BS An Giang
Fan Cứng
Không phải cứ nâng cao sống mũi là đẹp, nâng mũi có thể cải thiện được tình trạng mũi tẹt, mũi thấp nhưng đối với những người có cánh mũi quá to, thô bè sang hai bên thì chỉ nâng mũi là chưa đủ, thay vào đó chúng ta phải kết hợp cả thu gọn cánh mũi.
Cánh mũi của người Đông Á thường rộng hơn so với người Châu Âu, và có xu hướng loe ra rõ rệt nhưng lại không loe quá to như ở người Châu Phi. Hình dạng và độ loe của cánh mũi sẽ phụ thuộc vào hình dạng và độ đàn hồi của sụn mũi bên dưới, sự kết nối giữa trụ ngoài của sụn cánh mũi dưới với mặt và kích cỡ của đầu mũi. Do đó, việc chỉnh hình, thu gọn cánh mũi sẽ giúp thay đổi chiều rộng, độ loe và độ sa xệ của cánh mũi cũng như kích cỡ, hình dạng lỗ mũi.
Xác định độ loe của cánh mũi
Phẫu thuật chỉnh hình thu gọn cánh mũi mặc dù hoàn toàn có thể thực hiện một cách riêng biệt, nhưng nếu thế thì sẽ ảnh hưởng đến hình dạng sống mũi và đầu mũi. Việc thu gọn cánh mũi có thể sẽ khiến sống mũi và đầu mũi trông to hơn. Ngược lại nếu nâng sống mũi và tăng độ nhô đầu mũi thì có thể phần nào khiến cánh mũi trông thon gọn hơn. Do đó thường thì bệnh nhân sẽ tạo hình sống mũi và đầu mũi trước rồi mới đánh giá để xem có cần chỉnh sửa cánh mũi hay không.
Phẫu thuật thu gọn cánh mũi sẽ được thực hiện như một thủ tục cuối cùng trong chuỗi các thủ tục tạo hình mũi (nâng mũi). Điều này cho phép bác sĩ kiểm tra, đánh giá tất cả những tác động từ việc chỉnh sửa sống mũi và đầu mũi lên phần cánh mũi, qua đó có thể tinh chỉnh cánh mũi cho phù hợp.
Tăng độ nhô đầu mũi dẫn đến giảm độ loe của cánh mũi: (a) Tình trạng cánh mũi loe rõ rệt trước phẫu thuật. (b) khi đầu mũi được nâng lên, độ loe cánh mũi giảm xuống mà không cần thực hiện bất kỳ thao tác chỉnh sửa thu gọn cánh mũi nào.
Đánh giá trước phẫu thuật
Nếu trước đó bác sĩ dùng phương pháp tạo hình mũi mở thì đường mổ ở trụ mũi sẽ được khâu đóng lại để kéo căng lớp da ra. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá qua các góc thẳng mặt, góc nghiêng, góc nhìn từ dưới lên xem có cần phẫu thuật chỉnh hình cánh mũi hay không.
Trước tiên bác sĩ cần đánh giá chi tiết hình dạng, độ dày và độ đối xứng của lỗ mũi, độ loe của cánh mũi cũng như chiều rộng của cánh mũi. Thông thường chiều rộng cánh mũi sẽ bằng khoảng cách giữa hai bên khóe mắt trong. Ngoài ra cần đánh giá sự hòa hợp giữa cánh mũi, đầu mũi và trụ mũi, cánh mũi có thể bị xệ hoặc trụ mũi có thể bị co rút.
Lý tưởng nhất là mũi khi nhìn từ phía dưới sẽ tạo thành một tam giác cân với đỉnh hình tròn, hơi phình lên ở hai bên thành cánh mũi và hai bên lỗ mũi nghiêng tạo dáng hình quả lê. (như hình dưới).
Hình dạng cánh mũi lý tưởng ở người Đông Á
Phẫu thuật chỉnh chỉnh, thu gọn cánh mũi thực chất là quy trình cắt bỏ da ở vùng cánh mũi. Do đó, chất lượng da của bệnh nhân là yếu tố quan trọng cần đánh giá, vì nó ảnh hưởng lớn đến kết quả phẫu thuật. Da vùng cánh mũi thường dày và có nhiều bã nhờn, do đó nguy cơ hình thành sẹo xấu và tăng sắc tố sẽ cao hơn. Với những bệnh nhân có tình trạng da như trên và từng có tiền sử gặp các biến chứng liên quan đến sẹo thì bác sĩ nên cảnh báo trước đồng thời áp dụng các biện pháp hạn chế sẹo để giảm thiểu nguy cơ.
