Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Học ngành Y khoa nổi tiếng "nặng" của Đại học Y Hà Nội, Minh Phương không nghĩ có thể tham dự cuộc thi sắc đẹp, rồi giành danh hiệu Á khôi.
Hơn một tháng kể từ chung kết cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Phương, 21 tuổi, quê Hải Phòng, sinh viên năm thứ ba ngành Y khoa, Đại học Y Hà Nội vẫn nhớ y nguyên hành trình chinh phục danh hiệu Á khôi 1.
"Đó là kết quả đầy bất ngờ, là sự kiện ghi dấu thanh xuân, điều mà em không nghĩ mình có được khi là sinh viên Y Hà Nội", Phương nói.
Đại diện Đại học Y Hà Nội cho biết Phương là sinh viên đầu tiên của trường tham dự cuộc thi sắc đẹp như Hoa khôi Sinh viên Việt Nam. Phương là sinh viên giỏi, điểm trung bình hiện tại ở mức 8,2/10, hai kỳ nhận học bổng khuyến khích học tập của trường. Thông thường, khoảng 10% sinh viên trường Y đạt được kết quả này.
Ngoài ra, Phương tham gia nghiên cứu khóa học, là ủy viên ban chấp hành Hội Sinh viên trường.
Một phần thi của Phương tại cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam hôm 16/1. Ảnh: Quỳnh Trần
Có mẹ là y sĩ, từ nhỏ, sau những lần theo mẹ đến bệnh viện, thấy bác sĩ cứu chữa cho bệnh nhân, Phương đã nuôi ước mơ trở thành bác sĩ. Vì định hướng này, khi thi vào cấp 3, em chọn lớp chuyên Hóa của trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng.
Trúng tuyển ngành Y khoa của Đại học Y Hà Nội năm 2021 với tổng điểm xét tuyển 31 (28 điểm tổ hợp B00 cùng điểm thưởng nhờ giải ba quốc gia môn Hóa), Phương chuẩn bị tâm thế học hành vất vả bởi nghe nhiều câu chuyện về trường Y.
Học đại học chủ yếu là tự học. Cách học này tương tự những gì Phương đã trải qua khi là học sinh chuyên. Vì vậy, nữ sinh không gặp nhiều khó khăn. Em tự tin đăng ký tham gia các hoạt động câu lạc bộ. Nhưng rồi, những bỡ ngỡ ban đầu khi phải sống xa nhà trong bối cảnh Covid-19, các hoạt động học tập và ngoại khóa dồn dập khiến nữ sinh bị quá tải trong một thời gian.
"Đã có lúc mình nghĩ không thể vượt qua, nhưng rồi lại dần quen và thích nghi tốt", Phương nói.
Đến đầu năm thứ ba, khi cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam gửi thông tin đến trường, Phương, với chiều cao 1m74, được bạn bè, anh, chị trong trường động viên đi thi. Phương không nghĩ học Y còn có thời gian thi sắc đẹp. Nhưng khi cơ hội đến, cô quyết định trải nghiệm.
Phương giới thiệu bản thân và chúc mừng thầy cô, bạn bè nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2. Video: Nhân vật cung cấp
Để chuẩn bị cho cuộc thi, Phương phải học nhiều kỹ năng, từ đi catwalk trên đôi giày cao 15 cm, đến học trang điểm, tìm trang phục, chuẩn bị cho những phần thi phụ như tài năng, hùng biện tiếng Anh, dự án cộng đồng.
Là sinh viên khối ngành Y-Dược duy nhất vào chung kết cuộc thi, Phương dễ dàng kết nối với các thí sinh khác nhờ câu chuyện học hành tại trường. "Rất nhiều bạn tò mò em có được học trên xác người thật không, rồi chuyện đi lâm sàng tại viện, khám chữa bệnh như thế nào", Phương chia sẻ.
Phương kể lần đầu học Giải phẫu trên xác. Giải phẫu cũng là môn khó nhất bởi là môn hình thái, có thể hiểu kiến thức nhưng không thể nhớ hết vì quá chi tiết, thậm chí có nhớ được và hiểu hết nhưng một tháng không dùng đến lại như phải học lại từ đầu.
Còn môn học em ấn tượng nhất là Hóa-Sinh bởi đây là môn đầu tiên khi vào trường, lượng kiến thức khổng lồ và rất khó, nhưng càng học sâu càng thích vì biết thêm về các quá trình liên quan đến cơ thể người.
Phương còn kể quá trình đi lâm sàng ở viện, từ chỗ không biết hỏi bệnh nhân ra sao vào năm thứ hai đến những thay đổi sau một năm, khi đã quen môi trường bệnh viện và biết cách giao tiếp với bệnh nhân hiệu quả hơn.
