗ nhưng vẫn chưa liền hẳn

Rách hoàn toàn vết mổ tức là các lớp da và mô đã được khâu kín lại nhưng vẫn bị rách mở ra, để lộ cả lớp mô hoặc cấu trúc bên dưới, thậm chí là túi độn hoặc cơ mông. Đây được xem là trường hợp nghiêm trọng và độ sâu vết rách càng cao thì mức độ nghiêm trọng càng lớn. Nếu tình trạng này đi kèm với các dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa, chảy dịch nhiều, tấy đỏ, sưng nề hay cảm giác mệt mỏi thì chứng tỏ bệnh nhân đã bị nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng chỉ dừng lại ở các lớp mô bên trên túi độn (được xem là rách vết mổ mức độ vừa) thì vẫn có thể được điều trị bằng kháng sinh đường uống hoặc tiêm, truyền. Nhưng nếu nhiễm trùng sâu xảy ra, tức là khi vết thương hở sâu và ảnh hưởng đến mô sâu như cơ mông, hoặc túi độn thì nguy cơ phải phẫu thuật lại để tháo bỏ túi độn là rất cao.

Trong trường hợp xấu nhất này, bác sĩ sẽ rạch lại qua vết mổ ban đầu, sau đó loại bỏ túi độn và dùng thuốc để khử trùng mô và cơ bị nhiễm trùng. Cuối cùng khâu đóng vết rạch lại. Bạn sẽ cần chờ một vài tháng sau khi mông ổn định, sạch nhiễm trùng rồi mới có thể thay cặp túi độn mới. Túi mông nếu đã bị nhiễm trùng mà không loại bỏ thì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng như hoại tử mô buộc phải cắt bỏ hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.

Cách giảm thiểu nguy cơ rách vết mổ sau phẫu thuật độn mông​

3
Vết mổ sau khi bị rách được điều trị

Bác sĩ và bệnh nhân hoàn toàn có thể tránh được nguy cơ này khi áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Chọn size túi độn mông phù hợp, không quá to và nên chọn vị trí đặt trong cơ, thay vì trên cơ
  • Nhiều bác sĩ cũng tránh nguy cơ này bằng cách chọn kiểu rạch 2 đường ở vùng khe mông thay vì 1 đường để giảm tối đa nguy cơ làm căng vết mổ
  • Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ duy trì giữ ẩm cho vùng mô hai bên mép vết mổ, đồng thời thả lỏng banh kéo mô khi có thể để cải thiện tưới máu mô và giảm chấn thương mô.
  • Đặt dẫn lưu và duy trì trong thời gian phù hợp cũng là một cách để giảm nguy cơ tụ dịch dẫn đến hở vết thương
  • Sử dụng nhiều lớp keo dán da (ví dụ Dermabond – dùng khoảng 3 lớp) cũng được chứng minh giúp giảm tỉ lệ hở vết thương do ngoài việc giữ vết mổ bền chắc, lớp keo còn hoạt động như một hàng rào kháng khuẩn.
  • Bệnh nhân thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe với bác sĩ cũng như thực hiện đúng theo hướng dẫn chăm sóc trước và sau phẫu thuật: bao gồm việc tránh một số loại thuốc, thực phẩm chức năng, tránh các hoạt động mạnh, giữ vệ sinh vết mổ đúng cách, uống thuốc đầy đủ và duy trì mặc quần định hình…

Xem tiếp...
 
Top Bottom