BS An Giang
Fan Cứng
Trong phẫu thuật tạo hình mũi, chỉnh sửa mũi lệch, vẹo hoặc xoắn là một trong nhưng quy trình phẫu thuật thách thức nhất.
Tình trạng bất cân đối của mũi này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt, không những gây ra các vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng cả về mặt chức năng mũi. Để chỉnh sửa thành công, đòi hỏi bác sĩ phải có sự hiểu biết đầy đủ về cấu trúc mũi ba chiều, cũng như những thay đổi ở mũi theo thời gian sau khi phẫu thuật.
Bệnh nhân mũi lệch
Mũi lệch là tình trạng biến dạng tháp xương mũi, lệch vách ngăn hoặc hai bên sụn cánh mũi trên và dưới bị bất đối xứng…khiến cho sống mũi cong lệch rõ và trụ mũi bị vẹo. Nguyên nhân có thể là do bẩm sinh, hoặc do chấn thương hay phẫu thuật mũi trước đó. Mũi có thể bị lệch theo nhiều hình dạng khác nhau, mũi lệch hình chữ I, chữ C và chữ S (xem hình dưới).
Các dạng mũi lệch
Những người bị mũi lệch ngoài tự ti về vẻ ngoài, có thể còn gặp các vấn đề về sức khỏe như khó khăn trong hô hấp, khó thở. Vì vậy chỉnh sửa mũi lệch không còn là quy trình thiên về mặt thẩm mỹ mà còn là quy trình cần thiết để khôi phục chức năng cơ bản của mũi.
Đánh giá bệnh nhân:
Đánh giá bệnh nhân là một trong những công đoạn không thể thiếu để phân tích các vấn đề thẩm mỹ hiện tại và xác định những biến dạng ở cấu trúc mũi.
Kiểm tra mũi ngoài: để đánh giá mũi ngoài bác sĩ cần vẽ một đường thẳng từ điểm giữa vùng gian mày (giữa hai mắt), xuống sống mũi, đầu mũi và cằm để phân chia làm hai phần đối xứng nhau. Đây cũng được gọi là đường giữa mũi (xem hình dưới). Ngoài ra cũng cần vẽ các đường từ hai đầu chân mày xuống đầu mũi để đánh giá mức độ cũng như kiểu lệch mũi.
Đường giữa khuôn mặt và đường thẩm mỹ lông mày – đầu mũi
Bác sĩ cũng cần sờ nắn kỹ từng cấu trúc ở mũi bao gồm: tháp xương mũi, hai bên sụn cánh mũi trên và dưới, trụ mũi… để đánh giá kích cỡ, hình dạng, độ đối xứng và khả năng phục hồi. Mũi lệch cần được phân tích theo từng vùng giải phẫu (vùng trên, vùng giữa và vùng dưới sống mũi) và các mối quan hệ qua lại so với đường giữa.
Ngoài ra, để hạn chế tối đa biến chứng về sau, bệnh nhân cũng cần được đánh giá kỹ tình trạng da và mô mềm trên mũi. Với những bệnh nhân có lượng da và mô dày thì sẽ mất nhiều thời gian giảm sưng sau phẫu thuật hơn. Còn với những bệnh nhân có lượng da và mô mỏng thì lại có nguy cơ lộ những biến dạng nhỏ còn sót lại bên dưới da.
Kiểm tra mũi trong: Thông thường bệnh nhân mũi bị lệch cũng sẽ bị nghẹt mũi, do đó bác sĩ cần nội soi để đánh giá tình trạng các van mũi trong, van mũi ngoài, độ lệch vách ngăn …hay phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Nếu có bất kỳ vấn đề gì gây nghẹt mũi thì cần phải khắc phục, xử lý trong quá trình chỉnh sửa mũi.
Cuối cùng cũng nên đánh giá độ hài hòa của mũi với các bộ phận trên khuôn mặt để sao cho sau phẫu thuật tổng thể khuôn mặt cân đối, hài hòa nhất có thể.
Vị trí van mũi trong, ngoài
Vị trí sụn vách ngăn
Quy trình thực hiện:
Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chọn phương pháp mổ kín (rạch qua tiền đình mũi phía trong) hoặc mổ hở (rạch qua trụ mũi; hoặc rạch qua trụ mũi và vành cánh mũi) hình dưới. Nhìn chung, phương pháp mổ kín có thể được áp dụng cho những trường hợp bị biến dạng nhỏ ở vòm giữa và vòm trên mũi, hay những bệnh nhân có cơ địa sẹo lồi đòi hỏi phải tránh những nguy cơ co cứng sẹo khó lường liên quan đến phương pháp mổ mở. Trong khi đó, phương pháp mổ mở từ phía ngoài thường là lựa chọn được ưa thích để xử lý tình trạng lệch 2/3 sống mũi phía dưới và tình trạng xương chính mũi bị bất đối xứng nặng và một số trường hợp đòi hỏi phải mở mô tối đa, xắp xếp và định hình lại hình dạng.
Đường rạch mổ kín
Đường rạch mổ hở qua trụ mũi
Đường rạch mổ hở qua trụ mũi và cánh mũi
Thực hiện: Quy trình này thường được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê.
Nếu bệnh nhân bị lệch ở vùng trên của sống mũi: lệch ở vùng này là do tháp xương chính mũi bất đối dứng và/hoặc có bướu gồ. Nhìn chung hầu hết tình trạng lệch tháp xương đều sẽ làm lệch cả vùng giữa của sống mũi. Để chỉnh sửa cần can thiệp vào tháp xương. Với bệnh nhân có tháp xương bị lõm gây lệch thì có thể chỉnh sửa đơn giản bằng cách dùng sụn vách ngăn nghiền nát để đặt vào vùng bị lõm, khắc phục tình trạng lệch. Trường hợp tháp xương không bị lõm mà bị biến dạng thì có thể phải dùng phương pháp giũa hoặc đục xương để xử lý.
Lệch ở vùng giữa mũi (phần thứ 3 ở giữa của sống mũi) và đầu mũi: vị trí lệch ở 2/3 phía dưới mũi này là tình trạng phức tạp nhất, có thể có nhiều yếu tố liên quan đến sụn. Ở những trường hợp này, bệnh nhân có thể sẽ cần xử lý vách ngăn mũi bằng cách ghép sụn để dựng thẳng vách ngăn dọc theo đường giữa, cố định sụn cánh mũi bị lệch, tạo một vòm đối xứng giữa hai bên hoặc phải dựng lại một trụ mũi thẳng, vững chắc.
Xử lý vách ngăn mũi: Đây có thể nói là thao tác cơ bản và quan trọng nhất trong chỉnh sửa mũi lệch, xoắn. Cần xác định rõ nguyên nhân gây lệch vách ngăn, có thể là do chính vách ngăn hoặc do các thành phần khác tác động vào như sụn cánh mũi trên/dưới, vách xương, mô mềm trụ mũi…. Để khắc phục bác sĩ thường sẽ cắt bỏ phần lệch của vách ngăn, sau đó thực hiện các thao tác cần thiết để dựng thẳng và gia cố vách ngăn.
Xử lý đầu mũi: sau khi vách ngăn được dựng thẳng, bác sĩ sẽ tiếp tục thao tác để tạo hình phần đầu mũi sao cho cân đối hài hòa với sống mũi đã được chỉnh sửa. Ở vùng này bác sĩ có thể sẽ cần xử lý phần trụ mũi và cánh mũi dưới để đảm bảo mũi vững chắc, hai bên lỗ mũi cân đối.
Khâu đóng và băng quấn: Nếu áp dụng phương pháp mổ hở thì vết rạch ở trụ mũi cần được khâu đóng đầu tiêu sau đó khâu dần đến hai đường rạch ở cánh mũi. Cuối cùng nhét bông mũi để tránh chảy máu, băng quấn và nẹp mũi.
Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được cho uống kháng sinh, thuốc giảm đau và bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết mổ hàng ngày. Lưu ý, nên rửa nước muối 3 – 4 lần một ngày để giữ bề mặt niêm mạc mũi luôn sạch sẽ. Sau 5 đến 7 ngày có thể cắt chỉ vết khâu, tháo băng và nẹp bên ngoài.
