Phương Nga
Tích Cực
Suy giáp là một bệnh lý tuyến giáp có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Không chỉ là một trong các nguyên nhân gây hiếm muộn cho chị em mà những phụ nữ bị suy giáp khi có thai thường tăng nguy cơ các biến chứng của thai kì như sẩy thai sớm, tiền sản giật, nhau bong non, sinh con nhẹ cân và thai lưu.
Chẩn đoán:suy giáp rõ ràng khi TSH tăng, T4 giảm. Ngoài ra có trường hợp suy giáp dưới lâm sàng là khi TSH tăng nhẹ trước khi xuất hiện giảm T4.
Tần suất suy giáp ở độ tuổi sinh sản thay đổi từ 2-4%, thường có thể xuất hiện suy giáp trong các bệnh lý tuyến giáp tự miễn, thiếu iodine, tiền căn điều trị xạ trị cường giáp, viêm giáp hậu sản, do thuốc kháng giáp.
Rối loạn kinh nguyệt thường gặp trong suy giáp là kinh thưa và kinh nhiều do ảnh hưởng đến yêu tố đông máu( VII, VIII, IX, XI)
Rối loạn phóng noãn do suy giáp nặng là hậu quả của nhiều tác động khác nhau của hormone giáp trục nội tiết vùng dưới đồi- tuyến yên- buồng trứng. Hormone giáp( T3,T4 ) thiếu hụt tác động lên TRH vùng dưới đồi, làm tăng Prolactin, giảm xung GnRH, giảm LH, ảnh hưởng đến giai đoạn hoàng thể…
Suy giáp có các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với thai nghén như mệt mỏi, táo bón, chịu lạnh kém và đau cơ. Sau đó có thể tiến triển thêm mất ngủ, tăng cân, rụng tóc, thay đổi giọng nói và chậm chạp về trí tuệ. Do vậy việc phát hiện suy giáp dựa vào những triệu chứng trong thai kì là khó. Việc thực hiện các xét nghiệm chức năng tuyến giáp nên được thực hiện với mọi thai phụ trước khi mang bầu, khi có ý định mang bầu.
Nguyên nhân thường gặp của suy giáp trong thai kì là do viêm tuyến giáp tự miễn mạn tính Hashimoto, thiếu I-ốt, tiền căn điều trị tuyến giáp, phẫu thuật cắt tuyến giáp, hội chứng Sheehan- do mất máu trong sản khoa…
Những phụ nữ suy giáp rõ ràng thường làm tăng nguy cơ các biến chứng của thai kì như sảy thai sớm, tiền sản giật, rau bong non, sinh con nhẹ cân, thai lưu. Điều trị suy giáp trong các trường hợp này có thể làm cải thiện kết cục thai kì.
Đối với thai kì có suy giáp rõ ràng thì thai phụ cần điều trị bằng Levothyroxin. Mục tiêu điều trị là TSH, T4 ở ngưỡng bình thường.
TSH duy trì ngưỡng 0.5-2.5 mU/L. Định lượng kiểm tra mỗi 6-8 tuần để đảm bảo TSH được duy trì trong ngưỡng. Ngoài ra cần kiểm tra T4 tự do.
Những phụ nữ bị suy giáp trước khi có thai nên được định lượng TSH trong lần khám đầu tiên. Do trong thai kì nhu cầu về hormone tuyến giáp tăng nên những thai phụ này cần được tăng liều thuốc Levothyroxin trong thai kì. Sau khi sinh sẽ giảm liều Levothyroxin về như trước khi có thai và định lượng TSH 6-8 tuần sau khi sinh.
Đối với suy giáp dưới lâm sàng thì chưa cần thiết phải điều trị.
Suy giáp là một rối loạn nội tiết ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ nhưng đôi khi hay bị bỏ qua, xem nhẹ. Suy giáp có thể gây vô sinh hay khi có thai có thể tăng nguy cơ biến chứng thai kì. Điều trị suy giáp là cần thiết và cần lưu tâm trong điều trị hiếm muộn và quản lý thai nghén.
1. Suy giáp là gì? Nguyên nhân của suy giáp?
Suy giáp là bệnh lý nội tiết trong đó hormone tuyến giáp không đáp ứng đủ nhu cầu của cở thể. Hormone tuyến giáp bao gồm T3, T4 có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển cơ thể. Trong trường hợp bệnh nhân suy giáp, sự thiếu hụt của hormone giáp dẫn đến rối loạn của nhiều cơ quan, trong đó có hệ sinh sản. Suy giáp thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản hơn là cường giáp.Chẩn đoán:suy giáp rõ ràng khi TSH tăng, T4 giảm. Ngoài ra có trường hợp suy giáp dưới lâm sàng là khi TSH tăng nhẹ trước khi xuất hiện giảm T4.
