Phương Nga
Tích Cực
Trên thực tế, cơ thể chúng ta không chỉ có một loại mỡ mà có nhiều loại khác nhau. Mặc dù cùng có tên là “mỡ” nhưng một số loại có lợi và cần thiết cho sức khỏe trong khi một số lại gây hại và làm tăng nguy cơ bệnh tật.
Có 3 loại tế bào mỡ chính là tế bào mỡ trắng, tế bào mỡ nâu và tế bào mỡ màu be. Chúng có thể được tích trữ dưới dạng chất béo thiết yếu, mỡ dưới da hoặc mỡ nội tạng.
Mỗi loại mỡ có tác động không giống nhau đến cơ thể. Một số thúc đẩy sự trao đổi chất và duy trì nồng độ hormone khỏe mạnh trong khi một số khác lại góp phần gây ra các bệnh như bệnh tiểu đường tuýp, bệnh tim mạch, cao huyết áp hay thậm chí là ung thư.
Đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các loại mỡ khác nhau trong cơ thể.
Loại mỡ mà chúng ta vẫn thường hay nhắc đến là mỡ trắng.
Loại mỡ này được tạo thành từ các tế bào lớn, màu trắng được tích trữ dưới da hoặc xung quanh các cơ quan ở bụng, ngoài ra còn có ở cả các khu vực khác của cơ thể như cánh tay, mông và đùi. Các tế bào mỡ này chính là nguồn dự trữ năng lượng để cơ thể sử dụng sau này.
Mỡ trắng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng của các hormone như:
Một lượng nhỏ mỡ trắng là điều cần thiết cho cơ thể nhưng quá nhiều mỡ trắng sẽ gây hại. Tỷ lệ mỡ cơ thể khỏe mạnh ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ vận động và sức khỏe thể chất.
Đối với người bình thường, không phải vận động viên thì nên duy trì tỷ lệ mỡ cơ thể trong phạm vi 14 đến 24% (đối với nam) và 21 đến 31% (đối với nữ).
Tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn mức này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh và vấn đề sức khỏe như:
Mỡ nâu là loại mỡ có chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Người trưởng thành chỉ còn lại một lượng mỡ nâu rất nhỏ, tập trung ở cổ và vai.
Loại mỡ này có vai trò đốt cháy các axit béo để giữ ấm cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm cách kích thích hoạt động của mỡ nâu nhăm ngăn ngừa béo phì.
Mỡ màu be (beige hay brite fat) là một loại mỡ tương đối mới. Các tế bào mỡ này có đặc điểm lai giữa tế bào mỡ trắng và tế bào mỡ nâu. Tương tự như mỡ nâu, các tế bào mỡ màu be cũng giúp đốt cháy chất béo thay vì tích trữ.
Có ý kiến cho rằng một số hormone và enzyme được giải phóng ra khi căng thẳng, lạnh hoặc khi tập thể dục giúp chuyển hóa mỡ trắng thành mỡ màu be.
Đây là một lĩnh vực nghiên cứu đang được tiến hành để tìm ra cách ngăn ngừa béo phì và duy trì tỷ lệ mỡ khỏe mạnh trong cơ thể.
Đúng như cái tên, chất béo thiết yếu là chất béo cần thiết cho sự sống và một cơ thể khỏe mạnh. Loại chất béo này có ở những bộ phận như:
Chất béo thiết yếu đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ hormone, gồm có các hormone kiểm soát khả năng sinh sản, hấp thụ vitamin và điều hòa thân nhiệt.
Ở phụ nữ, chất béo thiết yếu phải chiếm ít nhất 10 đến 13% mỡ cơ thể và ở nam giới là 2 đến 5% để đảm bảo sức khỏe.
Mỡ dưới da là lượng mỡ được tích trữ ở ngay bên dưới lớp da. Đó là sự kết hợp của các tế bào mỡ nâu, mỡ trắng và mỡ màu be.
Phần lớn mỡ trong cơ thể chúng ta là mỡ dưới da. Bạn có thể dễ dàng sờ nắn, nhéo lớp mỡ này từ bên ngoài ở bắp tay, bụng, đùi và mông.
Có thể sử dụng thước kẹp đo mỡ để xác định lượng mỡ dưới da và ước tính tỷ lệ mỡ trong cơ thể.
Một lượng nhỏ mỡ dưới da là bình thường và khỏe mạnh nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến mất cân bằng nồng độ hormone.
Mỡ nội tạng là các tế bào mỡ trắng được tích trữ trong khoang bụng và bao xung quanh tất cả các cơ quan chính, chẳng hạn như gan, thận, tuyến tụy, ruột và tim.
Lượng mỡ nội tạng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, bệnh động mạch và một số bệnh ung thư.
Thành phần cơ thể là điều rất quan trọng. Chỉ khi có tỷ lệ mỡ bình thường, khỏe mạnh thì cơ thể mới có thể hoạt động một cách tốt nhất. Tỷ lệ mỡ cơ thể khỏe mạnh mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
Có quá nhiều mỡ trắng, đặc biệt là mỡ nội tạng, sẽ gây hại cho sức khỏe. Mỡ nội tạng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe và bệnh lý sau:
Có một số phương pháp để kiểm tra thành phần cơ thể hay tỷ lệ mỡ.
Phương pháp phổ biến nhất là dùng thước kẹp đo mỡ (caliper). Cách sử dụng là nhéo một vùng da ở bắp tay, eo hoặc đùi và kẹp thước vào để đo độ dày của lớp mỡ dưới da, từ đó ước tính tỷ lệ mỡ trong cơ thể.
Một phương pháp khác là sử dụng một thiết bị gọi là Bod Pod hay còn gọi là phép đo chuyển vị không khí. Trong quá trình đánh giá thành phần cơ thể, thiết bị này sử dụng tỷ lệ khối lượng và thể tích cơ thể để xác định tỷ lệ mỡ. Về mặt lý thuyết, phương pháp này có thể kiểm tra tất cả các loại mỡ có trong cơ thể.
Phân tích trở kháng điện sinh học là một phương pháp khác để xác định tỷ lệ mỡ trong cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng trong các cơ sở huấn luyện thể dục thể thao. Bạn sẽ đứng trên một thiết bị chuyên dụng và dòng điện nhẹ được đưa vào cơ thể. Dựa trên phản ứng của các mô với dòng điện mà thiết bị sẽ xác định khối lượng nạc và mỡ.
Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) và đo chu vi vòng eo cũng là những cách để biết tỷ lệ mỡ. Mặc dù không cho biết tỷ lệ mỡ cụ thể nhưng các phương pháp này cho ra con số ước tính dựa trên chiều cao và cân nặng.
BMI là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao còn chu vi vòng eo là được đo bằng cách quấn thước dây quanh vị trí hẹp nhất của eo.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health - NIH), chỉ số BMI trong khoảng 18.5 đến 24.9 là bình thường, khỏe mạnh, trên 25 được coi là thừa cân và trên 30 có nghĩa là béo phì.
Về số đo vòng eo, những phụ nữ có vòng eo lớn hơn 89cm và nam giới có vòng eo lớn hơn 100cm sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường vì chu vi vòng eo lớn là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của mỡ nội tạng.
Nhiều người cho rằng chế độ ăn nhiều chất béo là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì và tích nhiều mỡ thừa trong cơ thể. Điều này chỉ đúng một phần. Mặc dù chất béo có lượng calo cao hơn so với carb và protein nhưng tất cả mọi người đều cần ăn đủ lượng chất béo mỗi ngày để cơ thể hoạt động bình thường.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều carb tinh chế và ít chất xơ cũng có thể gây tăng cân. Những người thường xuyên ăn nhiều những thực phẩm này sẽ rất dễ bị mỡ nội tạng và đây mới là loại mỡ gây hại cho sức khỏe chứ không phải mỡ dưới da.
Khi calo nạp vào trong chế độ ăn lớn hơn calo đốt cháy thì lượng calo dư thừa sẽ được tích trữ dưới dạng mỡ để cơ thể sử dụng sau này. Như vậy là tổng lượng calo nạp vào và calo đốt cháy hàng ngày mới là điều quan trọng quyết định sự tăng/giảm cân và tích mỡ chứ không phải thành phần chất béo, carb hay protein trong chế độ ăn
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến nghị một chế độ ăn uống giàu protein, carb phức tạp và chất xơ với khẩu phần vừa phải. Chế độ ăn này sẽ giúp giảm lượng calo và dẫn đến giảm cân, giảm mỡ. Ngoài ra, nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục thường xuyên, gồm có cả tập cardio và tập thể hình.
Tập cardio sẽ giúp đốt cháy calo trong khi tập thể hình giúp tăng khối lượng cơ, tăng cường trao đổi chất và ngăn ngừa sự tích mỡ.
Có 3 loại tế bào mỡ khác nhau trong cơ thể là tế bào mỡ trắng, tế bào mỡ nâu và tế bào mỡ màu be. Các tế bào mỡ được tích trữ dưới 3 dạng là chất béo thiết yếu, mỡ dưới da và mỡ nội tạng.
Chất béo thiết yếu giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Mỡ dưới da chiếm phần lớn tổng lượng mỡ trong cơ thể. Đây là nguồn dự trữ năng lượng để cơ thể sử dụng sau này. Mỡ dưới da nhìn chung không gây hại.
Mỡ nội tạng là lượng mỡ bao xung quanh các cơ quan trong khoang bụng như gan, dạ dày, ruột,… Nếu có quá nhiều thì mỡ nội tạng sẽ gây hại cho sức khỏe. Tỷ lệ mỡ cơ thể cao, đặc biệt là sự hiện diện của mỡ nội tạng, sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tật.
Để giảm cân hoặc tránh tăng cân thì lượng calo nạp vào hàng ngày phải bằng hoặc thấp hơn calo đốt cháy. Chế độ ăn lành mạnh giàu protein và chất xơ kết hợp với tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa sự tích mỡ trong cơ thể, nhất là mỡ nội tạng.
Xem tiếp...
Có 3 loại tế bào mỡ chính là tế bào mỡ trắng, tế bào mỡ nâu và tế bào mỡ màu be. Chúng có thể được tích trữ dưới dạng chất béo thiết yếu, mỡ dưới da hoặc mỡ nội tạng.
Mỗi loại mỡ có tác động không giống nhau đến cơ thể. Một số thúc đẩy sự trao đổi chất và duy trì nồng độ hormone khỏe mạnh trong khi một số khác lại góp phần gây ra các bệnh như bệnh tiểu đường tuýp, bệnh tim mạch, cao huyết áp hay thậm chí là ung thư.
Đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các loại mỡ khác nhau trong cơ thể.
Mỡ trắng
Loại mỡ mà chúng ta vẫn thường hay nhắc đến là mỡ trắng.
Loại mỡ này được tạo thành từ các tế bào lớn, màu trắng được tích trữ dưới da hoặc xung quanh các cơ quan ở bụng, ngoài ra còn có ở cả các khu vực khác của cơ thể như cánh tay, mông và đùi. Các tế bào mỡ này chính là nguồn dự trữ năng lượng để cơ thể sử dụng sau này.
Mỡ trắng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng của các hormone như:
- Estrogen
- Leptin (một trong những hormone kiểm soát cảm giác đói)
- Insulin
- Cortisol (hormone stress)
- Hormone tăng trưởng
Một lượng nhỏ mỡ trắng là điều cần thiết cho cơ thể nhưng quá nhiều mỡ trắng sẽ gây hại. Tỷ lệ mỡ cơ thể khỏe mạnh ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ vận động và sức khỏe thể chất.
Đối với người bình thường, không phải vận động viên thì nên duy trì tỷ lệ mỡ cơ thể trong phạm vi 14 đến 24% (đối với nam) và 21 đến 31% (đối với nữ).
Tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn mức này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh và vấn đề sức khỏe như:
- Tiểu đường tuýp 2
- Bệnh động mạch vành
- Cao huyết áp
- Đột quỵ
- Mất cân bằng hormone
- Biến chứng thai kỳ
- Bệnh thận
- Bệnh gan
- Ung thư
Mỡ nâu
Mỡ nâu là loại mỡ có chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Người trưởng thành chỉ còn lại một lượng mỡ nâu rất nhỏ, tập trung ở cổ và vai.
Loại mỡ này có vai trò đốt cháy các axit béo để giữ ấm cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm cách kích thích hoạt động của mỡ nâu nhăm ngăn ngừa béo phì.
Mỡ màu be
Mỡ màu be (beige hay brite fat) là một loại mỡ tương đối mới. Các tế bào mỡ này có đặc điểm lai giữa tế bào mỡ trắng và tế bào mỡ nâu. Tương tự như mỡ nâu, các tế bào mỡ màu be cũng giúp đốt cháy chất béo thay vì tích trữ.
Có ý kiến cho rằng một số hormone và enzyme được giải phóng ra khi căng thẳng, lạnh hoặc khi tập thể dục giúp chuyển hóa mỡ trắng thành mỡ màu be.
Đây là một lĩnh vực nghiên cứu đang được tiến hành để tìm ra cách ngăn ngừa béo phì và duy trì tỷ lệ mỡ khỏe mạnh trong cơ thể.
Chất béo thiết yếu
Đúng như cái tên, chất béo thiết yếu là chất béo cần thiết cho sự sống và một cơ thể khỏe mạnh. Loại chất béo này có ở những bộ phận như:
- Não bộ
- Tủy xương
- Dây thần kinh
- Lớp màng bảo vệ các cơ quan
Chất béo thiết yếu đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ hormone, gồm có các hormone kiểm soát khả năng sinh sản, hấp thụ vitamin và điều hòa thân nhiệt.
Ở phụ nữ, chất béo thiết yếu phải chiếm ít nhất 10 đến 13% mỡ cơ thể và ở nam giới là 2 đến 5% để đảm bảo sức khỏe.
Mỡ dưới da
Mỡ dưới da là lượng mỡ được tích trữ ở ngay bên dưới lớp da. Đó là sự kết hợp của các tế bào mỡ nâu, mỡ trắng và mỡ màu be.
Phần lớn mỡ trong cơ thể chúng ta là mỡ dưới da. Bạn có thể dễ dàng sờ nắn, nhéo lớp mỡ này từ bên ngoài ở bắp tay, bụng, đùi và mông.
Có thể sử dụng thước kẹp đo mỡ để xác định lượng mỡ dưới da và ước tính tỷ lệ mỡ trong cơ thể.
Một lượng nhỏ mỡ dưới da là bình thường và khỏe mạnh nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến mất cân bằng nồng độ hormone.
Mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng là các tế bào mỡ trắng được tích trữ trong khoang bụng và bao xung quanh tất cả các cơ quan chính, chẳng hạn như gan, thận, tuyến tụy, ruột và tim.
Lượng mỡ nội tạng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, bệnh động mạch và một số bệnh ung thư.
Các lợi ích của mỡ trong cơ thể
Thành phần cơ thể là điều rất quan trọng. Chỉ khi có tỷ lệ mỡ bình thường, khỏe mạnh thì cơ thể mới có thể hoạt động một cách tốt nhất. Tỷ lệ mỡ cơ thể khỏe mạnh mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
- Điều hòa thân nhiệt
- Kiểm soát nồng độ hormone
- Duy trì sức khỏe sinh sản
- Dự trữ vitamin
- Bảo vệ chức năng thần kinh
- Duy trì tỷ lệ trao đổi chất
- Ổn định lượng đường trong máu
Tác hại
Có quá nhiều mỡ trắng, đặc biệt là mỡ nội tạng, sẽ gây hại cho sức khỏe. Mỡ nội tạng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe và bệnh lý sau:
- Bệnh tim mạch
- Đột quỵ
- Bệnh động mạch vành
- Xơ vữa động mạch
- Biến chứng thai kỳ
- Tiểu đường tuýp 2
- Rối loạn hormone
- Một số bệnh ung thư
Tỷ lệ mỡ cơ thể
Có một số phương pháp để kiểm tra thành phần cơ thể hay tỷ lệ mỡ.
Phương pháp phổ biến nhất là dùng thước kẹp đo mỡ (caliper). Cách sử dụng là nhéo một vùng da ở bắp tay, eo hoặc đùi và kẹp thước vào để đo độ dày của lớp mỡ dưới da, từ đó ước tính tỷ lệ mỡ trong cơ thể.
Một phương pháp khác là sử dụng một thiết bị gọi là Bod Pod hay còn gọi là phép đo chuyển vị không khí. Trong quá trình đánh giá thành phần cơ thể, thiết bị này sử dụng tỷ lệ khối lượng và thể tích cơ thể để xác định tỷ lệ mỡ. Về mặt lý thuyết, phương pháp này có thể kiểm tra tất cả các loại mỡ có trong cơ thể.
Phân tích trở kháng điện sinh học là một phương pháp khác để xác định tỷ lệ mỡ trong cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng trong các cơ sở huấn luyện thể dục thể thao. Bạn sẽ đứng trên một thiết bị chuyên dụng và dòng điện nhẹ được đưa vào cơ thể. Dựa trên phản ứng của các mô với dòng điện mà thiết bị sẽ xác định khối lượng nạc và mỡ.
Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) và đo chu vi vòng eo cũng là những cách để biết tỷ lệ mỡ. Mặc dù không cho biết tỷ lệ mỡ cụ thể nhưng các phương pháp này cho ra con số ước tính dựa trên chiều cao và cân nặng.
BMI là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao còn chu vi vòng eo là được đo bằng cách quấn thước dây quanh vị trí hẹp nhất của eo.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health - NIH), chỉ số BMI trong khoảng 18.5 đến 24.9 là bình thường, khỏe mạnh, trên 25 được coi là thừa cân và trên 30 có nghĩa là béo phì.
Về số đo vòng eo, những phụ nữ có vòng eo lớn hơn 89cm và nam giới có vòng eo lớn hơn 100cm sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường vì chu vi vòng eo lớn là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của mỡ nội tạng.
Chế độ ăn uống và mỡ cơ thể
Nhiều người cho rằng chế độ ăn nhiều chất béo là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì và tích nhiều mỡ thừa trong cơ thể. Điều này chỉ đúng một phần. Mặc dù chất béo có lượng calo cao hơn so với carb và protein nhưng tất cả mọi người đều cần ăn đủ lượng chất béo mỗi ngày để cơ thể hoạt động bình thường.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều carb tinh chế và ít chất xơ cũng có thể gây tăng cân. Những người thường xuyên ăn nhiều những thực phẩm này sẽ rất dễ bị mỡ nội tạng và đây mới là loại mỡ gây hại cho sức khỏe chứ không phải mỡ dưới da.
Khi calo nạp vào trong chế độ ăn lớn hơn calo đốt cháy thì lượng calo dư thừa sẽ được tích trữ dưới dạng mỡ để cơ thể sử dụng sau này. Như vậy là tổng lượng calo nạp vào và calo đốt cháy hàng ngày mới là điều quan trọng quyết định sự tăng/giảm cân và tích mỡ chứ không phải thành phần chất béo, carb hay protein trong chế độ ăn
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến nghị một chế độ ăn uống giàu protein, carb phức tạp và chất xơ với khẩu phần vừa phải. Chế độ ăn này sẽ giúp giảm lượng calo và dẫn đến giảm cân, giảm mỡ. Ngoài ra, nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục thường xuyên, gồm có cả tập cardio và tập thể hình.
Tập cardio sẽ giúp đốt cháy calo trong khi tập thể hình giúp tăng khối lượng cơ, tăng cường trao đổi chất và ngăn ngừa sự tích mỡ.
Tóm tắt bài viết
Có 3 loại tế bào mỡ khác nhau trong cơ thể là tế bào mỡ trắng, tế bào mỡ nâu và tế bào mỡ màu be. Các tế bào mỡ được tích trữ dưới 3 dạng là chất béo thiết yếu, mỡ dưới da và mỡ nội tạng.
Chất béo thiết yếu giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Mỡ dưới da chiếm phần lớn tổng lượng mỡ trong cơ thể. Đây là nguồn dự trữ năng lượng để cơ thể sử dụng sau này. Mỡ dưới da nhìn chung không gây hại.
Mỡ nội tạng là lượng mỡ bao xung quanh các cơ quan trong khoang bụng như gan, dạ dày, ruột,… Nếu có quá nhiều thì mỡ nội tạng sẽ gây hại cho sức khỏe. Tỷ lệ mỡ cơ thể cao, đặc biệt là sự hiện diện của mỡ nội tạng, sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tật.
Để giảm cân hoặc tránh tăng cân thì lượng calo nạp vào hàng ngày phải bằng hoặc thấp hơn calo đốt cháy. Chế độ ăn lành mạnh giàu protein và chất xơ kết hợp với tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa sự tích mỡ trong cơ thể, nhất là mỡ nội tạng.
Xem tiếp...