Phương Nga
Tích Cực
Phù kết mạc hay sưng kết mạc giống như bị phồng rộp là tình trạng có thể gặp phải sau phẫu thuật tạo hình mí mắt, đặc biệt là mí dưới.
Các yếu tố gây nên tình trạng phù kết mạc có thể bao gồm: viêm nhiễm, tắc tĩnh mạch hoặc tình trạng dẫn lưu bạch huyết bị gián đoạn.
Tình trạng phù kết mạc ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau, thường thì những trường hợp nghiêm trọng nhất sẽ nhận thấy ngay sau khi phẫu thuật, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể tăng lên trong quá trình hậu phẫu ở một số bệnh nhân.
Phù kết mạc có thể được chia là làm 3 loại:
Phù kết mạc dù ở bất kỳ loại nào cũng thường đi kèm với tình trạng viêm nhiễm ngay từ đầu
Phù kết mạc thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh trứng cá đỏ do giãn mao mạch.
Nguy cơ khô mắt và phù kết mạc có thể tăng lên khi quy trình cắt mí dưới được kết hợp thực hiện cùng lúc với cắt mí trên, hoặc mở góc mắt trong hoặc mở góc mắt ngoài, bị hở mi tạm thời sau phẫu thuật, hoặc khi cơ vòng mi bị tổn thương khi cắt mí dưới qua đường rạch ngoài da. Vì thế bác sĩ cần đánh giá cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện các quy trình này.
Đồng thời cần nhận biết và khắc phục các rối loạn ở mắt từ trước trước khi phẫu thuật, ví dụ tình trạng khô mắt, khả năng nhắm kín mắt, độ lỏng lẻo của da mí mắt dưới hoặc có thể điều trị dự phòng bằng cách sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc chống viêm để giúp giảm hoặc tránh nguy cơ phù kết mạc ở bệnh nhân sau phẫu thuật.
Tùy từng tình trạng phù kết mạc mà có thể có các cách tiếp cận xử lý khác nhau.
Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, cần sử dụng gạc ép cùng với thuốc mỡ tra mắt steroid, nước mắt nhân tạo và thuốc steroid dạng uống để hạn chế phản ứng viêm. Bệnh nhân cũng cần áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate để tạo điều kiện giảm sưng. Phần lớn các trường hợp thời gian hồi phục thường là vài tuần đến vài tháng.
Cần che kín mắt bị phù kết mạc bằng miếng dán trong 24 giờ, nên bổ sung thêm sử dụng các loại thuốc và chất bôi trơn, thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà băng dán có thể được giữ yên trên mắt trong 1 đến 2 ngày sau đó mới mở ra kiểm tra.
Nếu tình trạng phù kết mạc vẫn không khỏi hoặc nặng hơn thì sẽ cần can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật, ví dụ như châm kim hoặc cắt kết mạc mi. Bên cạnh đó phương pháp phẫu thuật sử dụng năng lượng sóng radio cao tần cũng cho kết quả khả quan.
Việc điều trị tình trạng phù kết mạc kéo dài sau khi cắt mí dưới thường rất phức tạp, do đó về phía bác sĩ cần kiểm tra và đánh giá tình trạng bệnh nhân thật kỹ từ trước khi phẫu thuật, đồng thời có các biện pháp dự phòng nếu cần. Về phía bệnh nhân, cần tìm bác sĩ và cơ sở thực hiện thật uy tín để tránh các biến chứng đáng tiếc như này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
Xem tiếp...
Các yếu tố gây nên tình trạng phù kết mạc có thể bao gồm: viêm nhiễm, tắc tĩnh mạch hoặc tình trạng dẫn lưu bạch huyết bị gián đoạn.
Tình trạng phù kết mạc ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau, thường thì những trường hợp nghiêm trọng nhất sẽ nhận thấy ngay sau khi phẫu thuật, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể tăng lên trong quá trình hậu phẫu ở một số bệnh nhân.
