THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Quy trình chi tiết của phẫu thuật thu gọn góc hàm

Phương Nga

Tích Cực
Bài viết giúp bạn hiểu cặn kẽ về từng bước, từng thao tác trong quá trình phẫu thuật thu gọn góc hàm.


Hiện nay, đa số các ca phẫu thuật thu gọn góc hàm đều được thực hiện với kỹ thật cắt theo đường cong qua đường rạch bên trong miệng và kết hợp khoan. Quy trình phẫu thuật gồm có các bước thực hiện như sau:

  1. Gây mê toàn thân, có thể bằng cách đặt ống nội khí quản đường mũi hoặc đường miệng
  2. Cho khách hàng nằm ngửa với 1 gối ngang đặt bên dưới vai để mở rộng cổ. Toàn bộ khuôn mặt được sát khuẩn bằng dung dịch Betadine. Khoang miệng và răng được vệ sinh bằng dung dịch betadine pha loãng. Vùng phẫu thuật được quấn màng mổ để hỗ trợ phẫu thuật viên đánh giá chính xác sự cân đối trong quá trình làm phẫu thuật. Quy trình phẫu thuật được thực hiện trong khoang miệng tối nên phẫu thuật viên đeo đèn đội đầu để quan sát rõ hơn.
  3. Đặt dụng cụ banh miệng bằng cao su ở giữa hàm trên và hàm dưới. Đánh dấu đường rạch bằng dung dịch thuốc tím gentian. Một đường rạch ở ngách tiền đình má được đánh dấu từ trị trí cành cao kéo dài về phía trước đến răng hàm lớn thứ nhất hoặc răng tiền hàm thứ 2. Để lại một đoạn niêm mạc khoảng 7-8 mm để đsng đường rạch dễ dàng hơn. Vùng phẫu thuật được tiêm dung dịch lidocaine 0,25% với epinephrine pha loãng tỷ lệ 1:200.000.
  4. Sau khi nâng màng xương bằng dụng cụ bóc tách màng xương, vùng đằng sau của thân xương hàm dưới sẽ lộ ra. Tiếp tục bóc tách về phía trên dọc theo cành cao để bộc lộ ra toàn bộ vùng cần cắt. Tách các sợi cơ cắn khỏi bờ dưới của thân xương, góc xương hàm và bờ sau của cành cao bằng dụng cụ cắt góc hàm để thuận tiện cho việc phẫu thuật. Bóc tách dưới màng xương giúp ngăn chảy máu từ cơ cắn. Trong quá trình bóc tách cần chú ý bảo vệ dây thần kinh cằm, tĩnh mạch sau hàm và động mạch mặt.
  5. Sau khi đặt banh góc hàm sẽ thấy góc xương hàm và đánh dấu đường cắt trên xương bằng bút chì. Sau đó kiểm tra lại đường rạch bằng gương nha khoa.
  6. Thông thường, quy trình phẫu thuật được thực hiện với đường cắt cong dài bằng bộ lắc 110o có độ dài khác nhau. Khi KH yêu cầu cắt góc hàm thì dùng kỹ thuật đường cắt cong, còn nếu muốn mặt V-line thì kết hợp cùng với phương pháp thu nhỏ cằm.
  7. Thông thường, sau khi cắt xương, cơ vẫn còn bám với phần bên trong của xương hàm dưới. Dùng dụng cụ bóc tách kích thước lớn hoặc dao mổ điện cẩn thận tách các sợi cơ chân bướm trong còn lại khỏi bề mặt bên trong của phần xương đã cắt để có thể lấy xương ra.
  8. Cuối cùng, dùng máy khoan tốc độ cao để loại bỏ đi phần xương thừa ở bản ngoài và tạo sự chuyển tiếp tự nhiên. Bước này giúp tránh tạo góc hàm không mong muốn.
  9. Lặp lại quy trình cho bên còn lại. Lúc này cần dựa trên sự chênh lệch về độ nhô của 2 góc hàm trước phẫu thuật để cắt đi ít hoặc nhiều xương hơn nhằm tạo sự cân đối.
  10. Rửa vết mổ ở 2 bên bằng nước muối sinh lý và cầm máu. Các vết mổ được khâu đóng thành 2 lớp (màng xương và niêm mạc) với chỉ tự tiêu 4/0. Ống dẫn lưu được đặt qua đêm và cho KH đeo băng thun ép.

Slide1


Slide2


Slide3


Xem tiếp...
 
Top Bottom