SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Patch test (test áp bì) là gì? Khi nào cần thực hiện? Lưu ý gì?

Ngọc Khuê

Tích Cực
Hiện patch test là một trong những xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán dị ứng da. Vậy patch test (test áp bì) là gì? Khi nào cần thực hiện? Lưu ý những gì trước khi làm patch test?

patch test


Patch test là gì?


Patch test (hay test áp bì) là công cụ được sử dụng để xác định các tác nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Việc đọc và giải thích các kết quả xét nghiệm là một quá trình phức tạp đòi hỏi kiến thức y khoa chuyên sâu và kinh nghiệm từ bác sĩ khi liên kết các triệu chứng với tiền sử lâm sàng bệnh viêm da tiếp xúc. (1)

Patch test có tác dụng gì?​


Patch test là phương pháp phát hiện viêm da tiếp xúc dị ứng đã được sử dụng hơn 100 năm. Patch test giúp phát hiện chất gây dị ứng khi da tiếp xúc trực tiếp với những chất ngoại lai, tuy nhiên thử nghiệm này không dùng để phát hiện dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng với các chất trong không khí khi hít phải gây ra hắt hơi, hen suyễn hoặc phát ban.

Các sản phẩm chăm sóc da có thể chứa nhiều thành phần khác nhau, một số thành phần này có thể gây dị ứng hoặc thậm chí gây ra phản ứng kích ứng. Thực hiện bài test áp bì trên một vùng da nhỏ có thể cho thấy khả năng dung nạp của cơ thể trước khi sử dụng sản phẩm trên một vùng rộng hơn. (2)

Khi nào nên lựa chọn patch test?​


Khi người bệnh xuất hiện tình trạng dị ứng/kích ứng da thì nên khám da liễu ngay để kiểm soát các triệu chứng, đặc biệt khi xảy ra tình trạng phản ứng nghiêm trọng và không cải thiện khi rửa sạch mỹ phẩm/hóa chất, chườm mát hoặc dưỡng ẩm, hoặc nếu nghi ngờ bản thân bị viêm da tiếp xúc dị ứng. (3)

Người gặp các tình trạng sau nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ ngay lập tức:

  • Phát ban kèm theo chảy máu hoặc tiết mủ vàng, vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Nghi ngờ bản thân bị dị ứng da.
  • Phát ban không cải thiện sau 2–3 tuần.
  • Nổi mề đay khắp cơ thể.
  • Phản ứng dị ứng cấp tính (hay sốc phản vệ).
  • Khó thở.

Patch test có an toàn không?​


Có. Patch test là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn đơn giản và rất an toàn cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn, cung cấp thêm thông tin cụ thể về loại dị ứng da người bệnh gặp phải. Patch test cũng giúp người bệnh loại trừ các bệnh về da khác khi tìm ra dị nguyên, thủ phạm gây ra tình trạng dị ứng da.

patch test có an toàn không
Patch test giúp người bệnh loại trừ các bệnh về da khác khi tìm ra dị nguyên, thủ phạm gây ra tình trạng dị ứng da

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật Patch test?


Patch test là bài test giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng, tuy nhiên bài test này cũng còn tồn tại một vài nhược điểm. (4)

1. Ưu điểm


Patch test giúp phát hiện loại dị ứng cụ thể mà người bệnh mắc trong hàng loạt các chất gây dị ứng, đồng thời loại trừ các bệnh da liễu khác khi tìm ra nguyên nhân gây phát ban, từ đó cải thiện tình trạng dị ứng đáng kể, thậm chí có thể chữa khỏi bệnh.

2. Nhược điểm


Patch test có thể làm xuất hiện tình trạng kích ứng da ở vùng thử nghiệm:

  • Đỏ và ngứa da tại vùng thử nghiệm (khi kết quả dương tính) thường biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu kích ứng mạnh có thể gây ra vết phồng rộp, thậm chí loét trên da.
  • Phản ứng kéo dài dai dẳng: một số phản ứng trên thử nghiệm dương tính có thể kéo dài đến một tháng trước khi mờ dần.
  • Bùng phát bệnh chàm: với người từng hoặc đang bị chàm.
  • Thay đổi sắc tố: làm tăng hoặc giảm sắc tố tại vùng thử nghiệm trong nhiều tháng nhưng hiếm khi vĩnh viễn (tỷ lệ là 1/1000).
  • Sẹo: hiếm trường hợp để lại sẹo, chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1/10000.
  • Dị ứng: hiếm người bệnh có thể dị ứng với một hay một vài các chất được dán lên da và thường không kéo dài.

Đối tượng nào nên và không nên Patch test


Tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe và tình trạng da của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện patch test hay không.

1. Chỉ định:

  • Với người có nghi ngờ lâm sàng mắc viêm da tiếp xúc.
  • Với người mắc viêm da tiếp xúc làm phát triển các tình trạng da khác (viêm da dị ứng, viêm da dầu và viêm da tiết bã, chàm đồng tiền, bệnh vảy nến và chàm tổ đỉa).
  • Với người bị chàm mạn tính mà chưa xác định được nguyên nhân.
  • Với các trường hợp nghi ngờ viêm da tiếp xúc do công việc.

Patch test cũng được sử dụng để theo dõi các phản ứng thuốc biểu hiện bằng các tổn thương trên da do cơ chế quá mẫn, chẳng hạn như phát ban sẩn do thuốc, sốt, tăng bạch cầu ái toan hoặc các triệu chứng toàn thân, phát ban đỏ nhiễm sắc cố định.