Các mức độ phù kết mạc
Phù kết mạc có thể được chia là làm 3 loại:

- Phù kết mạc nhẹ: chỉ nhìn thấy một chút màu hồng ở kết mạc, và kết mạc chỉ bị hơi phù, nhô lên
Phù kết mạc mức trung bình: thấy rõ tình trạng phù kết mạc hơn, tuy nhiên mí mắt vẫn có thể nhắm kín hoàn toàn được

- Phù kết mạc nặng: tình trạng phù kết mạc khiến bệnh nhân không thể nhắm kín mắt, làm lộ giác mạc, và thậm chí cố kéo kín mắt bằng tay cũng khó.
Phù kết mạc dù ở bất kỳ loại nào cũng thường đi kèm với tình trạng viêm nhiễm ngay từ đầu
Nguyên nhân gây phù kết mạc
- Do bóc tách rộng vùng quanh ổ mắt và góc mắt ngoài
- Do phản ứng của kết mạc với một loạt các tình trạng viêm mắt hoặc viêm mí mắt bao gồm: dị ứng, nhiễm trùng, khô giác mạc, hở mi, dị ứng thuốc bôi hoặc thuốc nhỏ mắt, phù nề dưới kết mạc sau mổ và chấn thương (do phẫu thuật)
- Tăng tính thấm thành mạch sau phẫu thuật và tắc nghẽn mạch bạch huyết hoặc suy giảm chức năng thoát nước của mí mắt và ổ mắt. Đây thường được cho là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tình trạng phù kết mạc.
Phù kết mạc thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh trứng cá đỏ do giãn mao mạch.
Những lưu ý giúp tránh xảy ra biến chứng phù kết mạc
Nguy cơ khô mắt và phù kết mạc có thể tăng lên khi quy trình cắt mí dưới được kết hợp thực hiện cùng lúc với cắt mí trên, hoặc mở góc mắt trong hoặc mở góc mắt ngoài, bị hở mi tạm thời sau phẫu thuật, hoặc khi cơ vòng mi bị tổn thương khi cắt mí dưới qua đường rạch ngoài da. Vì thế bác sĩ cần đánh giá cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện các quy trình này.
Đồng thời cần nhận biết và khắc phục các rối loạn ở mắt từ trước trước khi phẫu thuật, ví dụ tình trạng khô mắt, khả năng nhắm kín mắt, độ lỏng lẻo của da mí mắt dưới hoặc có thể điều trị dự phòng bằng cách sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc chống viêm để giúp giảm hoặc tránh nguy cơ phù kết mạc ở bệnh nhân sau phẫu thuật.
Các biện pháp khắc phục phù kết mạc sau phẫu thuật mí mắt
Tùy từng tình trạng phù kết mạc mà có thể có các cách tiếp cận xử lý khác nhau.
Với các trường hợp phù kết mạc nhẹ
Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, cần sử dụng gạc ép cùng với thuốc mỡ tra mắt steroid, nước mắt nhân tạo và thuốc steroid dạng uống để hạn chế phản ứng viêm. Bệnh nhân cũng cần áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate để tạo điều kiện giảm sưng. Phần lớn các trường hợp thời gian hồi phục thường là vài tuần đến vài tháng.
Với các trường hợp phù kết mạc ở mức vừa
Cần che kín mắt bị phù kết mạc bằng miếng dán trong 24 giờ, nên bổ sung thêm sử dụng các loại thuốc và chất bôi trơn, thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà băng dán có thể được giữ yên trên mắt trong 1 đến 2 ngày sau đó mới mở ra kiểm tra.
Với các trường phù kết mạc nặng
Nếu tình trạng phù kết mạc vẫn không khỏi hoặc nặng hơn thì sẽ cần can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật, ví dụ như châm kim hoặc cắt kết mạc mi. Bên cạnh đó phương pháp phẫu thuật sử dụng năng lượng sóng radio cao tần cũng cho kết quả khả quan.
Việc điều trị tình trạng phù kết mạc kéo dài sau khi cắt mí dưới thường rất phức tạp, do đó về phía bác sĩ cần kiểm tra và đánh giá tình trạng bệnh nhân thật kỹ từ trước khi phẫu thuật, đồng thời có các biện pháp dự phòng nếu cần. Về phía bệnh nhân, cần tìm bác sĩ và cơ sở thực hiện thật uy tín để tránh các biến chứng đáng tiếc như này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
Xem tiếp...