Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Thông tin trên được Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
Đồng thuận đề xuất không cho rút bảo hiểm
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu lại 2 phương án quy định việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần đối với người lao động chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm.
Phương án 1: Người lao động chia làm hai nhóm. Nhóm 1 là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được rút bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy với nhóm này, quy định giữ nguyên như Nghị quyết 93 hiện hành.
Nhóm 2 là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật này có hiệu lực trở đi không được áp dụng quy định rút bảo hiểm xã hội một lần.
Ngoài ra, dự luật cũng bổ sung nhiều quyền lợi với người lao động lựa chọn bảo lưu thời gian đóng BHXH, không rút bảo hiểm một lần (để sau này được hưởng trợ cấp).
Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận của UB Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Ảnh: Tống Giáp).
Theo bà Nguyễn Thúy Anh, quá trình thảo luận, lấy ý kiến của các cơ quan tham gia cho thấy, đa số cho rằng phương án 1 có nhiều ưu điểm. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đồng tình phương án 2 với lý do quy định theo hướng này không tạo lát cắt giữa đối tượng tham gia trước và sau khi luật có hiệu lực.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị tích hợp, đưa quy định như phương án 2 vào nhóm 2 của phương án 1.
Chốt lại, Thường trực Ủy ban xã hội nhận định, mỗi phương án quy định đều có ưu điểm, nhược điểm. Dù lựa chọn phương án nào, đều cần có giải pháp để giữ người lao động ở lại hoặc nhanh chóng trở lại thị trường lao động để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Đây mới là giải pháp căn cơ, lâu dài.
"Đối với phương án 1 là phương án Chính phủ lựa chọn, cần xác định rõ hơn điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần gắn với nỗ lực tìm kiếm việc làm của người lao động, những hỗ trợ của Trung tâm dịch vụ việc làm. Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng nghiên cứu quy định chặt chẽ hơn theo hướng có thể giảm quyền lợi đối với hưởng bảo hiểm xã hội một lần", Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội gợi ý.
Thường trực Ủy ban Xã hội cũng đề nghị tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến về nội dung này trước khi trình Quốc hội thông qua dự thảo luật.
Tiếp tục lấy ý kiến để có phương án tối ưu
Thảo luận về quy định rút bảo hiểm xã hội một lần, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, cơ quan này cũng chọn phương án 1.
Ông Mạnh đồng ý với yêu cầu mà Ủy ban Xã hội nêu ra trong thời gian tới, đảm bảo phương án 1 khả thi và thực hiện tốt khi luật được ban hành.
"Nếu thiết kế được ở trong các quy định cụ thể về chủ trương giảm quyền lợi với người chọn rút bảo hiểm xã hội một lần, kết hợp cùng việc truyền thông thì luật khi đưa vào thực tiễn sẽ có tính khả thi cao", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Ảnh: Tống Giáp).
Báo cáo thêm về vấn đề, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, quy định rút bảo hiểm xã hội một lần đã được bàn thảo nhiều lần.
Sau gợi ý tích hợp các phương án của Chủ tịch Quốc hội, cơ quan soạn thảo luật cùng Ủy ban Xã hội cũng đã họp, tính toán nhưng chưa có hướng nào tối ưu.
Về phương án 1, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá, quy định theo hướng này có ưu điểm căn bản là không gây xáo trộn lớn, đảm bảo ổn định, an toàn xã hội.
"Nhìn vào số liệu 75% số công nhân lao động rút Bảo hiểm xã hội một lần ở khu vực phía Nam khi khảo sát, nắm bắt thực tiễn, có thể thấy người lao động ở khu vực này hiện nghiêng về phương án trên. Do đó trong trường hợp không có phương án tối ưu nhất thì chọn phương án 1 là an toàn nhất", Bộ trưởng phân tích.
Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu nguyên tắc bám sát Nghị quyết 28 của Trung ương về cải cách bảo hiểm xã hội. Chủ trương, yêu cầu đề ra là không tạo xáo trộn lớn trong xã hội, phải đảm bảo an toàn nhưng cũng cần xây dựng quy định có lý, có tình.