Minh Phương trong một hoạt động bán đồ gây quỹ cho bệnh nhân. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trở lại trường sau cuộc thi, Phương cho biết việc học vẫn diễn ra đầy thú vị như vậy. Ngoài đến trường và đi học lâm sàng ở viện, Phương nghiên cứu khoa học tại phòng thí nghiệm của bộ môn Sinh lý học.
Em duy trì phương pháp học đào sâu từ những điều hứng thú. Ở mỗi môn, Phương tìm xem điều gì thú vị, từ đó học kỹ và mở rộng kiến thức. Trước mỗi bài học, nữ sinh chú ý mục tiêu trọng tâm của bài để nắm bắt dễ dàng hơn.
Là sinh viên Y khoa chương trình tăng cường tiếng Pháp (AUF), Phương đi học thêm tiếng Pháp để sớm lấy chứng chỉ theo yêu cầu. Nữ sinh cũng trau dồi tiếng Anh thông qua việc tìm hiểu văn hóa nước ngoài, nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo. Phương nhìn nhận có ngoại ngữ rất quan trọng, giúp tiếp cận với những nghiên cứu Y khoa mới nhất trên thế giới.
Trước đó, ở cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam, Phương là thí sinh duy nhất chọn trả lời câu hỏi ứng xử bằng song ngữ Việt - Anh.
Câu hỏi Phương nhận được là "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn, quan điểm của em như thế nào về ý kiến trên?". Phương trả lời "Sống với đam mê mỗi ngày đã là một thành công. Khi sống với đam mê, chúng ta sẽ không sợ hãi trước khó khăn và thử thách mới, như vậy cũng dễ hiểu nếu thành công theo đuổi chúng ta. Đối với em, điều em đam mê là trở thành người có giá trị cho xã hội, dù với vai trò bác sĩ chăm sóc sức khỏe người dân hay một phụ nữ trẻ truyền cảm hứng bước ra từ cuộc thi".
Phương kể lúc đó không nghĩ có thí sinh nào trả lời song ngữ không, mà chỉ động viên mình cố gắng hết sức để không nuối tiếc.
"Về xem lại, em mới biết mình có nói sai ngữ pháp nhưng cũng không sao, quan trọng em đã dám làm", Phương nói và cho rằng khi học ngoại ngữ, không sợ sai là điều quan trọng.
Minh Phương làm MC trong một sự kiện ở trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trở thành Á khôi Sinh viên Việt Nam, Phương cho biết sẽ tham gia nhiều hoạt động trong thời gian tới. Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất của em là duy trì kết quả học tập loại giỏi, nghiên cứu khoa học nhiều hơn và đỗ kỳ thi bác sĩ nội trú.
Dương Tâm
Xem tiếp...
Hơn một tháng kể từ chung kết cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Phương, 21 tuổi, quê Hải Phòng, sinh viên năm thứ ba ngành Y khoa, Đại học Y Hà Nội vẫn nhớ y nguyên hành trình chinh phục danh hiệu Á khôi 1.
"Đó là kết quả đầy bất ngờ, là sự kiện ghi dấu thanh xuân, điều mà em không nghĩ mình có được khi là sinh viên Y Hà Nội", Phương nói.
Đại diện Đại học Y Hà Nội cho biết Phương là sinh viên đầu tiên của trường tham dự cuộc thi sắc đẹp như Hoa khôi Sinh viên Việt Nam. Phương là sinh viên giỏi, điểm trung bình hiện tại ở mức 8,2/10, hai kỳ nhận học bổng khuyến khích học tập của trường. Thông thường, khoảng 10% sinh viên trường Y đạt được kết quả này.
Ngoài ra, Phương tham gia nghiên cứu khóa học, là ủy viên ban chấp hành Hội Sinh viên trường.
Một phần thi của Phương tại cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam hôm 16/1. Ảnh: Quỳnh Trần
Có mẹ là y sĩ, từ nhỏ, sau những lần theo mẹ đến bệnh viện, thấy bác sĩ cứu chữa cho bệnh nhân, Phương đã nuôi ước mơ trở thành bác sĩ. Vì định hướng này, khi thi vào cấp 3, em chọn lớp chuyên Hóa của trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng.
Trúng tuyển ngành Y khoa của Đại học Y Hà Nội năm 2021 với tổng điểm xét tuyển 31 (28 điểm tổ hợp B00 cùng điểm thưởng nhờ giải ba quốc gia môn Hóa), Phương chuẩn bị tâm thế học hành vất vả bởi nghe nhiều câu chuyện về trường Y.
Học đại học chủ yếu là tự học. Cách học này tương tự những gì Phương đã trải qua khi là học sinh chuyên. Vì vậy, nữ sinh không gặp nhiều khó khăn. Em tự tin đăng ký tham gia các hoạt động câu lạc bộ. Nhưng rồi, những bỡ ngỡ ban đầu khi phải sống xa nhà trong bối cảnh Covid-19, các hoạt động học tập và ngoại khóa dồn dập khiến nữ sinh bị quá tải trong một thời gian.
"Đã có lúc mình nghĩ không thể vượt qua, nhưng rồi lại dần quen và thích nghi tốt", Phương nói.
Đến đầu năm thứ ba, khi cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam gửi thông tin đến trường, Phương, với chiều cao 1m74, được bạn bè, anh, chị trong trường động viên đi thi. Phương không nghĩ học Y còn có thời gian thi sắc đẹp. Nhưng khi cơ hội đến, cô quyết định trải nghiệm.
Phương giới thiệu bản thân và chúc mừng thầy cô, bạn bè nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2. Video: Nhân vật cung cấp
Để chuẩn bị cho cuộc thi, Phương phải học nhiều kỹ năng, từ đi catwalk trên đôi giày cao 15 cm, đến học trang điểm, tìm trang phục, chuẩn bị cho những phần thi phụ như tài năng, hùng biện tiếng Anh, dự án cộng đồng.
Là sinh viên khối ngành Y-Dược duy nhất vào chung kết cuộc thi, Phương dễ dàng kết nối với các thí sinh khác nhờ câu chuyện học hành tại trường. "Rất nhiều bạn tò mò em có được học trên xác người thật không, rồi chuyện đi lâm sàng tại viện, khám chữa bệnh như thế nào", Phương chia sẻ.
Phương kể lần đầu học Giải phẫu trên xác. Giải phẫu cũng là môn khó nhất bởi là môn hình thái, có thể hiểu kiến thức nhưng không thể nhớ hết vì quá chi tiết, thậm chí có nhớ được và hiểu hết nhưng một tháng không dùng đến lại như phải học lại từ đầu.
Còn môn học em ấn tượng nhất là Hóa-Sinh bởi đây là môn đầu tiên khi vào trường, lượng kiến thức khổng lồ và rất khó, nhưng càng học sâu càng thích vì biết thêm về các quá trình liên quan đến cơ thể người.
Phương còn kể quá trình đi lâm sàng ở viện, từ chỗ không biết hỏi bệnh nhân ra sao vào năm thứ hai đến những thay đổi sau một năm, khi đã quen môi trường bệnh viện và biết cách giao tiếp với bệnh nhân hiệu quả hơn.
Minh Phương trong một hoạt động bán đồ gây quỹ cho bệnh nhân. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trở lại trường sau cuộc thi, Phương cho biết việc học vẫn diễn ra đầy thú vị như vậy. Ngoài đến trường và đi học lâm sàng ở viện, Phương nghiên cứu khoa học tại phòng thí nghiệm của bộ môn Sinh lý học.
Em duy trì phương pháp học đào sâu từ những điều hứng thú. Ở mỗi môn, Phương tìm xem điều gì thú vị, từ đó học kỹ và mở rộng kiến thức. Trước mỗi bài học, nữ sinh chú ý mục tiêu trọng tâm của bài để nắm bắt dễ dàng hơn.
Là sinh viên Y khoa chương trình tăng cường tiếng Pháp (AUF), Phương đi học thêm tiếng Pháp để sớm lấy chứng chỉ theo yêu cầu. Nữ sinh cũng trau dồi tiếng Anh thông qua việc tìm hiểu văn hóa nước ngoài, nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo. Phương nhìn nhận có ngoại ngữ rất quan trọng, giúp tiếp cận với những nghiên cứu Y khoa mới nhất trên thế giới.
Trước đó, ở cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam, Phương là thí sinh duy nhất chọn trả lời câu hỏi ứng xử bằng song ngữ Việt - Anh.
Câu hỏi Phương nhận được là "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn, quan điểm của em như thế nào về ý kiến trên?". Phương trả lời "Sống với đam mê mỗi ngày đã là một thành công. Khi sống với đam mê, chúng ta sẽ không sợ hãi trước khó khăn và thử thách mới, như vậy cũng dễ hiểu nếu thành công theo đuổi chúng ta. Đối với em, điều em đam mê là trở thành người có giá trị cho xã hội, dù với vai trò bác sĩ chăm sóc sức khỏe người dân hay một phụ nữ trẻ truyền cảm hứng bước ra từ cuộc thi".
Phương kể lúc đó không nghĩ có thí sinh nào trả lời song ngữ không, mà chỉ động viên mình cố gắng hết sức để không nuối tiếc.
"Về xem lại, em mới biết mình có nói sai ngữ pháp nhưng cũng không sao, quan trọng em đã dám làm", Phương nói và cho rằng khi học ngoại ngữ, không sợ sai là điều quan trọng.
Minh Phương làm MC trong một sự kiện ở trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trở thành Á khôi Sinh viên Việt Nam, Phương cho biết sẽ tham gia nhiều hoạt động trong thời gian tới. Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất của em là duy trì kết quả học tập loại giỏi, nghiên cứu khoa học nhiều hơn và đỗ kỳ thi bác sĩ nội trú.
Dương Tâm
Xem tiếp...