THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
395K

Những lý do bạn nên đăng ký tạm trú ngay từ 01/7/2021

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
 Hải Nguyễn

Dưới đây là những lý do bạn nên đi đăng ký tạm trú ngay từ ngày 01/7/2021:

1. Hồ sơ đăng ký tạm trú đơn giản hơn

Theo Luật Cư trú 2020, hồ sơ đăng ký tạm trú (khoản 1 Điều 28) bao gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

(Hiện hành, tại khoản 3 Điều 30 Luật Cư trú 2006 quy định: Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản).

Như vậy, khi đăng ký tạm trú sẽ không cần chủ nhà đồng ý bằng văn bản, giúp đơn giản hồ sơ đăng ký tạm trú cho người dân.

2. Đăng ký tạm trú để không bị xóa đăng ký thường trú

Theo điểm d khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 thì một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú là:

Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;...

Vậy nên, người dân cần tranh thủ đi đăng ký tạm trú để không bị xóa đăng ký thường trú như quy định ở trên.

3. Đăng ký tạm trú để làm CCCD gắn chíp ở nơi tạm trú

Đây là điểm mới tại Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Căn cước công dân và các Nghị định hướng dẫn Luật này (có hiệu lực từ ngày 01/7/2021).

Cụ thể, người dân có thể đến cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chíp.

Những cơ quan này sẽ bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

Trong khi đó, hiện hành, chỉ những người đã được cấp CCCD, khi thẻ CCCD đến tuổi đổi, thẻ bị mất, hư hỏng thì được làm ở nơi đã đăng ký tạm trú (việc cấp thẻ ở nơi tạm trú này cũng chỉ được thực hiện ở một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM).

Đây là lý do mà người dân đang sống xa quê, nên đi làm thủ tục đăng ký tạm trú để được làm CCCD gắn chíp ngay tại nơi mình tạm trú.

4. Không đăng ký tạm trú có thể bị phạt nặng

Theo Luật Cư trú 2020, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Hiện nay, theo điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú.

Sắp tới đây, mức phạt còn có thể tăng lên từ 300.000 đến 500.000 đồng (Theo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Do vậy, để không bị phạt tiền vì không đăng ký tạm trú đúng hạn, người dân cần tranh thủ đăng ký tạm trú ngay khi có thể.

5. Sắp tới có thể đăng ký tạm trú qua mạng

Theo Quyết định 406/QĐ-TTg ngày 22/3/2021, Thủ tướng đã phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2021.

Theo đó, các thủ tục: Đăng ký thường trú; Đăng ký tạm trú; Khai báo tạm vắng; Thông báo lưu trú sẽ sớm được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (dự kiến hoàn thành trong quý III/2021). Từ đó, người dân có thể thực hiện đăng ký tạm trú qua mạng một cách dễ dàng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom