Phương Nga
Tích Cực
Mới đây, ca sĩ Pha Lê đã chia sẻ vấn đề cô gặp phải sau 12 năm nâng mũi. Tuy vậy, gần đây, giọng ca gốc Hải Phòng bắt đầu cảm thấy đau ở vùng đầu mũi và cảm giác đau tăng lên khi chạm vào. Ban đầu, cô nghĩ đó chỉ là do nổi mụn nhưng khi cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn, cô bắt đầu lo lắng. Sau khi điều trị bằng kháng sinh liều cao, vùng đau trên mũi của Pha Lê không hồi phục, mà thậm chí còn lan rộng và sưng to kèm theo đau đớn. Cuối cùng, bác sĩ đã khuyên cô phải tháo bỏ sụn mũi để giải quyết tình trạng viêm nhiễm.
Pha Lê cho biết rằng cô đã đi khám bác sĩ với sự bình tĩnh và đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia. Tất cả các bác sĩ và chuyên gia đều đồng ý rằng cô cần tháo sụn mũi để giải quyết vấn đề viêm nhiễm.
Hiện tại, nữ ca sĩ đã thực hiện phẫu thuật tháo sụn nâng mũi. Pha Lê nói rằng do phải chăm sóc con nhỏ, cô không sử dụng phương pháp gây mê mà chỉ sử dụng gây tê. Theo cô, cảm giác khi tháo sụn "đau tới não" và cô đã cần phải nghỉ ngơi sau phẫu thuật để có thể lái xe về nhà. Hiện tại, Pha Lê không còn đau như lúc trước khi phẫu thuật và không cần dùng thuốc giảm đau nữa.
Dù mũi gặp biến chứng, Pha Lê giữ tinh thần lạc quan. "Tôi không buồn vì mũi của mình bị như vậy. Tôi cũng không trách bác sĩ trước đây từng phẫu thuật cho mình. Khi cơ thể không được khỏe, mũi đến 'hạn sử dụng' thì chúng đào thải. Sau ba tháng nữa, khi mũi lành hẳn, tôi sẽ nâng mũi lại", Pha Lê nói.
Pha Lê sinh năm 1987, quê Hải Phòng, được chú ý trong cuộc thi Sao mai điểm hẹn 2010. Cô vào TP HCM phát triển công việc ca hát, từng ra album nhạc: Nếu em được lựa chọn, Giấc mơ đánh mất... Thời gian qua, cô gác công việc nghệ thuật, tập trung kinh doanh. Sau khi ly hôn chồng người Hàn Quốc, cô là mẹ đơn thân của con gái 3,5 tuổi - bé Ốc.
- Mũi nhiễm trùng gây co rút, mũi biến dạng.
- Ngay sau phẫu thuật mũi méo mó, sưng nhiều, đỏ tấy, tụ máu ở mắt do khâu phục hồi có vấn đề.
- Sau phẫu thuật khoảng 2-3 ngày, mũi méo mó, không cân đối (biển hiện sớm nhất), xuất hiện vết thâm tím bất thường, đen, nguy cơ hoại tử da.
- Bên cạnh đó, bạn cần cảnh giác với một số biểu hiện bất thường sau nâng như: sốt đột ngột, tụ dịch, tấy đỏ hoặc đen một vùng da trên mũi, lệch vẹo...
- Sau một thời gian nâng mũi, mũi lộ sống, lộ đầu mũi, đầu mũi bóng đỏ...
Để sửa mũi hỏng sau nâng, trước tiên, cần thăm khám để xác định lý do biến chứng như hỏng do sụp cánh mũi, cấu trúc, lộ chất liệu,... từ đó đưa ra phương pháp khắc phục chính xác.
- Mũi vẹo lệch: cách khắc phục là mổ lại, tạo khoang mới đặt sống mũi thích hợp.
- Mũi lộ sống, lộ đầu mũi: phải tháo sụn ra, vệ sinh làm sạch, cấy khoang, đặt dữ liệu đến khi mũi hồi phục bình thường (từ 6 tháng đến một năm) mới phẫu thuật lại được. Các bác sĩ sẽ bỏ sống cũ, đặt lại sống mũi mềm hợp hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác.
- Mũi bị bóng đỏ: thay sống mềm mại hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác nếu thấy cần thiết.
- Biến dạng ở lỗ mũi, lệch trụ mũi: dùng các kỹ thuật tạo hình, sử dụng sụn tự thân để sửa chữa các biến dạng.
- Mũi biến dạng nặng (mũi hỏng): sửa khó vì mô mềm, tổn thương chất xơ, xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, chỉnh hình lại mũi bằng sụn sườn.
Khánh Chi (Tổng hợp)
Xem tiếp...
Pha Lê cho biết rằng cô đã đi khám bác sĩ với sự bình tĩnh và đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia. Tất cả các bác sĩ và chuyên gia đều đồng ý rằng cô cần tháo sụn mũi để giải quyết vấn đề viêm nhiễm.
Hiện tại, nữ ca sĩ đã thực hiện phẫu thuật tháo sụn nâng mũi. Pha Lê nói rằng do phải chăm sóc con nhỏ, cô không sử dụng phương pháp gây mê mà chỉ sử dụng gây tê. Theo cô, cảm giác khi tháo sụn "đau tới não" và cô đã cần phải nghỉ ngơi sau phẫu thuật để có thể lái xe về nhà. Hiện tại, Pha Lê không còn đau như lúc trước khi phẫu thuật và không cần dùng thuốc giảm đau nữa.
Dù mũi gặp biến chứng, Pha Lê giữ tinh thần lạc quan. "Tôi không buồn vì mũi của mình bị như vậy. Tôi cũng không trách bác sĩ trước đây từng phẫu thuật cho mình. Khi cơ thể không được khỏe, mũi đến 'hạn sử dụng' thì chúng đào thải. Sau ba tháng nữa, khi mũi lành hẳn, tôi sẽ nâng mũi lại", Pha Lê nói.
Pha Lê sinh năm 1987, quê Hải Phòng, được chú ý trong cuộc thi Sao mai điểm hẹn 2010. Cô vào TP HCM phát triển công việc ca hát, từng ra album nhạc: Nếu em được lựa chọn, Giấc mơ đánh mất... Thời gian qua, cô gác công việc nghệ thuật, tập trung kinh doanh. Sau khi ly hôn chồng người Hàn Quốc, cô là mẹ đơn thân của con gái 3,5 tuổi - bé Ốc.
Biến chứng có thể gặp phải sau khi nâng mũi
- Mũi nhiễm trùng gây co rút, mũi biến dạng.
- Ngay sau phẫu thuật mũi méo mó, sưng nhiều, đỏ tấy, tụ máu ở mắt do khâu phục hồi có vấn đề.
- Sau phẫu thuật khoảng 2-3 ngày, mũi méo mó, không cân đối (biển hiện sớm nhất), xuất hiện vết thâm tím bất thường, đen, nguy cơ hoại tử da.
- Bên cạnh đó, bạn cần cảnh giác với một số biểu hiện bất thường sau nâng như: sốt đột ngột, tụ dịch, tấy đỏ hoặc đen một vùng da trên mũi, lệch vẹo...
- Sau một thời gian nâng mũi, mũi lộ sống, lộ đầu mũi, đầu mũi bóng đỏ...
Cách xử lý tình trạng mũi bị biến chứng
Để sửa mũi hỏng sau nâng, trước tiên, cần thăm khám để xác định lý do biến chứng như hỏng do sụp cánh mũi, cấu trúc, lộ chất liệu,... từ đó đưa ra phương pháp khắc phục chính xác.
- Mũi vẹo lệch: cách khắc phục là mổ lại, tạo khoang mới đặt sống mũi thích hợp.
- Mũi lộ sống, lộ đầu mũi: phải tháo sụn ra, vệ sinh làm sạch, cấy khoang, đặt dữ liệu đến khi mũi hồi phục bình thường (từ 6 tháng đến một năm) mới phẫu thuật lại được. Các bác sĩ sẽ bỏ sống cũ, đặt lại sống mũi mềm hợp hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác.
- Mũi bị bóng đỏ: thay sống mềm mại hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác nếu thấy cần thiết.
- Biến dạng ở lỗ mũi, lệch trụ mũi: dùng các kỹ thuật tạo hình, sử dụng sụn tự thân để sửa chữa các biến dạng.
- Mũi biến dạng nặng (mũi hỏng): sửa khó vì mô mềm, tổn thương chất xơ, xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, chỉnh hình lại mũi bằng sụn sườn.
Khánh Chi (Tổng hợp)
Xem tiếp...