MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
690K

Ra Phú Quốc ngắm mặt trời rơi xuống nước

Phú Quốc (Kiên Giang) là một hòn đảo nằm trong vùng biển phía Tây Nam của tổ quốc, ngoài tiềm năng phát triển du lịch, Phú Quốc còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và khai thác kinh tế biển. Môi trường hoạt động mưu sinh xung quanh là biển cả, người dân chài đã tự thích nghi và ứng xử hài hòa với thiên nhiên bằng tri thức vốn có của mình. Tục thờ “Bà – Cậu” được người dân nơi đây hết sức xem trọng. Đây là dạng tín ngưỡng dân gian phổ biến của hầu hết mọi dân chài ở vùng biển Phú Quốc.

Dinh Cậu được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ 17, khi các cư dân vùng Thuận Quảng theo dòng Nam tiến đến đây lập nghiệp. Ông Huỳnh Phước Huệ, Phó Ban bảo vệ di tích Dinh Cậu, cho biết Dinh được trùng tu lần đầu vào năm 1937, sau đó trùng tu thêm vài lần nữa nên ngày càng trở nên tôn nghiêm. Đến năm 2012, Dinh Cậu được sở VHTT & DL Kiên Giang, công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

Dinh Cậu tọa lạc trên gềnh đá có hình đầu rùa, nằm bên cửa sông vào lòng thị trấn Dương Đông – trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Đảo. Có người gọi nơi đây là “cái rốn” của đảo Phú Quốc, vì từ đây đi xuống Nam đảo, đi lên Bắc đảo đều thuận lợi.

Nhìn từ xa, Dinh Cậu như một hòn non bộ khổng lồ, được người dân ví như biểu tượng của Phú Quốc. Nơi đây biển trời mây nước gặp nhau, tạo nên khung cảnh thơ mộng, trữ tình. Du khách đến đây còn được thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn chìm trên biển Dương Đông, nghe sóng biển rì rào, ngắm cảnh thanh bình của biển cả mà nghe lòng thư thả. Có lẽ vì vậy mà nơi đây hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách viếng thăm.

Thi sĩ Đông Hồ (1906 - 1969), năm 1927, trong một lần ra thăm Phú Quốc, viết: “Người khách du – quan mới đến Dương Đông cảm nhận được cái đẹp trước nhất là ở cảnh cửa này, một bên là bãi cát trắng, bóng dương tha thướt, một bên là gềnh đá như cái đồi con, chắn ngang vàm sông, hình thù kỳ kỳ, quái quái, chiều chiều trèo lên trên gềnh đá ấy mà trông cảnh chiều hôm, nước mây man mác, bên kia bóng tà dương bảng lảng, bên này chiếc thuyền trong vàm sông xuôi ra, cánh buồm trắng phất qua gềnh đá biếc, mũi thuyền rẽ nước, thì đẹp biết chừng nào”.

Dinh Cậu là nơi phối thờ bà Thiên Y A Na Chúa Ngọc Nương Nương (Thủy Long Thánh Mẫu) và hai Cậu con của bà là Cậu Tài – Cậu Quý. Đây được xem là lực lượng siêu nhiên hiển linh có thể giúp đỡ, phù hộ hay trừng phạt con người. Dinh Cậu vì thế được xem là chốn linh thiêng. Dinh Cậu cũng là nơi gắn liền với các hoạt động lễ hội trên đảo, với đời sống xã hội và lịch sử của cộng đồng ngư dân Phú Quốc. Nó cũng được xem là biểu tượng văn hóa, gắn kết cộng đồng của những người quanh năm lênh đênh trên biển cả bao la. Đây thật sự là không gian văn hóa thiêng liêng trên huyện đảo.

Ngư dân Phú Quốc rất tin tưởng vào tục thờ “Bà – Cậu” – người được cho là cai quản sông nước, bởi vậy các ngư dân gọi nghề đi biển của mình là nghề “Bà - Cậu”. Thế nên hầu hết ghe thuyền nào xuất bến đi ngang qua trước mũi dinh, các chủ ghe đều cúng bái. Thức cúng thường là cặp gà và hoa, quả, nhằm cầu mong cho chuyến đi biển được bình an và may mắn. Thực ra ban đầu chỉ là tập tục cúng bái “Bà – Cậu” của ngư dân trước khi ra biển, lâu dần đã trở thành tính ngưỡng văn hóa dân gian và đã tồn tại hơn 300 năm cùng với sự có mặt của cư dân trên đảo.

image_750x_628b4d0d3f62b.jpg


Lễ hội Dinh Cậu hàng năm được tổ chức vào ngày 15 & 16 tháng 10 âm lịch, không chỉ quy tụ các ngư phủ mà người dân trong vùng cũng về đây thấp hương cầu mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, được mùa tôm cá.

image_750x_628b4d0e0b159.jpg


Cách Dinh Cậu chừng 200 mét, Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu trông tôn nghiêm và khá khang trang. Ở Phú Quốc, yếu tố đồng ruộng (Mẫu Địa) và rừng núi (Mẫu Thượng Ngàn) được đồng nhất bằng tượng thờ Mẫu Chúa Xứ. Yếu tố môi trường biển đảo được đề cao thể hiện rõ nét qua cách gọi tên nơi thờ tự: Từ Dinh Bà ngày xưa, nay gọi là Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu. Từ đó, tục thờ Bà Thủy Long Thánh Mẫu được ngư dân Phú Quốc xem trọng, cùng với hai người con của bà là Cậu Tài và Cậu Quý tạo thành tục thờ đặc trưng của cư dân biển đảo, đó chính là tục thờ “Bà – Cậu”. Có thể nói chính các ngư dân là người sáng tạo ra di sản, nắm giữ di sản, trao truyền và bảo vệ di sản cho thế hệ ngày sau. ./.

image_750x_628b4d10e1cb6.jpg


image_750x_628b4d12295d5.jpg


Bài, ảnh: Cao Phương

Xem tiếp...
 
Top Bottom