Quy trình phẫu thuật ở cánh mũi sẽ liên quan đến việc thu gọn kích cỡ lỗ tiền đình, do đó sẽ có nguy cơ làm hẹp van mũi, đặc biệt là van ngoài. Do đó bác sĩ cũng cần đánh giá kỹ tình trạng của van mũi.
Thực hiện:
Có nhiều kỹ thuật rạch khác nhau để tinh chỉnh, thu hẹp cánh mũi và lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của quy trình phẫu thuật. Bác sĩ có thể thực hiện đường cắt mô hình nêm để giảm độ loe của cánh mũi; hoặc với trường hợp chân cánh mũi rộng thì bác sĩ có thể cắt vạt mô ở cánh mũi hoặc cắt bỏ phần cửa lỗ mũi để giảm độ rộng của chân cánh mũi. Trong trường hợp chân cánh mũi rộng và cánh mũi loe thì bác sĩ có thể kết hợp cắt bỏ mô hình nêm, đồng thời cắt bỏ phần cửa lỗ mũi để thu hẹp…(xem hình dưới)
Các kiểu phẫu thuật chỉnh hình chân cánh mũi. (a) cắt hình nêm ở cánh mũi để giảm độ loe cánh mũi. (b) cắt bỏ phần cửa lỗ mũi để giảm chiều rộng chân cánh mũi. (c) Cắt vạt cánh mũi để giảm chiều rộng chân cánh mũi. (d) kết hợp cắt hình nêm và cắt cửa lỗ mũi để chỉnh sửag cánh mũi loe và chân cánh mũi rộng.
Cắt bỏ da giảm độ dày cánh mũi
Cho dù chọn kỹ thuật nào thì khi thực hiện cũng nên cắt bỏ mô ở mức vừa phải. Vì việc khôi phục lượng mô đã bị cắt bỏ lại sẽ rất khó trong trường hợp cần chỉnh sửa. Ngoài ra, cũng cần lưu ý bảo tồn đường cong tự nhiên ở cạnh ngoài của lỗ mũi để tránh tạo ra một lỗ mũi hình giọt nước (như hình dưới).
Lỗ mũi hình giọt nước không tự nhiên sau phẫu thuật
Sau khi cắt bỏ mô, bác sĩ sẽ khéo léo khâu đóng lại sao cho giảm độ căng tối đa, và giấu kín đường khâu trong rãnh mũi để hạn chế lộ sẹo về sau.
Sau khi hoàn tất bác sĩ sẽ tiến hành băng và nẹp mũi. Bệnh nhân sẽ cần khoảng 2,3 tuần để giảm sưng bầm và mũi sẽ tiếp tục gom dáng tự nhiên trong 6 tháng đến 1 năm sau đó.
a, b - ảnh trước khi PT ; c, d - ảnh sau khi PT thu gọn cánh mũi
Ảnh trước và sau PT thu gọn cánh mũi
Trong trường hợp bác sĩ thao tác không chính xác, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số các biến chứng như: hình thành sẹo xấu, hai bên lỗ mũi bất đối xứng, lỗ mũi hinh giọt nước không tự nhiên, hay nghẹt mũi….
>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng Hợp Các Dáng Mũi Đẹp Hot Nhất Năm 2024
Xem tiếp...
Cánh mũi của người Đông Á thường rộng hơn so với người Châu Âu, và có xu hướng loe ra rõ rệt nhưng lại không loe quá to như ở người Châu Phi. Hình dạng và độ loe của cánh mũi sẽ phụ thuộc vào hình dạng và độ đàn hồi của sụn mũi bên dưới, sự kết nối giữa trụ ngoài của sụn cánh mũi dưới với mặt và kích cỡ của đầu mũi. Do đó, việc chỉnh hình, thu gọn cánh mũi sẽ giúp thay đổi chiều rộng, độ loe và độ sa xệ của cánh mũi cũng như kích cỡ, hình dạng lỗ mũi.
Phẫu thuật chỉnh hình thu gọn cánh mũi mặc dù hoàn toàn có thể thực hiện một cách riêng biệt, nhưng nếu thế thì sẽ ảnh hưởng đến hình dạng sống mũi và đầu mũi. Việc thu gọn cánh mũi có thể sẽ khiến sống mũi và đầu mũi trông to hơn. Ngược lại nếu nâng sống mũi và tăng độ nhô đầu mũi thì có thể phần nào khiến cánh mũi trông thon gọn hơn. Do đó thường thì bệnh nhân sẽ tạo hình sống mũi và đầu mũi trước rồi mới đánh giá để xem có cần chỉnh sửa cánh mũi hay không.
Phẫu thuật thu gọn cánh mũi sẽ được thực hiện như một thủ tục cuối cùng trong chuỗi các thủ tục tạo hình mũi (nâng mũi). Điều này cho phép bác sĩ kiểm tra, đánh giá tất cả những tác động từ việc chỉnh sửa sống mũi và đầu mũi lên phần cánh mũi, qua đó có thể tinh chỉnh cánh mũi cho phù hợp.
Quy trình phẫu thuật chỉnh hình, thu gọn cánh mũi
Đánh giá trước phẫu thuật
Nếu trước đó bác sĩ dùng phương pháp tạo hình mũi mở thì đường mổ ở trụ mũi sẽ được khâu đóng lại để kéo căng lớp da ra. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá qua các góc thẳng mặt, góc nghiêng, góc nhìn từ dưới lên xem có cần phẫu thuật chỉnh hình cánh mũi hay không.
Trước tiên bác sĩ cần đánh giá chi tiết hình dạng, độ dày và độ đối xứng của lỗ mũi, độ loe của cánh mũi cũng như chiều rộng của cánh mũi. Thông thường chiều rộng cánh mũi sẽ bằng khoảng cách giữa hai bên khóe mắt trong. Ngoài ra cần đánh giá sự hòa hợp giữa cánh mũi, đầu mũi và trụ mũi, cánh mũi có thể bị xệ hoặc trụ mũi có thể bị co rút.
Lý tưởng nhất là mũi khi nhìn từ phía dưới sẽ tạo thành một tam giác cân với đỉnh hình tròn, hơi phình lên ở hai bên thành cánh mũi và hai bên lỗ mũi nghiêng tạo dáng hình quả lê. (như hình dưới).
Phẫu thuật chỉnh chỉnh, thu gọn cánh mũi thực chất là quy trình cắt bỏ da ở vùng cánh mũi. Do đó, chất lượng da của bệnh nhân là yếu tố quan trọng cần đánh giá, vì nó ảnh hưởng lớn đến kết quả phẫu thuật. Da vùng cánh mũi thường dày và có nhiều bã nhờn, do đó nguy cơ hình thành sẹo xấu và tăng sắc tố sẽ cao hơn. Với những bệnh nhân có tình trạng da như trên và từng có tiền sử gặp các biến chứng liên quan đến sẹo thì bác sĩ nên cảnh báo trước đồng thời áp dụng các biện pháp hạn chế sẹo để giảm thiểu nguy cơ.
Quy trình phẫu thuật ở cánh mũi sẽ liên quan đến việc thu gọn kích cỡ lỗ tiền đình, do đó sẽ có nguy cơ làm hẹp van mũi, đặc biệt là van ngoài. Do đó bác sĩ cũng cần đánh giá kỹ tình trạng của van mũi.
Thực hiện:
Có nhiều kỹ thuật rạch khác nhau để tinh chỉnh, thu hẹp cánh mũi và lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của quy trình phẫu thuật. Bác sĩ có thể thực hiện đường cắt mô hình nêm để giảm độ loe của cánh mũi; hoặc với trường hợp chân cánh mũi rộng thì bác sĩ có thể cắt vạt mô ở cánh mũi hoặc cắt bỏ phần cửa lỗ mũi để giảm độ rộng của chân cánh mũi. Trong trường hợp chân cánh mũi rộng và cánh mũi loe thì bác sĩ có thể kết hợp cắt bỏ mô hình nêm, đồng thời cắt bỏ phần cửa lỗ mũi để thu hẹp…(xem hình dưới)
Cho dù chọn kỹ thuật nào thì khi thực hiện cũng nên cắt bỏ mô ở mức vừa phải. Vì việc khôi phục lượng mô đã bị cắt bỏ lại sẽ rất khó trong trường hợp cần chỉnh sửa. Ngoài ra, cũng cần lưu ý bảo tồn đường cong tự nhiên ở cạnh ngoài của lỗ mũi để tránh tạo ra một lỗ mũi hình giọt nước (như hình dưới).
Sau khi cắt bỏ mô, bác sĩ sẽ khéo léo khâu đóng lại sao cho giảm độ căng tối đa, và giấu kín đường khâu trong rãnh mũi để hạn chế lộ sẹo về sau.
Sau khi hoàn tất bác sĩ sẽ tiến hành băng và nẹp mũi. Bệnh nhân sẽ cần khoảng 2,3 tuần để giảm sưng bầm và mũi sẽ tiếp tục gom dáng tự nhiên trong 6 tháng đến 1 năm sau đó.
Các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật thu gọn cánh mũi
Trong trường hợp bác sĩ thao tác không chính xác, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số các biến chứng như: hình thành sẹo xấu, hai bên lỗ mũi bất đối xứng, lỗ mũi hinh giọt nước không tự nhiên, hay nghẹt mũi….
>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng Hợp Các Dáng Mũi Đẹp Hot Nhất Năm 2024
Xem tiếp...