Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
“Không ít lần tôi đã phải đứng cả ngày ở cổng chờ đợi Tiến về nhà để năn nỉ hãy trả tiền vì gia đình đang có việc gấp nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu cùng lời từ chối hôm nay em tiêu hết rồi”. Đó là những chia sẻ của anh Đức.
Câu chuyện đòi lại những đồng tiền “mồ hôi, nước mắt” của anh Nguyễn Văn Đức ở Võ Nhai, Thái Nguyên từ em con nhà chú diễn ra một cách đầy gian truân. Nghe xong câu chuyện của anh Đức chắc mọi người sẽ phải e dè khi cho ai đó vay mượn.
Không chỉ cơ cực khi cho bạn không có trách nhiệm vay tiền mà nhiều người con lâm cảnh khốn khó khi cho anh em họ hàng vay tiền (ảnh minh họa)
Qua chia sẻ được biết, anh Đức là người lam lũ, chịu thương, chịu khó đi làm công trình suốt nhiều năm, ăn uống khổ sở. Bằng việc “thắt lưng buộc bụng” này nên anh đã tích góp, gửi về cho gia đình hơn 200 triệu đồng. Đây thực sự là số tiền xương máu, không dễ gì mà kiếm được đối với một người dân ở vùng quê và cũng là số vốn để gây dựng sự nghiệp sau khi lấy vợ.
Anh Đức kể: “Năm 2016, Tuấn (em con nhà chú) có đến hỏi vợ chồng tôi mượn 100 triệu đồng để cho đủ tiền làm trang trại chăn nuôi gà. Ban đầu vợ chồng tôi cũng lăn tăn có nên cho Tuấn mượn không? bởi ở vùng quê số tiền vài chục triệu đồng là tài sản rất lớn. Thấy em nó đam mê làm ăn nên tôi cũng mừng và quyết định cho Tuấn mượn tiền. Nhưng ở đời đúng không ai biết trước chữ “ngờ”, mượn được tiền Tuấn chẳng đi làm trang trại gì cả mà đem tiền đi mua thêm xe máy, đưa bạn bè đi hát hò”.
Sau những cái lắc đầu ngao ngán, anh Đức nói tiếp: “Tiền mình đã cho mượn rồi thì mua xe, vật dụng gia đình là quyền của Tuấn tôi cũng không để ý. Bực mình nhất là đến khi nhà mình có công việc cần đến tiền hỏi thì cậu ta lại không trả. Hứa hết lần này đến lần khác, đòi từ đầu năm đến hết năm trả được 40 triệu. Tôi nghĩ đến tình nghĩa anh em họ hàng nên cũng để cho Tuấn tìm tiền trả dần nhưng ngày càng thấy nhiều cái oái ăm ở cậu ta”.
Hẹn từ tháng 5 đến tháng 9, Tuấn vẫn không trả nợ cho tôi. Tôi gọi điện, sang gặp mặt, Tuấn đều tránh. Cuối cùng, do gia đình tôi sang quá nhiều, để tránh cho con nên mẹ Tuấn thông báo em đã đi làm ở Sài Gòn. Tôi về tiếp tục gọi điện, nhắn tin giục thì Tuấn chỉ nhắn lại là xin lỗi tôi. Bản thân gia đình tôi rất cần tiền cho bao nhiêu công việc kinh doanh làm ăn, nuôi con ăn học, chăm sóc cha mẹ… nhưng Tuấn cũng mặc kệ.
“Trong khi tôi đau đầu lo kiếm tiền lo cho gia đình thì Tuấn lại khoe ảnh đi du lịch trên facebook. Anh ta cùng bạn gái đi hết nơi này nơi kia, checkin ở những chỗ sang chảnh. Anh ta còn đưa bạn gái đi mua quần áo, sắm điện thoại mới… Tôi vào bình luận yêu cầu anh trả nợ, anh thẳng tay block tôi khiến tôi vô cùng uất ức.
Tôi tiếp tục gọi điện, dùng những từ ngữ nặng nề để đòi nợ. Tuấn tuyên bố “cạch mặt” tôi. Cậu ta nói rằng: “Anh em có mấy đồng bạc mà đòi suốt ngày. Vì khó khăn nên em mới nợ. Nếu em không lâm vào hoàn cảnh đó, cũng không phiền anh chị làm gì”, anh Đức búc xúc kể lại.
Đến cuối năm 2018, khi nghe tin cậu em “quý hóa” này đi làm từ Sài Gòn về nhà, cực chẳng đã, anh Tuấn đã sang tận nhà để hỏi nợ. Anh cũng mời luôn cả bố mẹ của Tuấn chứng kiến sự việc. Thậm chí anh còn phải van xin đủ điều . Bố mẹ Tuấn chứng kiến cũng đã đưa ra lời khuyên nhủ tuy nhiên Tuấn vẫn tìm cách né tránh bằng việc như: Hiện không có tiền mặt, tiền để trong thẻ…
“Tôi thì không dùng tài khoản ngân hàng nên cũng bối rối khi Tuấn nói vậy. Sau một lúc lưỡng lự tôi thấy rằng, cơ hội đòi được nợ chắc chỉ có ngày hôm nay nên đã gọi điện ngay cho đứa em gái cho số tài khoản để Tuấn chuyển tiền qua. Trước sự chứng kiến của bố mẹ, sự van nài trả nợ của tôi thì cuối cùng Tuấn cũng chuyển trả cho tôi hết số nợ”, anh Đức thở dài ngao ngán.
Nhắc tới hai chữ vay tiền, chắc hẳn không ít người trong chúng ta đều có một sự chột dạ không hề nhẹ? Bởi trong cuộc sống này, có ai mà không đôi ba lần đi vay mượn chút ít. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh, người cho vay đôi khi còn đau khổ gấp trăm ngàn lần người đi vay…
Xem tiếp...
