SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Thái An Nhiên

Fan Cứng
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Cơ chế hoạt động​


Chủng ngừa là những vắc xin được làm từ các phiên bản suy yếu hoặc đã bị tiêu diệt của những virut hoặc vi khuẩn gây ra các bệnh cụ thể. Khi những virut hoặc vi khuẩn đã được thay đổi này được tiêm hoặc nhỏ vào miệng, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công kích thích cơ thể tạo kháng thể.

Những kháng thể này vẫn hoạt động trong cơ thể, sẵn sàng chống lại bệnh thực tế nếu cần. Ví dụ, nếu bệnh ho gà xảy ra trong khu vực của bạn, trẻ đã được tiêm chủng sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn so với những đứa không được chủng ngừa. Và nếu trẻ bị ho gà dù đã được chủng ngừa, thì bệnh cũng thường nhẹ hơn nhiều và ít có khả năng gây biến chứng nghiêm trọng hơn.

Lịch tiêm chủng​


Hàng năm các cơ quan chức năng sẽ xuất bản một lịch cho biết loại vắc xin nào được khuyến cáo tiêm và khi nào cần tiêm. Ví dụ lịch tiêm trong năm 2017:

Tiêm phòng vắc xin DTaP để chống lại bạch hầu, ho gà, uốn ván:

  • Trẻ 2 tháng tuổi
  • Trẻ 4 tháng tuổi
  • Trẻ 6 tháng tuổi
  • Trẻ từ 15 đến 18 tháng
  • Trẻ từ 4 đến 6 năm
  • Một mũi nhắc lại khi lên 11 hoặc 12 (Tdap)

Vắc xin viêm gan A, để bảo vệ chống lại bệnh viêm gan A, có thể gây ra viêm gan.

  • Liều thứ nhất cho trẻ từ 12 đến 23 tháng
  • Liều thứ hai từ 6 đến 18 tháng sau

Vắc xin viêm gan B, để bảo vệ chống lại viêm gan B, có thể gây ra viêm gan

  • Khi mới sinh ra
  • Trẻ từ 1 đến 2 tháng
  • Trẻ từ 6 đến 18 tháng

Vắc xin Hib, để phòng ngừa bệnh cúm Haemophilus loại B, có thể dẫn đến viêm màng não, viêm phổi và viêm nắp thanh quản:

  • Trẻ 2 tháng tuổi
  • Trẻ 4 tháng tuổi
  • Trẻ 6 tháng tuổi (nếu cần, tùy thuộc vào thương hiệu của vắc xin được tiêm lúc 2 và 4 tháng)
  • Trẻ từ 12 đến 15 tháng

Vắc xin HPV, để phòng ngừa bệnh papillomavirut ở người, bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục phổ biến và là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung, hậu môn và vòm họng:

  • Hai liều cho trẻ em gái và bé trai ở tuổi 11 hoặc 12 (mặc dù có thể tiêm chủng bất cứ lúc nào từ khi lên 9 đến 14 tuổi rưỡi)
  • Ba liều cho bé gái và bé trai không tiêm đủ liều trước 15 tuổi hoặc bắt đầu tiêm sau 15 tuổi

Vắc xin cúm để phòng ngừa bệnh cúm mùa:

  • Một liều cho hầu hết trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, mỗi năm vào mùa thu hoặc đầu mùa đông
  • Hai liều (cách nhau ít nhất 28 ngày) cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 8 tuổi nếu lần đầu được chủng ngừa cúm hoặc trước đây mới chỉ chủng ngừa một lần.

Vắc xin viêm não mô cầu, để bảo vệ chống lại bệnh viêm màng não mô cầu, nguyên nhân hàng đầu của viêm màng não do vi khuẩn:

  • Trẻ từ 11 đến 12 tuổi
  • Một mũi bổ sung khi 16 tuổi

Vắc xin MMR, để phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, và rubella:

  • Trẻ từ 12 đến 15 tháng
  • Trẻ từ 4 đến 6 tuổi

Vắc xin phế cầu khuẩn (PCV), để phòng ngừa bệnh phế cầu, có thể dẫn đến viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng tai:

  • trẻ 2 tháng tuổi
  • trẻ 4 tháng tuổi
  • trẻ 6 tháng tuổi
  • trẻ từ 12 đến 15 tháng

Vắc xin Polio (IPV), để phòng ngừa bại liệt:

  • trẻ 2 tháng tuổi
  • trẻ 4 tháng tuổi
  • trẻ từ 6 đến 18 tháng
  • trẻ từ 4 đến 6 tuổi

Vắc xin Rota, (uống, không tiêm) để bảo vệ chống lại virtu Rota, có thể gây tiêu chảy nặng, nôn mửa, sốt và mất nước:

  • trẻ 2 tháng tuổi
  • trẻ 4 tháng tuổi
  • trẻ 6 tháng tuổi (không cần nhỏ nếu đã đã nhỏ vắc xin hiệu Rotarix khi 2 và 4 tháng tuổi)

Vắc xin Varicella, để chống lại bệnh thủy đậu:

  • trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi
  • trẻ từ 4 đến 6 tuổi

Xem tiếp...
 
Top Bottom