Xem tiếp...
Đồng thuận đề xuất không cho rút bảo hiểm
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu lại 2 phương án quy định việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần đối với người lao động chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm.
Phương án 1: Người lao động chia làm hai nhóm. Nhóm 1 là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được rút bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy với nhóm này, quy định giữ nguyên như Nghị quyết 93 hiện hành.
Nhóm 2 là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật này có hiệu lực trở đi không được áp dụng quy định rút bảo hiểm xã hội một lần.
Ngoài ra, dự luật cũng bổ sung nhiều quyền lợi với người lao động lựa chọn bảo lưu thời gian đóng BHXH, không rút bảo hiểm một lần (để sau này được hưởng trợ cấp).
Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận của UB Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Ảnh: Tống Giáp).
Theo bà Nguyễn Thúy Anh, quá trình thảo luận, lấy ý kiến của các cơ quan tham gia cho thấy, đa số cho rằng phương án 1 có nhiều ưu điểm. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đồng tình phương án 2 với lý do quy định theo hướng này không tạo lát cắt giữa đối tượng tham gia trước và sau khi luật có hiệu lực.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị tích hợp, đưa quy định như phương án 2 vào nhóm 2 của phương án 1.
Chốt lại, Thường trực Ủy ban xã hội nhận định, mỗi phương án quy định đều có ưu điểm, nhược điểm. Dù lựa chọn phương án nào, đều cần có giải pháp để giữ người lao động ở lại hoặc nhanh chóng trở lại thị trường lao động để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Đây mới là giải pháp căn cơ, lâu dài.
"Đối với phương án 1 là phương án Chính phủ lựa chọn, cần xác định rõ hơn điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần gắn với nỗ lực tìm kiếm việc làm của người lao động, những hỗ trợ của Trung tâm dịch vụ việc làm. Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng nghiên cứu quy định chặt chẽ hơn theo hướng có thể giảm quyền lợi đối với hưởng bảo hiểm xã hội một lần", Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội gợi ý.
Thường trực Ủy ban Xã hội cũng đề nghị tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến về nội dung này trước khi trình Quốc hội thông qua dự thảo luật.
Tiếp tục lấy ý kiến để có phương án tối ưu
Thảo luận về quy định rút bảo hiểm xã hội một lần, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, cơ quan này cũng chọn phương án 1.
Ông Mạnh đồng ý với yêu cầu mà Ủy ban Xã hội nêu ra trong thời gian tới, đảm bảo phương án 1 khả thi và thực hiện tốt khi luật được ban hành.
"Nếu thiết kế được ở trong các quy định cụ thể về chủ trương giảm quyền lợi với người chọn rút bảo hiểm xã hội một lần, kết hợp cùng việc truyền thông thì luật khi đưa vào thực tiễn sẽ có tính khả thi cao", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Ảnh: Tống Giáp).
Báo cáo thêm về vấn đề, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, quy định rút bảo hiểm xã hội một lần đã được bàn thảo nhiều lần.
Sau gợi ý tích hợp các phương án của Chủ tịch Quốc hội, cơ quan soạn thảo luật cùng Ủy ban Xã hội cũng đã họp, tính toán nhưng chưa có hướng nào tối ưu.
Về phương án 1, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá, quy định theo hướng này có ưu điểm căn bản là không gây xáo trộn lớn, đảm bảo ổn định, an toàn xã hội.
"Nhìn vào số liệu 75% số công nhân lao động rút Bảo hiểm xã hội một lần ở khu vực phía Nam khi khảo sát, nắm bắt thực tiễn, có thể thấy người lao động ở khu vực này hiện nghiêng về phương án trên. Do đó trong trường hợp không có phương án tối ưu nhất thì chọn phương án 1 là an toàn nhất", Bộ trưởng phân tích.
Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu nguyên tắc bám sát Nghị quyết 28 của Trung ương về cải cách bảo hiểm xã hội. Chủ trương, yêu cầu đề ra là không tạo xáo trộn lớn trong xã hội, phải đảm bảo an toàn nhưng cũng cần xây dựng quy định có lý, có tình.
Xem tiếp...