THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Phẫu thuật thu gọn góc hàm

Phương Nga

Tích Cực
Phẫu thuật thu gọn góc hàm là cắt xương góc hàm dưới để tạo ra gương mặt thon gọn, thanh thoát hơn. Phẫu thuật thu gọn góc hàm thường được gọi tắt là gọt hàm.

Thu gọn góc hàm là gì?​


Người châu Á thường ưa chuộng các đường nét mềm mại, tinh tế do đó một đường viền hàm nổi bật sẽ là điều không mong muốn của nhiều phụ nữ, đặc biệt khi hàm bạnh, vuông vức tạo ra diện mạo khá nam tính.

Phẫu thuật thu gọn góc hàm là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện để biến khuôn mặt vuông, hàm bạnh thành khuôn mặt thon gọn, thanh thoát, nữ tính hơn. Quy trình phẫu thuật này có hiệu quả trong việc chỉnh sửa thân và góc hàm dưới, vì thế giúp giảm chiều rộng của tầng mặt dưới, biến gương mặt vuông thành mặt trái xoan hoặc mặt V-line. Trong một số trường hợp, phẫu thuật thu gọn góc hàm sẽ được kết hợp với các phẫu thuật khác như hạ gò má, thư giãn cơ cắn, thu nhỏ cằm hoặc trượt cằm,… để đạt được gương mặt cân đối. Phẫu thuật thu gọn góc hàm thường được thực hiện thông qua vết mổ trong miệng nhằm tránh lộ sẹo sau này.

thu gọn góc hàm


Những bệnh nhân tìm đến phương pháp này đa số muốn cải thiện vẻ đẹp của gương mặt và không nên cố bắt chước giống đường nét của người phương Tây. Giữ gìn nét đẹp vốn có của người châu Á là nền tảng của phẫu thuật này và bệnh nhân nên có những kỳ vọng thực tế.

Đối tượng phù hợp​

  • Những người có xương hàm bạnh, to, tô khiến gương mặt vuông vức
  • Xương hàm 2 bên không cân đối
  • Thể chất khỏe mạnh.

Đánh giá để lên phương án phẫu thuật​


Bạn cần một buổi tư vấn với bác sĩ phẫu thuật để thảo luận về mục tiêu và kết quả mong muốn của bạn. Mỗi bệnh nhân là một ca bệnh khác nhau, do đó kế hoạch điều trị sẽ được thiết kế riêng phù hợp với từng bệnh nhân.

  • Thảo luận về kỳ vọng và kết quả mong muốn của bệnh nhân
  • Các bệnh lý, các thuốc chống dị ứng và các thuốc điều trị trước, sau phẫu thuật.
  • Các thuốc, vitamin, thực phẩm bổ sung từ thảo dược mà bạn đang sử dụng, rượu, thuốc lá.
  • Các phẫu thuật trước đó
  • Kiểm tra khuôn mặt và các mô mềm trên mặt
  • Chụp X-quang mặt ở cả 3 mặt phẳng (mặt phẳng trước, mặt phẳng dọc đứng, mặt phẳng ngang)
  • Đánh giá tình trạng sức khỏe trước phẫu thuật để gây mê toàn thân
  • Chụp ảnh trước phẫu thuật để đánh giá ảnh trước – sau phẫu thuật.

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật​

  • Xét nghiệm máu
  • Ngưng sử dụng một số thuốc hoặc điều chỉnh một số thuốc mà bạn đang sử dụng.
  • Dừng hút thuốc hoặc uống bia rượu trước khi phẫu thuật 2-3 tuần.
  • Không dùng aspirin và một số thuốc chống viêm cũng như các thực phẩm bổ sung từ thảo dược vì chúng làm tăng nguy cơ chảy máu.

Quy trình phẫu thuật​

thu gọn góc hàm2
Hai kỹ thuật cắt xương để thu gọn góc hàm

Sau khi bệnh nhân được gây mê toàn thân và sát trùng toàn bộ vùng mặt, khoang miệng, răng bằng dung dịch betadin, bác sĩ sẽ bắt đầu cắt rạch mô mềm để tiếp cận xương. Quy trình này có thể được thực hiện qua đường rạch bên ngoài hoặc đường rạch bên trong miệng. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng đường rạch trong miệng để tránh lộ sẹo sau này. Việc tiếp cận bằng đường miệng cũng đòi hỏi trình độ kỹ thuật của bác sĩ cao hơn để điều khiển cưa cắt xương. Bác sĩ lựa chọn 1 trong 2 kỹ thuật cắt xương để thực hiện. Lặp lại quy trình với bên góc hàm còn lại. Cuối cùng rửa vết mổ cho bệnh nhân bằng nước muối sinh lý, cầm máu và khâu đóng vết mổ. Ống dẫn lưu được đặt qua đêm và cho bệnh nhân đeo băng thun ép.

Rủi ro​


Mỗi quy trình phẫu thuật đều tiềm ẩn những rủi ro và biến chứng liên quan. Tuy nhiên, nếu bạn được đánh giá lâm sàng chính xác trước khi phẫu thuật và tuân thủ đúng các hướng dẫn hậu phẫu thì những rủi ro này có thể được loại bỏ hoặc giảm thiểu. Những rủi ro có liên quan tới phẫu thuật thu gọn góc hàm là:

  • Cháy máu
  • Hình thành cục máu đông
  • Nhiễm trùng
  • Bầm tím và sưng nề
  • Tổn thương dây thần kinh, mạch máu, cơ, xương quanh hàm
  • Thay đổi cảm giác của môi dưới (tạm thời)
  • Không cân đối
  • Các rủi ro trong quá trình gây mê
  • Đường viền xương không đều
  • Có nguy cơ cần phẫu thuật chỉnh sửa

Quá trình hồi phục​


Sau khi phẫu thuật thu gọn góc hàm, ống dẫn lưu sẽ được tháo bỏ sau ngày hậu phẫu thứ 2. Trong suốt giai đoạn lành thương ban đầu, bệnh nhân có thể cảm thấy đau, tê bì, bầm tím và sưng quanh hàm dưới. Các triệu chứng này thường giảm dần sau 3-4 tuần. Thuốc kháng sinh đường uống và thuốc giảm đâu sẽ được chỉ định để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và đau hậu phẫu.

  • Chăm sóc sau phẫu thuật thu gọn góc hàm
  • Tuân thủ các hướng dẫn hậu phẫu một cách cẩn thận
  • Gối cao đầu khi nằm ngủ trong 3-4 tuần
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn
  • Băng ép lạnh quanh hàm dưới khoảng 3-7 ngày
  • Sử dụng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Ăn thực phẩm mềm trong 2-3 tuần.
  • Tránh các hoạt động thể chất gây mất sức trong 3-4 tuần.

Xem tiếp...
 
Top Bottom