Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Nắng nóng phơi bày những khốn khó
12h, bà Nguyễn Thị Mỹ (58 tuổi) ngồi bệt xuống sàn nhà, cặm cụi chuẩn bị bữa trưa. Từng bị tai biến liệt yếu nửa người, giờ bà chỉ làm việc được với một bên tay.
Phần mái tôn thấp, hơi nóng từ trần căn phòng trọ dội xuống khiến bà Mỹ chóng mặt. Chốc chốc bà lại buông vội bó rau xuống đất để dùng tay xoa bóp vùng thái dương.
Trong căn phòng trọ nóng như nung, vợ chồng bà Mỹ luôn phải bật quạt cho thổi vào chậu nước cho không khí dịu bớt đôi chút (Ảnh: Nguyễn Vy).
"Trời nóng quá, tôi bị chóng mặt, khó thở, không làm được gì. Đợt nắng nóng lần trước, tôi từ phòng trọ đi ra thì choáng váng, loạng choạng nên bị xe máy tông trúng, ngã xuống đường. Từ hôm đó đến nay, tôi bị đau lưng, khó đi lại nên chỉ ở trong phòng chịu nóng", bà Mỹ nói.
Vợ chồng bà Mỹ là một trong những hộ thuê trọ dưới chân cầu Xóm Củi (huyện Bình Chánh, TPHCM). Ông bà làm nghề bán vé số để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Ông Nguyễn Văn Lý (71 tuổi, chồng bà Mỹ) bị bệnh tim mạch và ung thư mắt. Mỗi khi vào mùa nóng, bên mắt bị ung thư của ông Lý lại chảy dịch ra, gây đau nhức.
Sau cú ngã của bà Mỹ, cả tháng qua chỉ còn mỗi ông Lý là ra ngoài làm việc, kiếm tiền nuôi 2 miệng ăn. Thiếu một người lao động trong gia đình, ông Lý phải nương nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm để có đủ tiền cầm cự qua ngày.
Bà Mỹ bật khóc khi nói về hoàn cảnh của mình (Ảnh: Nguyễn Vy).
"Tôi lớn tuổi nên trời nắng nóng thế này dễ bị tăng huyết áp. Ở trong phòng thì nóng bức, ra bên ngoài còn dễ ngất xỉu hơn. Đôi lúc hai vợ chồng tôi cùng bị cảm, mỗi người nằm lịm một góc phòng, không ai chăm sóc được ai", ông Lý thở dài.
Phòng trọ của vợ chồng ông Lý rộng chưa đầy 10m2, có một chiếc giường ọp ẹp ở góc tường. Vì trời quá nóng, vợ chồng ông phải bỏ giường, nằm luôn dưới nền gạch cho mát dù lưng đau nhức.
Chị Kiều (tên đã được thay đổi theo yêu cầu), từ TP Nha Trang vào TPHCM lập nghiệp. Dù biết trước cảnh nóng nực mỗi mùa khô, lao động nghèo như gia đình chị cũng không còn lựa chọn nào khác ngoài các khu trọ giá rẻ. Chị Kiều mở quầy nước bên ngoài phòng trọ, kiếm thêm tiền trong lúc chồng chị đang cảnh mất việc.
"Con tôi đã 3 tuổi mà chưa được đi lớp vì ba mẹ không lo đủ tiền. Căn phòng trọ nóng nực khiến con lúc nào cũng khó chịu, la hét và cáu gắt", chị Kiều nói.
Học cách chịu đựng
Cách đó không xa, chị Bùi Thị Thanh Thúy (45 tuổi) và 3 con nhỏ cũng đang chui rúc trong căn phòng trọ ngột ngạt. Ở trong phòng chưa đầy 10 phút, chị Thúy vội ra ngoài hít thở vì không chịu nổi cảnh nóng.
Con nhỏ mắc hội chứng Down, bệnh tim mạch. Nhìn con khổ sở vì nóng nực, chị Thúy nhiều đêm bật khóc, bất lực (Ảnh: Nguyễn Vy).
"Con gái út của tôi bị bệnh tim và hội chứng Down. Năm ngoái tôi có gửi con nhờ các sơ ở nhà thờ nhờ chăm giúp. Nhưng đến nay các sơ không nhận nữa, tôi phải đem con về. Ở trong phòng nóng nực, nhiều lúc con bực bội, la hét, gào khóc khiến tôi rất khổ sở, không biết làm thế nào", chị Thúy nghẹn ngào.
Chị Thúy cho hay vừa phải mượn tiền để mua hàng, bán tạp hóa, mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục nghìn đồng. Chị phải dậy từ 2h đi nhặt ve chai, kiếm thêm tiền nuôi con.
"Bữa nào may thì được mạnh thường quân, hàng xóm thương cảm cho ít gạo, thịt để ăn, còn không thì chịu luôn. Tôi cũng mơ lắm một căn nhà để mùa nắng đỡ nóng, mùa mưa đỡ ngập, nhưng thấy thực sự xa vời quá", chị Thúy bộc bạch.
Lao động nghèo ở khu trọ luôn mơ có được căn nhà của riêng mình, để thoát cảnh khốn khổ như hiện tại (Ảnh: Nguyễn Vy).
Mùa nắng nóng, mẹ con chị chật vật hơn. Ít ngày trước, một số mạnh thường quân cũng đến giúp đỡ, cho chị vải để che trần nhà cho bớt nóng.
Theo chị Thúy, thông thường hóa đơn điện phòng trọ của chị khoảng 200.000-300.000 đồng/tháng, mùa nắng nóng đội gấp đôi. Chi phí đè nặng thêm đôi vai của người mẹ nghèo.
Tối đến, 4 mẹ con chen nhau trong căn trọ chật hẹp, chị Thúy phải bật 2 cây quạt cùng lúc bọn trẻ mới ngủ được đôi chút.
"Nghèo quá, phải học cách chịu đựng thôi. Sáng thì tôi mở cửa nhà cả ngày cho mát, có miếng ván ép chặn ở cửa để con không chạy ra ngoài.
Tối thì tôi sợ trộm, đành khóa cửa, dù không khí ngột ngạt, nóng nực vô cùng. Một giấc nghỉ trưa thoải mái, mát mẻ đối với chúng tôi là chuyện hiếm có", chị Thúy rầu rĩ.
Khu trọ được lợp mái tôn, chật chội trong 4 bức tường xi măng (Ảnh: Nguyễn Vy).
Chỉ tay về phía dãy trọ, người phụ nữ cười chua chát: "Người sống ở đây đa số là lao động nghèo. Những người sống mấy chục năm ở đây đều đã quen với cảnh nóng bức mùa khô. Nhiều khi nắng nóng, tiền điện tăng, chúng tôi còn phải xin chủ trọ cho khất tiền thuê vì chưa có khả năng trả".
Khu trọ toàn phòng mái tôn lụp xụp, mỗi căn phòng trọ chật chội trong 4 bức tường xi măng. Biện pháp chống nóng với người nghèo là liên tục tạt nước lên phần mái tôn cho đỡ nóng.
Xem tiếp...
12h, bà Nguyễn Thị Mỹ (58 tuổi) ngồi bệt xuống sàn nhà, cặm cụi chuẩn bị bữa trưa. Từng bị tai biến liệt yếu nửa người, giờ bà chỉ làm việc được với một bên tay.
Phần mái tôn thấp, hơi nóng từ trần căn phòng trọ dội xuống khiến bà Mỹ chóng mặt. Chốc chốc bà lại buông vội bó rau xuống đất để dùng tay xoa bóp vùng thái dương.
Trong căn phòng trọ nóng như nung, vợ chồng bà Mỹ luôn phải bật quạt cho thổi vào chậu nước cho không khí dịu bớt đôi chút (Ảnh: Nguyễn Vy).
"Trời nóng quá, tôi bị chóng mặt, khó thở, không làm được gì. Đợt nắng nóng lần trước, tôi từ phòng trọ đi ra thì choáng váng, loạng choạng nên bị xe máy tông trúng, ngã xuống đường. Từ hôm đó đến nay, tôi bị đau lưng, khó đi lại nên chỉ ở trong phòng chịu nóng", bà Mỹ nói.
Vợ chồng bà Mỹ là một trong những hộ thuê trọ dưới chân cầu Xóm Củi (huyện Bình Chánh, TPHCM). Ông bà làm nghề bán vé số để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Ông Nguyễn Văn Lý (71 tuổi, chồng bà Mỹ) bị bệnh tim mạch và ung thư mắt. Mỗi khi vào mùa nóng, bên mắt bị ung thư của ông Lý lại chảy dịch ra, gây đau nhức.
Sau cú ngã của bà Mỹ, cả tháng qua chỉ còn mỗi ông Lý là ra ngoài làm việc, kiếm tiền nuôi 2 miệng ăn. Thiếu một người lao động trong gia đình, ông Lý phải nương nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm để có đủ tiền cầm cự qua ngày.
Bà Mỹ bật khóc khi nói về hoàn cảnh của mình (Ảnh: Nguyễn Vy).
"Tôi lớn tuổi nên trời nắng nóng thế này dễ bị tăng huyết áp. Ở trong phòng thì nóng bức, ra bên ngoài còn dễ ngất xỉu hơn. Đôi lúc hai vợ chồng tôi cùng bị cảm, mỗi người nằm lịm một góc phòng, không ai chăm sóc được ai", ông Lý thở dài.
Phòng trọ của vợ chồng ông Lý rộng chưa đầy 10m2, có một chiếc giường ọp ẹp ở góc tường. Vì trời quá nóng, vợ chồng ông phải bỏ giường, nằm luôn dưới nền gạch cho mát dù lưng đau nhức.
Chị Kiều (tên đã được thay đổi theo yêu cầu), từ TP Nha Trang vào TPHCM lập nghiệp. Dù biết trước cảnh nóng nực mỗi mùa khô, lao động nghèo như gia đình chị cũng không còn lựa chọn nào khác ngoài các khu trọ giá rẻ. Chị Kiều mở quầy nước bên ngoài phòng trọ, kiếm thêm tiền trong lúc chồng chị đang cảnh mất việc.
"Con tôi đã 3 tuổi mà chưa được đi lớp vì ba mẹ không lo đủ tiền. Căn phòng trọ nóng nực khiến con lúc nào cũng khó chịu, la hét và cáu gắt", chị Kiều nói.
Học cách chịu đựng
Cách đó không xa, chị Bùi Thị Thanh Thúy (45 tuổi) và 3 con nhỏ cũng đang chui rúc trong căn phòng trọ ngột ngạt. Ở trong phòng chưa đầy 10 phút, chị Thúy vội ra ngoài hít thở vì không chịu nổi cảnh nóng.
Con nhỏ mắc hội chứng Down, bệnh tim mạch. Nhìn con khổ sở vì nóng nực, chị Thúy nhiều đêm bật khóc, bất lực (Ảnh: Nguyễn Vy).
"Con gái út của tôi bị bệnh tim và hội chứng Down. Năm ngoái tôi có gửi con nhờ các sơ ở nhà thờ nhờ chăm giúp. Nhưng đến nay các sơ không nhận nữa, tôi phải đem con về. Ở trong phòng nóng nực, nhiều lúc con bực bội, la hét, gào khóc khiến tôi rất khổ sở, không biết làm thế nào", chị Thúy nghẹn ngào.
Chị Thúy cho hay vừa phải mượn tiền để mua hàng, bán tạp hóa, mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục nghìn đồng. Chị phải dậy từ 2h đi nhặt ve chai, kiếm thêm tiền nuôi con.
"Bữa nào may thì được mạnh thường quân, hàng xóm thương cảm cho ít gạo, thịt để ăn, còn không thì chịu luôn. Tôi cũng mơ lắm một căn nhà để mùa nắng đỡ nóng, mùa mưa đỡ ngập, nhưng thấy thực sự xa vời quá", chị Thúy bộc bạch.
Lao động nghèo ở khu trọ luôn mơ có được căn nhà của riêng mình, để thoát cảnh khốn khổ như hiện tại (Ảnh: Nguyễn Vy).
Mùa nắng nóng, mẹ con chị chật vật hơn. Ít ngày trước, một số mạnh thường quân cũng đến giúp đỡ, cho chị vải để che trần nhà cho bớt nóng.
Theo chị Thúy, thông thường hóa đơn điện phòng trọ của chị khoảng 200.000-300.000 đồng/tháng, mùa nắng nóng đội gấp đôi. Chi phí đè nặng thêm đôi vai của người mẹ nghèo.
Tối đến, 4 mẹ con chen nhau trong căn trọ chật hẹp, chị Thúy phải bật 2 cây quạt cùng lúc bọn trẻ mới ngủ được đôi chút.
"Nghèo quá, phải học cách chịu đựng thôi. Sáng thì tôi mở cửa nhà cả ngày cho mát, có miếng ván ép chặn ở cửa để con không chạy ra ngoài.
Tối thì tôi sợ trộm, đành khóa cửa, dù không khí ngột ngạt, nóng nực vô cùng. Một giấc nghỉ trưa thoải mái, mát mẻ đối với chúng tôi là chuyện hiếm có", chị Thúy rầu rĩ.
Khu trọ được lợp mái tôn, chật chội trong 4 bức tường xi măng (Ảnh: Nguyễn Vy).
Chỉ tay về phía dãy trọ, người phụ nữ cười chua chát: "Người sống ở đây đa số là lao động nghèo. Những người sống mấy chục năm ở đây đều đã quen với cảnh nóng bức mùa khô. Nhiều khi nắng nóng, tiền điện tăng, chúng tôi còn phải xin chủ trọ cho khất tiền thuê vì chưa có khả năng trả".
Khu trọ toàn phòng mái tôn lụp xụp, mỗi căn phòng trọ chật chội trong 4 bức tường xi măng. Biện pháp chống nóng với người nghèo là liên tục tạt nước lên phần mái tôn cho đỡ nóng.
Xem tiếp...