Tần suất suy giáp ở độ tuổi sinh sản thay đổi từ 2-4%, thường có thể xuất hiện suy giáp trong các bệnh lý tuyến giáp tự miễn, thiếu iodine, tiền căn điều trị xạ trị cường giáp, viêm giáp hậu sản, do thuốc kháng giáp.
2. Suy giáp và hiếm muộn
Suy giáp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường có kinh nguyệt không đều, vòng kinh không phóng noãn, có thể dẫn đến vô sinh. Tùy mức độ nặng hay nhẹ của suy giáp mà có thể không ảnh hưởng đến phóng noãn hay có thể vô sinh.Rối loạn kinh nguyệt thường gặp trong suy giáp là kinh thưa và kinh nhiều do ảnh hưởng đến yêu tố đông máu( VII, VIII, IX, XI)
Rối loạn phóng noãn do suy giáp nặng là hậu quả của nhiều tác động khác nhau của hormone giáp trục nội tiết vùng dưới đồi- tuyến yên- buồng trứng. Hormone giáp( T3,T4 ) thiếu hụt tác động lên TRH vùng dưới đồi, làm tăng Prolactin, giảm xung GnRH, giảm LH, ảnh hưởng đến giai đoạn hoàng thể…
3. Suy giáp trong thai kì
Có nhiều nghiên cứu cho thấy suy giáp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.Suy giáp có các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với thai nghén như mệt mỏi, táo bón, chịu lạnh kém và đau cơ. Sau đó có thể tiến triển thêm mất ngủ, tăng cân, rụng tóc, thay đổi giọng nói và chậm chạp về trí tuệ. Do vậy việc phát hiện suy giáp dựa vào những triệu chứng trong thai kì là khó. Việc thực hiện các xét nghiệm chức năng tuyến giáp nên được thực hiện với mọi thai phụ trước khi mang bầu, khi có ý định mang bầu.
Nguyên nhân thường gặp của suy giáp trong thai kì là do viêm tuyến giáp tự miễn mạn tính Hashimoto, thiếu I-ốt, tiền căn điều trị tuyến giáp, phẫu thuật cắt tuyến giáp, hội chứng Sheehan- do mất máu trong sản khoa…
Những phụ nữ suy giáp rõ ràng thường làm tăng nguy cơ các biến chứng của thai kì như sảy thai sớm, tiền sản giật, rau bong non, sinh con nhẹ cân, thai lưu. Điều trị suy giáp trong các trường hợp này có thể làm cải thiện kết cục thai kì.
4. Quản lý thai trong thai kì có suy giáp
Do TSH không qua được bánh nhau mà chỉ một lượng nhỏ T3,T4 qua được bánh nhau nên trong những tuần đầu của thai kì trước khi tuyến giáp thai nhi được hoạt hóa thì sự phát triển não thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào sự vận chuyển T4 qua bánh nhau. Do đó, việc điều trị cho thai phụ suy giáp là rất cần thiết.Đối với thai kì có suy giáp rõ ràng thì thai phụ cần điều trị bằng Levothyroxin. Mục tiêu điều trị là TSH, T4 ở ngưỡng bình thường.
TSH duy trì ngưỡng 0.5-2.5 mU/L. Định lượng kiểm tra mỗi 6-8 tuần để đảm bảo TSH được duy trì trong ngưỡng. Ngoài ra cần kiểm tra T4 tự do.
Những phụ nữ bị suy giáp trước khi có thai nên được định lượng TSH trong lần khám đầu tiên. Do trong thai kì nhu cầu về hormone tuyến giáp tăng nên những thai phụ này cần được tăng liều thuốc Levothyroxin trong thai kì. Sau khi sinh sẽ giảm liều Levothyroxin về như trước khi có thai và định lượng TSH 6-8 tuần sau khi sinh.
Đối với suy giáp dưới lâm sàng thì chưa cần thiết phải điều trị.
Suy giáp là một rối loạn nội tiết ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ nhưng đôi khi hay bị bỏ qua, xem nhẹ. Suy giáp có thể gây vô sinh hay khi có thai có thể tăng nguy cơ biến chứng thai kì. Điều trị suy giáp là cần thiết và cần lưu tâm trong điều trị hiếm muộn và quản lý thai nghén.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: