Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2024 được công bố ngày 20/3 - ngày Quốc tế Hạnh phúc.
Báo cáo dựa trên dữ liệu khảo sát toàn cầu từ người dân ở hơn 140 quốc gia. Các quốc gia được xếp hạng về mức độ hạnh phúc dựa trên đánh giá cuộc sống trung bình của người dân trong ba năm từ 2021 đến 2023.
Một lần nữa, Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Phần Lan đứng đầu danh sách.
Đất nước này có thời tiết mát mẻ, xuất hiện hiện tượng cực quang vào mùa đông và mặt trời chiếu sáng suốt đêm vào mùa hè. Phần Lan đã chứng minh nhiều điều kiện xã hội phù hợp để người dân "sống hạnh phúc nhất".
Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm thứ 7 liên tiếp (Ảnh: Getty Images).
John Helliwell, giáo sư danh dự về kinh tế tại trường Kinh tế Vancouver, Đại học British Columbia, đồng thời là biên tập viên sáng lập của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới, cho biết cuộc khảo sát yêu cầu mỗi người tham gia chấm điểm toàn bộ cuộc sống, xem xét những gì họ coi trọng.
"Phần Lan khá phong phú về tất cả những thứ đó, chẳng hạn ví tiền được trả lại nếu bị đánh rơi trên đường, mọi người giúp đỡ lẫn nhau hàng ngày, các cơ hội giáo dục và y tế chất lượng rất cao và được phân bổ rộng rãi", ông nói.
Jennifer De Paola, một nhà nghiên cứu về hạnh phúc tại Đại học Helsinki ở Phần Lan, nói với AFP rằng mối liên hệ chặt chẽ của người Phần Lan với thiên nhiên và sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống, là những yếu tố chính góp phần mang lại sự hài lòng trong cuộc sống của họ.
Ngoài ra, người Phần Lan quan niệm "thế nào là một cuộc sống thành công", so với Hoa Kỳ, nơi thành công thường được đánh đồng với lợi ích tài chính.
Bảng xếp hạng được Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững thực hiện dựa trên khảo sát mức độ hạnh phúc của người dân, kết hợp với những thông tin như GDP trên đầu người, tuổi thọ, tự do cá nhân, sự hào phóng, hỗ trợ xã hội và tình trạng tham nhũng.
Lần đầu tiên kể từ khi báo cáo được công bố cách đây hơn một thập kỷ, Mỹ và Đức không nằm trong số 20 quốc gia hạnh phúc nhất, lần lượt đứng ở vị trí 23 và 24. Báo cáo cũng lưu ý các nước hạnh phúc nhất không còn bao gồm quốc gia lớn nhất thế giới nào.
Trong khi đó, Việt Nam tăng hạng trong danh sách, từ vị trí 65 trong báo cáo năm ngoái lên 54, tương ứng tăng 11 bậc.
Báo cáo cho thấy những người trẻ tuổi từ 15 đến 24 trên toàn cầu cảm thấy hạnh phúc hơn người lớn tuổi. Cuộc sống của thế hệ trẻ được cải thiện từ giai đoạn 2006-2019.
"Nhưng sự hài lòng thay đổi tùy theo khu vực. Phúc lợi của thế hệ trẻ giảm ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á. Ở phần còn lại của thế giới, nó đã tăng lên", trích nội dung báo cáo.
Afghanistan, quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi thảm họa nhân đạo, đứng cuối trong tổng số 143 quốc gia được xếp hạng trong báo cáo.
Mức độ hạnh phúc giảm mạnh nhất kể từ năm 2006-2010 được ghi nhận ở Afghanistan, Lebanon và Jordan, trong khi các quốc gia Đông Âu như Serbia, Bulgaria và Latvia báo cáo mức tăng lớn nhất.
Xem tiếp...
Báo cáo dựa trên dữ liệu khảo sát toàn cầu từ người dân ở hơn 140 quốc gia. Các quốc gia được xếp hạng về mức độ hạnh phúc dựa trên đánh giá cuộc sống trung bình của người dân trong ba năm từ 2021 đến 2023.
Một lần nữa, Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Phần Lan đứng đầu danh sách.
Đất nước này có thời tiết mát mẻ, xuất hiện hiện tượng cực quang vào mùa đông và mặt trời chiếu sáng suốt đêm vào mùa hè. Phần Lan đã chứng minh nhiều điều kiện xã hội phù hợp để người dân "sống hạnh phúc nhất".
Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm thứ 7 liên tiếp (Ảnh: Getty Images).
John Helliwell, giáo sư danh dự về kinh tế tại trường Kinh tế Vancouver, Đại học British Columbia, đồng thời là biên tập viên sáng lập của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới, cho biết cuộc khảo sát yêu cầu mỗi người tham gia chấm điểm toàn bộ cuộc sống, xem xét những gì họ coi trọng.
"Phần Lan khá phong phú về tất cả những thứ đó, chẳng hạn ví tiền được trả lại nếu bị đánh rơi trên đường, mọi người giúp đỡ lẫn nhau hàng ngày, các cơ hội giáo dục và y tế chất lượng rất cao và được phân bổ rộng rãi", ông nói.
Jennifer De Paola, một nhà nghiên cứu về hạnh phúc tại Đại học Helsinki ở Phần Lan, nói với AFP rằng mối liên hệ chặt chẽ của người Phần Lan với thiên nhiên và sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống, là những yếu tố chính góp phần mang lại sự hài lòng trong cuộc sống của họ.
Ngoài ra, người Phần Lan quan niệm "thế nào là một cuộc sống thành công", so với Hoa Kỳ, nơi thành công thường được đánh đồng với lợi ích tài chính.
Bảng xếp hạng được Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững thực hiện dựa trên khảo sát mức độ hạnh phúc của người dân, kết hợp với những thông tin như GDP trên đầu người, tuổi thọ, tự do cá nhân, sự hào phóng, hỗ trợ xã hội và tình trạng tham nhũng.
Lần đầu tiên kể từ khi báo cáo được công bố cách đây hơn một thập kỷ, Mỹ và Đức không nằm trong số 20 quốc gia hạnh phúc nhất, lần lượt đứng ở vị trí 23 và 24. Báo cáo cũng lưu ý các nước hạnh phúc nhất không còn bao gồm quốc gia lớn nhất thế giới nào.
Trong khi đó, Việt Nam tăng hạng trong danh sách, từ vị trí 65 trong báo cáo năm ngoái lên 54, tương ứng tăng 11 bậc.
Báo cáo cho thấy những người trẻ tuổi từ 15 đến 24 trên toàn cầu cảm thấy hạnh phúc hơn người lớn tuổi. Cuộc sống của thế hệ trẻ được cải thiện từ giai đoạn 2006-2019.
"Nhưng sự hài lòng thay đổi tùy theo khu vực. Phúc lợi của thế hệ trẻ giảm ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á. Ở phần còn lại của thế giới, nó đã tăng lên", trích nội dung báo cáo.
Afghanistan, quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi thảm họa nhân đạo, đứng cuối trong tổng số 143 quốc gia được xếp hạng trong báo cáo.
Mức độ hạnh phúc giảm mạnh nhất kể từ năm 2006-2010 được ghi nhận ở Afghanistan, Lebanon và Jordan, trong khi các quốc gia Đông Âu như Serbia, Bulgaria và Latvia báo cáo mức tăng lớn nhất.
Xem tiếp...