Câu chuyện đòi lại những đồng tiền “mồ hôi, nước mắt” của anh Nguyễn Văn Đức ở Võ Nhai, Thái Nguyên từ em con nhà chú diễn ra một cách đầy gian truân. Nghe xong câu chuyện của anh Đức chắc mọi người sẽ phải e dè khi cho ai đó vay mượn.
Không chỉ cơ cực khi cho bạn không có trách nhiệm vay tiền mà nhiều người con lâm cảnh khốn khó khi cho anh em họ hàng vay tiền (ảnh minh họa)
Qua chia sẻ được biết, anh Đức là người lam lũ, chịu thương, chịu khó đi làm công trình suốt nhiều năm, ăn uống khổ sở. Bằng việc “thắt lưng buộc bụng” này nên anh đã tích góp, gửi về cho gia đình hơn 200 triệu đồng. Đây thực sự là số tiền xương máu, không dễ gì mà kiếm được đối với một người dân ở vùng quê và cũng là số vốn để gây dựng sự nghiệp sau khi lấy vợ.
Anh Đức kể: “Năm 2016, Tuấn (em con nhà chú) có đến hỏi vợ chồng tôi mượn 100 triệu đồng để cho đủ tiền làm trang trại chăn nuôi gà. Ban đầu vợ chồng tôi cũng lăn tăn có nên cho Tuấn mượn không? bởi ở vùng quê số tiền vài chục triệu đồng là tài sản rất lớn. Thấy em nó đam mê làm ăn nên tôi cũng mừng và quyết định cho Tuấn mượn tiền. Nhưng ở đời đúng không ai biết trước chữ “ngờ”, mượn được tiền Tuấn chẳng đi làm trang trại gì cả mà đem tiền đi mua thêm xe máy, đưa bạn bè đi hát hò”.
Sau những cái lắc đầu ngao ngán, anh Đức nói tiếp: “Tiền mình đã cho mượn rồi thì mua xe, vật dụng gia đình là quyền của Tuấn tôi cũng không để ý. Bực mình nhất là đến khi nhà mình có công việc cần đến tiền hỏi thì cậu ta lại không trả. Hứa hết lần này đến lần khác, đòi từ đầu năm đến hết năm trả được 40 triệu. Tôi nghĩ đến tình nghĩa anh em họ hàng nên cũng để cho Tuấn tìm tiền trả dần nhưng ngày càng thấy nhiều cái oái ăm ở cậu ta”.
Hẹn từ tháng 5 đến tháng 9, Tuấn vẫn không trả nợ cho tôi. Tôi gọi điện, sang gặp mặt, Tuấn đều tránh. Cuối cùng, do gia đình tôi sang quá nhiều, để tránh cho con nên mẹ Tuấn thông báo em đã đi làm ở Sài Gòn. Tôi về tiếp tục gọi điện, nhắn tin giục thì Tuấn chỉ nhắn lại là xin lỗi tôi. Bản thân gia đình tôi rất cần tiền cho bao nhiêu công việc kinh doanh làm ăn, nuôi con ăn học, chăm sóc cha mẹ… nhưng Tuấn cũng mặc kệ.
“Trong khi tôi đau đầu lo kiếm tiền lo cho gia đình thì Tuấn lại khoe ảnh đi du lịch trên facebook. Anh ta cùng bạn gái đi hết nơi này nơi kia, checkin ở những chỗ sang chảnh. Anh ta còn đưa bạn gái đi mua quần áo, sắm điện thoại mới… Tôi vào bình luận yêu cầu anh trả nợ, anh thẳng tay block tôi khiến tôi vô cùng uất ức.
Tôi tiếp tục gọi điện, dùng những từ ngữ nặng nề để đòi nợ. Tuấn tuyên bố “cạch mặt” tôi. Cậu ta nói rằng: “Anh em có mấy đồng bạc mà đòi suốt ngày. Vì khó khăn nên em mới nợ. Nếu em không lâm vào hoàn cảnh đó, cũng không phiền anh chị làm gì”, anh Đức búc xúc kể lại.
Đến cuối năm 2018, khi nghe tin cậu em “quý hóa” này đi làm từ Sài Gòn về nhà, cực chẳng đã, anh Tuấn đã sang tận nhà để hỏi nợ. Anh cũng mời luôn cả bố mẹ của Tuấn chứng kiến sự việc. Thậm chí anh còn phải van xin đủ điều . Bố mẹ Tuấn chứng kiến cũng đã đưa ra lời khuyên nhủ tuy nhiên Tuấn vẫn tìm cách né tránh bằng việc như: Hiện không có tiền mặt, tiền để trong thẻ…
“Tôi thì không dùng tài khoản ngân hàng nên cũng bối rối khi Tuấn nói vậy. Sau một lúc lưỡng lự tôi thấy rằng, cơ hội đòi được nợ chắc chỉ có ngày hôm nay nên đã gọi điện ngay cho đứa em gái cho số tài khoản để Tuấn chuyển tiền qua. Trước sự chứng kiến của bố mẹ, sự van nài trả nợ của tôi thì cuối cùng Tuấn cũng chuyển trả cho tôi hết số nợ”, anh Đức thở dài ngao ngán.
Nhắc tới hai chữ vay tiền, chắc hẳn không ít người trong chúng ta đều có một sự chột dạ không hề nhẹ? Bởi trong cuộc sống này, có ai mà không đôi ba lần đi vay mượn chút ít. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh, người cho vay đôi khi còn đau khổ gấp trăm ngàn lần người đi vay…
Xem tiếp...