2. Chống chỉ định

  • Patch test không dành cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Những việc bạn nên làm & nên tránh khi thực hiện Patch test


Dưới đây là những việc nên làm và nên tránh khi thực hiện patch test:

1. Những việc nên tránh

  • Không thoa bất kỳ sản phẩm nào như kem hoặc thuốc mỡ, hoặc để nước tiếp xúc với các miếng dán trong suốt quá trình làm thử nghiệm.
  • Không nên để vùng da thử nghiệm tiếp xúc với nước (không tắm, không bơi hay làm ướt da vùng dán dị nguyên).
  • Không tham gia vào các hoạt động kéo căng da.
  • Không nên tập thể dục vì vận động mạnh làm cơ thể đổ mồ hôi khiến các miếng dán dễ bong ra.
  • Không nên gãi. Trường hợp da bị kích ứng dữ dội, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ điều trị ngay lập tức.

2. Những việc nên làm:

  • Hết sức cẩn thận trong 2 – 3 giờ đầu tiên sau khi làm test vì đây là lúc các miếng dán dễ bong ra nhất.
  • Cố định miếng dán bằng cách sử dụng thêm băng dính (nếu cần). Nếu các miếng dán hoàn toàn bị bong ra thì không cần giữ lại.
  • Các miếng dán cần được gỡ bỏ sau 48 giờ.
  • Nên mặc áo phông hoặc áo ôm sát người để cố định các miếng dán.
  • Nên mặc áo sẫm màu vì trong các chất được thử nghiệm sẽ tồn tại chất gốc dầu có thể thấm và làm ố quần áo. Cẩn thận khi dựa vào đồ dùng nội thất.
  • Gỡ bỏ miếng dán nhẹ nhàng để đảm bảo tất cả các dấu bút vẫn lưu lại trên da.

Quy trình thực hiện kỹ thuật Patch test như thế nào?


Quy trình thực hiện kỹ thuật patch test chia thành nhiều đợt khác nhau, mỗi đợt kéo dài khoảng 20 phút.

  • Đợt đầu tiên: bác sĩ sẽ dán các miếng dán thử nghiệm vào da lưng. Mỗi miếng chứa 10 đĩa nhôm có kích thước bằng đồng xu. Mỗi đĩa chứa một chất khác nhau có tiềm năng là dị nguyên. Bác sĩ cũng có thể dán thêm băng dính trong trường hợp cần thiết. Đôi khi bài test cũng có thể được thực hiện ở một vùng khác trên cơ thể.
  • Đợt thứ hai: diễn ra sau đợt 1 khoảng 48 tiếng, người bệnh sẽ quay lại bệnh viện để kiểm tra. Bạn sẽ được kiểm tra các phản ứng như đỏ, viêm hoặc sưng tại vị trí kiểm tra miếng dán. Nói với bác sĩ nếu bạn bị ngứa hoặc rát khi làm kiểm tra.
  • Đợt cuối: sau khoảng 96 giờ, người bệnh quay lại bệnh viện để kiểm tra bổ sung, vì có thể có nhiều chất mất nhiều thời gian phản ứng hơn.
    quy trình thực hiện patch test
    Bác sĩ sẽ dán các miếng dán thử nghiệm vào vùng da lưng

Những gì cần mang theo khi làm xét nghiệm patch test?


Người bệnh nên mang theo thông tin về tất cả các sản phẩm có khả năng tiếp xúc với da:

  • Danh sách các loại thuốc theo toa, thuốc mỡ và kem mà người bệnh đang sử dụng, kể cả những loại được kê đơn và không kê đơn.
  • Sản phẩm hoặc những vật dụng ở nhà có thể gây ra hoặc làm tình trạng da trầm trọng thêm, chẳng hạn như đồ vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm, nước hoa, sản phẩm chăm sóc móng và tóc. Người bệnh nên mang theo bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc trực tiếp với da và cả nhãn mác ghi thành phần. Với các chất tẩy rửa gia dụng, bột giặt và nước xả vải, chỉ cần mang theo nhãn có ghi thành phần.
  • Các sản phẩm và hóa chất được sử dụng tại nơi làm việc.

Patch test có chính xác không?


Có, patch test vẫn là cách tương đối chính xác giúp các bác sĩ chẩn đoán tình trạng dị ứng do tiếp xúc. Tuy nhiên tỷ lệ chính xác sẽ không hoàn toàn đạt đến 100%, vẫn có trường hợp trả về kết quả dương tính giả, cho thấy bạn bị dị ứng do tiếp xúc khi thực tế thì không, hoặc kết quả “âm tính giả”, khi không gây ra phản ứng với chất làm bạn thực tế bị dị ứng. (5)

patch test có chính xác không
Trang thiết bị tại Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh

Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh TPHCM đạt chuẩn ISO 15189:2012, là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại từ các nước Âu – Mỹ như: hệ thống máy Sysmex XN 1000, Sysmex cs-1600, Hệ thống máy Roche Cobas 6000,… giúp kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác để các bác sĩ lên phác đồ điều trị kịp thời, hiệu quả.

Patch test hiện là một trong những phương pháp xét nghiệm dị ứng về da khá phổ biến với tính chính xác và không để lại nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một vài nhược điểm, vì vậy người bệnh không nên tự ý thực hiện patch test tại nhà mà nên tìm đến những trung tâm y tế hoặc bệnh viện uy tín để phòng ngừa những rủi ro có khả năng đe dọa đến tính mạng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom