Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch tập đoàn Capella, nói bất ngờ vì bị VKS đề nghị mức án quá cao, trong khi bản thân đã khắc phục hoàn toàn thiệt hại, nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Ngày 25/3, phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận. Trong vụ án này, ông Trí, 54 tuổi, là người duy nhất bị truy tố tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (1.000 tỷ đồng của bà Lan) và không liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hay SCB.
Vạn Thịnh Phát 25/3
Quang cảnh phiên tòa ngày 25/3. Video: Nguyễn Điệp
Trong phần tự bào chữa, ông Trí cho biết rất bất ngờ với mức án đề nghị của VKS đối với mình (10-11 năm tù) vì "quá cao". Bị cáo đồng ý với quan điểm của các luật sư bào chữa, song muốn trình bày thêm để VKS, HĐXX xem xét thấu đáo về bối cảnh dẫn đến sai phạm của mình.
"Khi chị Lan bị khởi tố, tôi vô cùng bối rối, lo sợ rằng hệ thống công ty của mình sẽ bị cho là liên quan. Trong bối cảnh đó, tôi buộc phải chọn giải pháp sai lầm dẫn đến hậu quả hôm nay phải đứng đây", ông Trí nói, thêm rằng "đúng sai xin nhận hết" và "những lời này không phải để biện minh".
Chủ tịch tập đoàn Capella bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền của bà Lan, tổng cộng 40 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ đồng), thông qua ba hình thức là chuyển nhượng 65% vốn điều lệ Công ty Cao su Công nghiệp, mua 100% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh và đầu tư dự án tại huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh. Sau khi bà Lan bị bắt giam, Trí đã chỉ đạo trợ lý soạn thảo các văn bản điều chỉnh giá và thanh lý toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng đã ký trước đó, nhằm xóa bỏ quyền sở hữu của bà Lan trong các dự án, chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng.
VKS đánh giá quá trình điều tra và tại tòa ông Trí thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; đã khắc phục hơn 700 tỷ đồng, bị kê biên 6 bất động sản đủ để khắc phục hậu quả, có nhiều thành tích trong công tác phòng chống Covid-19; nhân thân tốt, Huân chương lao động hạng 3...
Ông Nguyễn Cao Trí luôn lặng lẽ trong các phiên xử, là bị cáo ít được HĐXX, VKS, luật sư đề cập nhất. Ảnh: Quỳnh Trần
Ông Trí phân trần thêm, sai phạm của mình xuất phát từ bối cảnh khủng hoảng, dẫn đến lo lắng thái quá chứ không nhằm chiếm đoạt tiền của bà Lan. Ông mong muốn "khi sự việc lắng xuống" hai bên sẽ giải quyết với nhau. Tuy nhiên, bị cáo thừa nhận "khi bình tâm lại đã nhận thức ra sai lầm" và đã tường trình với cơ quan điều tra sự việc, cam kết hoàn trả tòan bộ số tiền bị cáo buộc chiếm đoạt.
Chủ tịch tập đoàn Capella đề cập mình là người duy nhất trong vụ án không liên quan đến sai phạm tại SCB, Vạn Thịnh Phát. Sai phạm của bị cáo đặt trong vụ án là nhỏ nhất và đã được đảm bảo khắc phục hậu quả 100%. Trong khi đó, nhiều bị cáo khác gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng chỉ bị VKS đề nghị án treo.
"Bị cáo nói như vậy không nhằm gây bất lợi cho người khác, mà chỉ mong HĐXX nhìn nhận tổng thể vụ án để xem xét giảm nhẹ cho bị cáo", ông Trí phân trần, đồng thời xin VKS, tòa án nghi nhận thêm bản thân có 30 năm hoạt động kinh doanh đã tạo được nhiều thành quả trong nước và quốc tế, có nhiều đóng góp cho xã hội. Hiện, bị cáo vẫn là Chủ tịch, Giám đốc của hệ thống nhiều công ty với hơn 6.000 lao động, nên mong có một bản án hợp tình, hợp lý để sớm về điều hành công ty.
Ngoài ra, ông Trí cho biết từng bị tai nạn trong trại giam, bị chấn thương cột sống, hiện đi lại khó khăn. Các bác sĩ nói cần phẫu thuẫn trong thời gian "vàng" là khoảng 6 tháng nhưng ông đã ở trong trại giam 15 tháng, nên xin HĐXX xem xét giảm nhẹ nhất có thể để sớm có điều kiện trị bệnh.
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa. Ảnh: Quỳnh Trần
Trước đó, luật sư Trần Minh Hải - bào chữa cho ông Trí, đã đưa ra nhiều dẫn chứng liên quan đến các giao dịch chuyển nhượng cổ phần giữa ông Trí và bà Lan, cho rằng nguyên nhân bị cáo phạm tội là "có nguy cơ đối diện với rủi ro phải thanh toán gấp đôi số tiền thực nhận" từ bà Lan.
"Cho dù bị cáo Trí thành khẩn nhận sai phạm, rất mong HĐXX và VKS xem xét động cơ bên trong hành vi của bị cáo. Đó là do có hiện tượng trùng lặp chứng từ giao dịch nên ông Trí đứng trước nguy cơ phải thanh toán số tiền thực nhận là 2.000 tỷ đồng", luật sư nói .
Luật sư Hải đánh giá, việc xác định số tiền chiếm đoạt sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của bị cáo. Xuyên suốt phiên tòa, ông Trí khai chỉ thực nhận 827 tỷ đồng tiền gốc, nhưng chấp nhận chịu trách nhiệm hoàn trả 1.000 tỷ, bao gồm cả lãi. Gia đình ông Trí cũng đã và đang tích cực khắc phục hậu quả vụ án.
Ngoài ra, luật sư cũng chuyển đến HĐXX đơn của 3 tổ chức, cá nhân trong hệ thống doanh nghiệp của thân chủ, bao gồm đơn có chữ ký của hơn 2.000 giảng viên, sinh viên, cán bộ Trường Đại học Văn Lang bày tỏ mong muốn cầu xin tòa giảm nhẹ cho ông Trí.
Ngoài các tình tiết giám nhẹ đã được VKS nêu trong phần luận tội trước đó, luật sư đề nghị VKS và HĐXX ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ khác, để "miễn hình phạt" cho thân chủ theo Điều 59 Bộ luật Hình sự.
Chiều nay tòa tiếp tục phiên tranh luận.
Xem tiếp...
Ngày 25/3, phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận. Trong vụ án này, ông Trí, 54 tuổi, là người duy nhất bị truy tố tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (1.000 tỷ đồng của bà Lan) và không liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hay SCB.
Vạn Thịnh Phát 25/3
Quang cảnh phiên tòa ngày 25/3. Video: Nguyễn Điệp
Trong phần tự bào chữa, ông Trí cho biết rất bất ngờ với mức án đề nghị của VKS đối với mình (10-11 năm tù) vì "quá cao". Bị cáo đồng ý với quan điểm của các luật sư bào chữa, song muốn trình bày thêm để VKS, HĐXX xem xét thấu đáo về bối cảnh dẫn đến sai phạm của mình.
"Khi chị Lan bị khởi tố, tôi vô cùng bối rối, lo sợ rằng hệ thống công ty của mình sẽ bị cho là liên quan. Trong bối cảnh đó, tôi buộc phải chọn giải pháp sai lầm dẫn đến hậu quả hôm nay phải đứng đây", ông Trí nói, thêm rằng "đúng sai xin nhận hết" và "những lời này không phải để biện minh".
Chủ tịch tập đoàn Capella bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền của bà Lan, tổng cộng 40 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ đồng), thông qua ba hình thức là chuyển nhượng 65% vốn điều lệ Công ty Cao su Công nghiệp, mua 100% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh và đầu tư dự án tại huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh. Sau khi bà Lan bị bắt giam, Trí đã chỉ đạo trợ lý soạn thảo các văn bản điều chỉnh giá và thanh lý toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng đã ký trước đó, nhằm xóa bỏ quyền sở hữu của bà Lan trong các dự án, chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng.
VKS đánh giá quá trình điều tra và tại tòa ông Trí thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; đã khắc phục hơn 700 tỷ đồng, bị kê biên 6 bất động sản đủ để khắc phục hậu quả, có nhiều thành tích trong công tác phòng chống Covid-19; nhân thân tốt, Huân chương lao động hạng 3...
Ông Nguyễn Cao Trí luôn lặng lẽ trong các phiên xử, là bị cáo ít được HĐXX, VKS, luật sư đề cập nhất. Ảnh: Quỳnh Trần
Ông Trí phân trần thêm, sai phạm của mình xuất phát từ bối cảnh khủng hoảng, dẫn đến lo lắng thái quá chứ không nhằm chiếm đoạt tiền của bà Lan. Ông mong muốn "khi sự việc lắng xuống" hai bên sẽ giải quyết với nhau. Tuy nhiên, bị cáo thừa nhận "khi bình tâm lại đã nhận thức ra sai lầm" và đã tường trình với cơ quan điều tra sự việc, cam kết hoàn trả tòan bộ số tiền bị cáo buộc chiếm đoạt.
Chủ tịch tập đoàn Capella đề cập mình là người duy nhất trong vụ án không liên quan đến sai phạm tại SCB, Vạn Thịnh Phát. Sai phạm của bị cáo đặt trong vụ án là nhỏ nhất và đã được đảm bảo khắc phục hậu quả 100%. Trong khi đó, nhiều bị cáo khác gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng chỉ bị VKS đề nghị án treo.
"Bị cáo nói như vậy không nhằm gây bất lợi cho người khác, mà chỉ mong HĐXX nhìn nhận tổng thể vụ án để xem xét giảm nhẹ cho bị cáo", ông Trí phân trần, đồng thời xin VKS, tòa án nghi nhận thêm bản thân có 30 năm hoạt động kinh doanh đã tạo được nhiều thành quả trong nước và quốc tế, có nhiều đóng góp cho xã hội. Hiện, bị cáo vẫn là Chủ tịch, Giám đốc của hệ thống nhiều công ty với hơn 6.000 lao động, nên mong có một bản án hợp tình, hợp lý để sớm về điều hành công ty.
Ngoài ra, ông Trí cho biết từng bị tai nạn trong trại giam, bị chấn thương cột sống, hiện đi lại khó khăn. Các bác sĩ nói cần phẫu thuẫn trong thời gian "vàng" là khoảng 6 tháng nhưng ông đã ở trong trại giam 15 tháng, nên xin HĐXX xem xét giảm nhẹ nhất có thể để sớm có điều kiện trị bệnh.
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa. Ảnh: Quỳnh Trần
Trước đó, luật sư Trần Minh Hải - bào chữa cho ông Trí, đã đưa ra nhiều dẫn chứng liên quan đến các giao dịch chuyển nhượng cổ phần giữa ông Trí và bà Lan, cho rằng nguyên nhân bị cáo phạm tội là "có nguy cơ đối diện với rủi ro phải thanh toán gấp đôi số tiền thực nhận" từ bà Lan.
"Cho dù bị cáo Trí thành khẩn nhận sai phạm, rất mong HĐXX và VKS xem xét động cơ bên trong hành vi của bị cáo. Đó là do có hiện tượng trùng lặp chứng từ giao dịch nên ông Trí đứng trước nguy cơ phải thanh toán số tiền thực nhận là 2.000 tỷ đồng", luật sư nói .
Luật sư Hải đánh giá, việc xác định số tiền chiếm đoạt sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của bị cáo. Xuyên suốt phiên tòa, ông Trí khai chỉ thực nhận 827 tỷ đồng tiền gốc, nhưng chấp nhận chịu trách nhiệm hoàn trả 1.000 tỷ, bao gồm cả lãi. Gia đình ông Trí cũng đã và đang tích cực khắc phục hậu quả vụ án.
Ngoài ra, luật sư cũng chuyển đến HĐXX đơn của 3 tổ chức, cá nhân trong hệ thống doanh nghiệp của thân chủ, bao gồm đơn có chữ ký của hơn 2.000 giảng viên, sinh viên, cán bộ Trường Đại học Văn Lang bày tỏ mong muốn cầu xin tòa giảm nhẹ cho ông Trí.
Ngoài các tình tiết giám nhẹ đã được VKS nêu trong phần luận tội trước đó, luật sư đề nghị VKS và HĐXX ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ khác, để "miễn hình phạt" cho thân chủ theo Điều 59 Bộ luật Hình sự.
Chiều nay tòa tiếp tục phiên tranh luận.
Xem tiếp...