Ảnh trước và sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi lệch
Ảnh trước và sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi lệch
Ảnh trước và sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi lệch
Xem tiếp...
Tình trạng bất cân đối của mũi này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt, không những gây ra các vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng cả về mặt chức năng mũi. Để chỉnh sửa thành công, đòi hỏi bác sĩ phải có sự hiểu biết đầy đủ về cấu trúc mũi ba chiều, cũng như những thay đổi ở mũi theo thời gian sau khi phẫu thuật.
Mũi lệch là tình trạng biến dạng tháp xương mũi, lệch vách ngăn hoặc hai bên sụn cánh mũi trên và dưới bị bất đối xứng…khiến cho sống mũi cong lệch rõ và trụ mũi bị vẹo. Nguyên nhân có thể là do bẩm sinh, hoặc do chấn thương hay phẫu thuật mũi trước đó. Mũi có thể bị lệch theo nhiều hình dạng khác nhau, mũi lệch hình chữ I, chữ C và chữ S (xem hình dưới).
Những người bị mũi lệch ngoài tự ti về vẻ ngoài, có thể còn gặp các vấn đề về sức khỏe như khó khăn trong hô hấp, khó thở. Vì vậy chỉnh sửa mũi lệch không còn là quy trình thiên về mặt thẩm mỹ mà còn là quy trình cần thiết để khôi phục chức năng cơ bản của mũi.
Quy trình chỉnh sửa và tạo hình mũi lệch, xoắn
Đánh giá bệnh nhân:
Đánh giá bệnh nhân là một trong những công đoạn không thể thiếu để phân tích các vấn đề thẩm mỹ hiện tại và xác định những biến dạng ở cấu trúc mũi.
Kiểm tra mũi ngoài: để đánh giá mũi ngoài bác sĩ cần vẽ một đường thẳng từ điểm giữa vùng gian mày (giữa hai mắt), xuống sống mũi, đầu mũi và cằm để phân chia làm hai phần đối xứng nhau. Đây cũng được gọi là đường giữa mũi (xem hình dưới). Ngoài ra cũng cần vẽ các đường từ hai đầu chân mày xuống đầu mũi để đánh giá mức độ cũng như kiểu lệch mũi.
Bác sĩ cũng cần sờ nắn kỹ từng cấu trúc ở mũi bao gồm: tháp xương mũi, hai bên sụn cánh mũi trên và dưới, trụ mũi… để đánh giá kích cỡ, hình dạng, độ đối xứng và khả năng phục hồi. Mũi lệch cần được phân tích theo từng vùng giải phẫu (vùng trên, vùng giữa và vùng dưới sống mũi) và các mối quan hệ qua lại so với đường giữa.
Ngoài ra, để hạn chế tối đa biến chứng về sau, bệnh nhân cũng cần được đánh giá kỹ tình trạng da và mô mềm trên mũi. Với những bệnh nhân có lượng da và mô dày thì sẽ mất nhiều thời gian giảm sưng sau phẫu thuật hơn. Còn với những bệnh nhân có lượng da và mô mỏng thì lại có nguy cơ lộ những biến dạng nhỏ còn sót lại bên dưới da.
Kiểm tra mũi trong: Thông thường bệnh nhân mũi bị lệch cũng sẽ bị nghẹt mũi, do đó bác sĩ cần nội soi để đánh giá tình trạng các van mũi trong, van mũi ngoài, độ lệch vách ngăn …hay phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Nếu có bất kỳ vấn đề gì gây nghẹt mũi thì cần phải khắc phục, xử lý trong quá trình chỉnh sửa mũi.
Cuối cùng cũng nên đánh giá độ hài hòa của mũi với các bộ phận trên khuôn mặt để sao cho sau phẫu thuật tổng thể khuôn mặt cân đối, hài hòa nhất có thể.
Quy trình thực hiện:
Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chọn phương pháp mổ kín (rạch qua tiền đình mũi phía trong) hoặc mổ hở (rạch qua trụ mũi; hoặc rạch qua trụ mũi và vành cánh mũi) hình dưới. Nhìn chung, phương pháp mổ kín có thể được áp dụng cho những trường hợp bị biến dạng nhỏ ở vòm giữa và vòm trên mũi, hay những bệnh nhân có cơ địa sẹo lồi đòi hỏi phải tránh những nguy cơ co cứng sẹo khó lường liên quan đến phương pháp mổ mở. Trong khi đó, phương pháp mổ mở từ phía ngoài thường là lựa chọn được ưa thích để xử lý tình trạng lệch 2/3 sống mũi phía dưới và tình trạng xương chính mũi bị bất đối xứng nặng và một số trường hợp đòi hỏi phải mở mô tối đa, xắp xếp và định hình lại hình dạng.
Thực hiện: Quy trình này thường được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê.
Nếu bệnh nhân bị lệch ở vùng trên của sống mũi: lệch ở vùng này là do tháp xương chính mũi bất đối dứng và/hoặc có bướu gồ. Nhìn chung hầu hết tình trạng lệch tháp xương đều sẽ làm lệch cả vùng giữa của sống mũi. Để chỉnh sửa cần can thiệp vào tháp xương. Với bệnh nhân có tháp xương bị lõm gây lệch thì có thể chỉnh sửa đơn giản bằng cách dùng sụn vách ngăn nghiền nát để đặt vào vùng bị lõm, khắc phục tình trạng lệch. Trường hợp tháp xương không bị lõm mà bị biến dạng thì có thể phải dùng phương pháp giũa hoặc đục xương để xử lý.
Lệch ở vùng giữa mũi (phần thứ 3 ở giữa của sống mũi) và đầu mũi: vị trí lệch ở 2/3 phía dưới mũi này là tình trạng phức tạp nhất, có thể có nhiều yếu tố liên quan đến sụn. Ở những trường hợp này, bệnh nhân có thể sẽ cần xử lý vách ngăn mũi bằng cách ghép sụn để dựng thẳng vách ngăn dọc theo đường giữa, cố định sụn cánh mũi bị lệch, tạo một vòm đối xứng giữa hai bên hoặc phải dựng lại một trụ mũi thẳng, vững chắc.
Xử lý vách ngăn mũi: Đây có thể nói là thao tác cơ bản và quan trọng nhất trong chỉnh sửa mũi lệch, xoắn. Cần xác định rõ nguyên nhân gây lệch vách ngăn, có thể là do chính vách ngăn hoặc do các thành phần khác tác động vào như sụn cánh mũi trên/dưới, vách xương, mô mềm trụ mũi…. Để khắc phục bác sĩ thường sẽ cắt bỏ phần lệch của vách ngăn, sau đó thực hiện các thao tác cần thiết để dựng thẳng và gia cố vách ngăn.
Xử lý đầu mũi: sau khi vách ngăn được dựng thẳng, bác sĩ sẽ tiếp tục thao tác để tạo hình phần đầu mũi sao cho cân đối hài hòa với sống mũi đã được chỉnh sửa. Ở vùng này bác sĩ có thể sẽ cần xử lý phần trụ mũi và cánh mũi dưới để đảm bảo mũi vững chắc, hai bên lỗ mũi cân đối.
Khâu đóng và băng quấn: Nếu áp dụng phương pháp mổ hở thì vết rạch ở trụ mũi cần được khâu đóng đầu tiêu sau đó khâu dần đến hai đường rạch ở cánh mũi. Cuối cùng nhét bông mũi để tránh chảy máu, băng quấn và nẹp mũi.
Chăm sóc hậu phẫu
Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được cho uống kháng sinh, thuốc giảm đau và bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết mổ hàng ngày. Lưu ý, nên rửa nước muối 3 – 4 lần một ngày để giữ bề mặt niêm mạc mũi luôn sạch sẽ. Sau 5 đến 7 ngày có thể cắt chỉ vết khâu, tháo băng và nẹp bên ngoài.
Xem tiếp...