Thái An Nhiên
Fan Cứng
I. OT là gì?
Nếu bạn đang thắc mắc OT là viết tắt của từ gì, thì OT là viết tắt của cụm từ “overtime”, hay còn được gọi là làm thêm giờ. Đây là một khái niệm quan trọng mà bất kì người đi làm nào cũng nên hiểu rõ. Thông thường, thời gian làm việc được giới hạn trong khoảng 40 giờ mỗi tuần, nhưng khi bạn buộc phải làm nhiều hơn thời gian này để hoàn thành công việc thì đó được tính là thời gian OT.
Việc làm thêm giờ có thể do sự sắp xếp của người quản lý hoặc đề xuất từ phía người lao động, nhưng điều quan trọng là cả hai bên cần phải đồng thuận và xác nhận thông qua biên bản tăng ca. Khi tăng ca hoặc làm thêm giờ, bạn không chỉ nhận được phần lương cơ bản đã thống nhất trong hợp đồng, bao gồm cả lương cứng và các khoản KPI nếu có, mà còn được nhận thêm phần lương OT theo quy định của Luật Lao động.

II. Lý do các doanh nghiệp áp dụng OT trong làm việc
III. Quy định OT bạn cần biết đến
1. Quy định về thời gian OT
2. Cách tính tiền lương OT hiện nay
Theo quy định của Điều 104 Luật Lao động, cách tính lương khi làm thêm giờ (OT) hiện nay được thực hiện như sau:
Khi làm OT vào ban ngày:
- Cho ngày làm việc bình thường: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 150% x Số giờ làm thêm.
- Cho ngày nghỉ cuối tuần: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 200% x Số giờ làm thêm.
- Cho ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 300% x Số giờ làm thêm.
Khi làm OT vào ban đêm:
- Tiền lương làm thêm giờ = [Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Hệ số tăng ca + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ tương ứng của ban ngày] x Số giờ làm thêm vào ban đêm.
Ghi chú: Hệ số tăng ca tương ứng như sau:
- Ngày thường (150%)
- Ngày nghỉ cuối tuần (200%)
- Ngày nghỉ, lễ, Tết hưởng lương (300%)
Sau đây là bảng tóm tắt cách tính lương OT của nhân viên theo đúng quy định:
Ngày làm việc | Làm thêm giờ |