Thu Thủy
Nổi Tiếng
(PLO)- Quảng Ninh là địa phương đầu tiên đề xuất mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn.
Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh vừa chủ trì hội nghị nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu đắp nền đường trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị, các chuyên gia đầu ngành của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ GTVT, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã thẳng thắn trao đổi về những kinh nghiệm trong thực hiện thí điểm.
Quảng Ninh tổ chức hội nghị nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường ngay sau khi có văn bản của Bộ GTVT. Ảnh: NS
Thông qua trao đổi, xác định nguồn mỏ cát trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các khuyến cáo của Bộ GTVT, các sở ngành và các đơn vị được giao chủ đầu tư xác định, trước mắt sẽ mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp nền đường tại một số dự án có một số yếu tố tương đồng về điều kiện tự nhiên, môi trường với dự án đã thí điểm thành công.
Cụ thể là một số dự án giao thông trọng điểm của tỉnh đang triển khai như Dự án đường ven sông đoạn từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với đường tỉnh 338; đường ven sông đoạn từ đường tỉnh 338 đến Cổng tỉnh.
Hiện, các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang thiếu nguồn vật liệu san lấp. Theo báo cáo của các Ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, hiện tiến độ thi công và giải ngân nguồn vốn đầu tư công nhiều dự án hạ tầng giao thông đang bị chậm so với kế hoạch đặt ra.
Trong đó, nguyên nhân lớn nhất do thiếu nguồn vật liệu san lấp là cát và đất. Hiện đang có mỏ đất Trới tại TP Hạ Long và mỏ Bắc Sơn tại TP Uông Bí hoàn thành thủ tục để khai thác, tuy nhiên công suất khai thác mỏ khó đảm bảo cung cấp đủ đối với các dự án cùng một lúc. Đối với nguồn đất K95, K98 mới đáp ứng được 3,7 triệu m3 trên nhu cầu trên 6,6 triệu m3, tương đương 55,6% nhu cầu của các dự án.
Trước đó, như PLO đã đưa tin, Bộ GTVT và Bộ TN&MT vừa báo cáo Thủ tướng kết quả thí điểm và đánh giá việc sử dụng cát biển làm đường cao tốc cũng như hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL. Trong đó, hai bộ đều đồng quan điểm mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng cát biển làm các công trình giao thông.
Bộ GTVT sau đó đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, TP căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế triển khai dự án của địa phương để tổ chức triển khai thí điểm mở rộng sử dụng cát biển làm nền đường cho dự án xây dựng công trình giao thông có điều kiện tự nhiên, môi trường tương tự như dự án thí điểm.
(PLO)- Nghiên cứu của Bộ TN&MT và Bộ GTVT đều cho thấy cát biển đáp ứng các yêu cầu làm vật liệu đắp nền đường, tuy nhiên cần triển khai thí điểm mở rộng ở nhiều nơi.
NGỌC SƠN
Xem tiếp...
Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh vừa chủ trì hội nghị nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu đắp nền đường trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị, các chuyên gia đầu ngành của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ GTVT, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã thẳng thắn trao đổi về những kinh nghiệm trong thực hiện thí điểm.
Thông qua trao đổi, xác định nguồn mỏ cát trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các khuyến cáo của Bộ GTVT, các sở ngành và các đơn vị được giao chủ đầu tư xác định, trước mắt sẽ mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp nền đường tại một số dự án có một số yếu tố tương đồng về điều kiện tự nhiên, môi trường với dự án đã thí điểm thành công.
Cụ thể là một số dự án giao thông trọng điểm của tỉnh đang triển khai như Dự án đường ven sông đoạn từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với đường tỉnh 338; đường ven sông đoạn từ đường tỉnh 338 đến Cổng tỉnh.
Hiện, các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang thiếu nguồn vật liệu san lấp. Theo báo cáo của các Ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, hiện tiến độ thi công và giải ngân nguồn vốn đầu tư công nhiều dự án hạ tầng giao thông đang bị chậm so với kế hoạch đặt ra.
Trong đó, nguyên nhân lớn nhất do thiếu nguồn vật liệu san lấp là cát và đất. Hiện đang có mỏ đất Trới tại TP Hạ Long và mỏ Bắc Sơn tại TP Uông Bí hoàn thành thủ tục để khai thác, tuy nhiên công suất khai thác mỏ khó đảm bảo cung cấp đủ đối với các dự án cùng một lúc. Đối với nguồn đất K95, K98 mới đáp ứng được 3,7 triệu m3 trên nhu cầu trên 6,6 triệu m3, tương đương 55,6% nhu cầu của các dự án.
Trước đó, như PLO đã đưa tin, Bộ GTVT và Bộ TN&MT vừa báo cáo Thủ tướng kết quả thí điểm và đánh giá việc sử dụng cát biển làm đường cao tốc cũng như hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL. Trong đó, hai bộ đều đồng quan điểm mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng cát biển làm các công trình giao thông.
Bộ GTVT sau đó đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, TP căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế triển khai dự án của địa phương để tổ chức triển khai thí điểm mở rộng sử dụng cát biển làm nền đường cho dự án xây dựng công trình giao thông có điều kiện tự nhiên, môi trường tương tự như dự án thí điểm.
Giao các tỉnh thí điểm dùng cát biển làm nền đường
(PLO)- Nghiên cứu của Bộ TN&MT và Bộ GTVT đều cho thấy cát biển đáp ứng các yêu cầu làm vật liệu đắp nền đường, tuy nhiên cần triển khai thí điểm mở rộng ở nhiều nơi.
NGỌC SƠN
Xem tiếp...