SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
194K

Partamol-Codein: Thuốc giảm đau

Tên thuốc: Partamol-Codein


Thành phần
: Mỗi viên:

  • Paracetamol 500 mg,
  • Codein phosphat 30 mg

Chỉ định:

Giảm đau từ nhẹ đến nặng vừa


Liều dùng:

  • Codein phosphat:
    • Liều đơn (Khoảng) 15 mg-60 mg
    • Liều tối đa trong 24 giờ: 360 mg
  • Paracetamol
    • Liều đơn (Khoảng) 300 mg – 1000 mg
    • Liều tối đa trong 24 giờ: 4000 mg
  • Có thể lặp lại liều dùng sau mỗi 4 giờ

Cách dùng:

Hòa tan viên sủi bọt trong một ít nước


Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận.
  • Bệnh nhân nghiện rượu.
  • Bệnh nhân thiếu hụt men glucose-6-phosphat dehydrogenase.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi vừa cắt amiđan và/hoặc nạo V.A

Thận trọng:

  • Làm gia tăng tổn thương đầu và tăng áp lực nội sọ. Các phản ứng phụ của thuốc có thể che đậy quá trình diễn tiến lâm sàng của những bệnh nhân bị tổn thương đầu.
  • Thuốc có thể che lấp chẩn đoán hoặc quá trình diễn tiến lâm sàng của những bệnh nhân bị các bệnh cấp ở bụng.
  • Dùng thuốc thận trọng cho bệnh nhân lớn tuổi hoặc yếu sức, bệnh nhân bị suy chức năng gan hoặc thận nặng, thiểu năng tuyến giáp, bệnh Addison và phì đại tuyến tiền liệt hoặc nghẽn niệu đạo.
  • Không dùng đồng thời với các thuốc giảm đau gây nghiện khác, thuốc trị loạn thần kinh, thuốc an thần, hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác (gồm alcohol). Khi bắt buộc phải dùng phối hợp nên giảm liều của một hoặc cả hai thuốc.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Phụ nữ có thai. Phụ nữ đang cho con bú.
  • Thuốc có thể gây phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính

Phản ứng phụ:

  • Thường gặp: Choáng váng, chóng mặt, an thần, thở ngắn, buồn nôn và nôn.
  • Khác: Phản ứng dị ứng, sảng khoái, khó chịu, táo bón, đau bụng và ngứa.
  • Ở liều cao, codein có hầu hết các tác dụng bất lợi của morphin bao gồm cả sự ức chế hô hấp

Tương tác thuốc:

(khi sử dụng chung với những thuốc sau đây, sẽ gây ảnh hưởng tác dụng của thuốc)

  • Rượu: dùng quá mức rượu có thể làm tăng nguy cơ gây độc gan của paracetamol, đặc biệt khi kết hợp cùng với các thuốc giảm đau/hạ sốt không kê đơn khác (như aspirin, salicylat, ibuprofen,..).
  • Thuốc chống co giật và isoniazid: dùng đồng thời paracetamol với isoniazid hoặc thuốc chống co giật làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.
  • Codein có thể làm tăng nồng độ amylase trong huyết thanh.
  • Thuốc chống đông đường uống: dùng lâu dài liều cao paracetamol bằng đường uống làm tăng nhẹ tác dụng của coumarin và các thuốc chống đông dẫn xuất indandion.
  • Dùng đồng thời các thuốc kháng cholinergic với codein có thể gây tắc ruột do liệt ruột

Trình bày và đóng gói:

  • Viên nén: 10 vỉ x 10 viên, chai 100 viên
  • Viên nén sủi bọt: 4 vỉ x 4 viên, 1 tuýp 10 viên, 2 tuýp 10 viên

Nhà sản xuất: Stada VN

Nhà phân phối: Khuong Duy


Giá thuốc: Đang cập nhật


Điều dưỡng Phạm Thị Nhật Vy - tác giả Phongkhambacsi.vn


Phạm Thị Nhật Vy​


Điều dưỡng viên Phạm Thị Nhật Vy là một chuyên viên y tế chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ các bệnh nhân, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng. Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế và kiến thức chuyên môn sâu về chăm sóc bệnh nhân, cô luôn sẵn sàng xử lý trong mọi tình huống. Thái độ tận tụy, kiên nhẫn và đồng cảm với mọi bệnh nhân.

Xem tiếp...
 
Top Bottom