SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
337K

Phòng tránh lây nhiễm lao phổi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Lao phổi​

  • Lao phổi gây ra bởi vi trùng lao và là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng trên toàn thế giới.
  • Trung bình mỗi năm phát hiện 8 triệu ca lao mới và tử vong 2,9 triệu người
  • Bệnh thường khu trú tại phổi : 80%
  • Bệnh có thể lan tỏa tới các cơ quan khác :20%

Triệu chứng​

  • Ho khạc đàm kéo dài
  • Sốt về chiều
  • Sụt ký
  • Ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi về đêm

Những yếu tố quyết định lây nhiễm​

  • Nguồn lây nhiễm: Người bệnh lao phổi BK (+)
  • Sự nhạy cảm của cơ thể vật chủ
  • Thời gian tiếp xúc với nguồn bệnh
  • Sự ô nhiễm của cộng đồng

Phòng lao​


Trích ngừa BCG cho tất cả trẻ sơ sinh

  • Trẻ 1 tuổi nếu sơ sinh chưa trích
  • Toàn bộ trẻ dưới 15 tuổi không có sẹo BCG
  • Những người IDR(-)

BCG không ngừa được bệnh lao nhưng tránh được các thể lao nặng (lao kê,lao màng não)

Đối với người bệnh:


  • Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị
  • Mang khẩu trang
  • Không khạc nhổ bừa bãi
  • Tránh ho,hắt hơi trực tiếp vào người đối diện
  • Nhà cửa thoáng mát sạch sẽ
  • Vệ sinh cá nhân
  • Quần áo,chăn mền.....thường xuyên phơi nắng
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng; Hạn chế chất cay nóng; Nghỉ ngơi tránh gắng sức
  • Cữ rượu bia –thuốc lá

Đối với người tiếp xúc:

  • Hạn chế trong giai đoạn BK (+) : 45 ngày sau khởi đầu điều trị
  • Mang khẩu trang khi tiếp xúc,chăm sóc người bệnh
  • Tránh tiếp xúc đối diện
  • Khoảng cách thích hợp khi tiếp xúc 1.5-2.0 m
  • Khám chuyên khoa hô hấp

Phát hiện sớm bệnh lao:

  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Khi có ho khạc đàm kéo dài >1 tuần.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom