Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Chị N.N.P. (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bản thân muốn con được học ở ngôi trường có chất lượng tốt. Tuy nhiên, theo sát quá trình học của con, chị thấy con chưa sẵn sàng để học tập ở cường độ cao.
Từ năm con học lớp 3, năm nào chị P. cũng hỏi ý kiến con về việc thi vào trường điểm khi lên lớp 6 song con chị từ chối.
"Để thi trường điểm, con bắt buộc phải dành nhiều thời gian cho việc học. Hiện tại, mỗi ngày con chỉ học 30-40 phút ở nhà rồi vẽ, đọc sách. Những ngày ôn thi giữa kỳ, học kỳ, thời gian học ở nhà tăng lên 60 phút để giải quyết hết các phiếu bài tập.
Con nói không muốn học thêm gì ngoài nhiệm vụ cô giao vì đã học cả ngày rồi. Tôi chưa tìm được lý do để phản đối", chị P. chia sẻ.
Ngoài thời gian học chính khóa tại trường, chị P. cho con học thêm hai môn nghệ thuật là vẽ và piano. Cả hai môn đều do chính con lựa chọn. Chị cũng đăng ký cho con tham gia một CLB tìm hiểu lịch sử và một CLB địa lý - văn hóa Việt, mỗi tháng sinh hoạt 2 buổi.
Kể từ học kỳ II lớp 5, con gái chị P. đồng ý học thêm tiếng Anh 1 tuần 2 buổi online để củng cố thêm kiến thức trước khi vào lớp 6.
Học sinh tiểu học tìm hiểu về khí tượng, thủy văn (Ảnh: Hoàng Hồng).
"Lịch trình này tôi thấy dày đặc rồi. Không có cuối tuần nào mà hai mẹ con ở nhà. Không đi bảo tàng thì cũng đi triển lãm, rồi học vẽ, học đàn. Ngoài ra, tôi rất quan trọng thời gian "trống", tức khoảng thời gian tự do hoàn toàn với những việc không gọi tên.
Tôi không biết sắp xếp cho con học thêm các môn văn hóa vào lúc nào. Tôi từng đề xuất với con tạm nghỉ hai CLB nhưng con không đồng ý vì con yêu thích lịch sử, địa lý. Hơn nữa, ở CLB, con có những người bạn thân nhất của mình.
Một ngày con ở trường từ 8h sáng đến 4h chiều, tổng cộng 8 tiếng. Nếu chiều về lại đến trung tâm học thêm nữa thì thời gian học của con vượt cả thời gian làm việc của người lớn. Vì thế, tôi quyết định để con học trường bình thường", chị P. nói.
Chị Nguyễn Thùy An (Đống Đa, Hà Nội) cũng có con sinh năm 2013. Mặc dù con học giỏi, luôn là học sinh tiêu biểu của lớp, chị An chưa từng có ý định cho con thi trường điểm.
"Con đang học trường công đúng tuyến, hằng ngày đi bộ đi học, bạn bè thân đều ở quanh đây. Cháu sẽ học tiếp lên trường cấp 2 đúng tuyến cùng các bạn.
Vợ chồng tôi không quan tâm đến trường chuyên lớp chọn, chỉ cần con luôn tự giác, chăm chỉ học tập như hiện tại thì học ở đâu cũng tốt cả. Quan trọng nhất là con có bạn bè thân thiết để chia sẻ với nhau, đi học thấy vui vẻ, thoải mái", chị An bày tỏ.
Anh Nguyễn Thế Phong (Cầu Giấy, Hà Nội) có con đang học lớp 5 một trường tiểu học dân lập cho biết sẽ cho con chuyển tiếp lên lớp 6 cùng hệ thống trường. Lớp con anh chỉ có 5/35 bạn thi trường điểm.
"Mục tiêu của mỗi gia đình khác nhau, nhưng nhìn chung, gia đình nào cũng mong con học tập trong một môi trường tốt, được phát triển tối đa năng lực của bản thân. Trường điểm là một môi trường như thế.
Song điều này không có nghĩa các trường khác không tốt. Mỗi môi trường có một ưu điểm riêng và ưu điểm đó phù hợp với con cái mình không mới là điều quan trọng.
Thông thường, ai cũng nghĩ trường điểm là nơi tập trung những học sinh tốt nhất nên có tính cạnh tranh cao. Con có bạn giỏi để đua tranh, để luôn nỗ lực phấn đấu.
Nhưng con học hành từ tốn, học vì yêu thích, không phải vì đua tranh với ai thì cũng rất tốt. Và tôi tin rằng đó mới là cách học lâu bền", anh Phong nêu quan điểm.
Học sinh Trường THCS-THPT M.V. Lômônôxốp trong một triển lãm tranh tại thư viện (Ảnh: Hoàng Hồng).
Năm học 2023-2024, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam có 1500 thí sinh dự thi vào lớp 6 nhưng chỉ có 200 chỉ tiêu, Trường THCS Ngoại ngữ có hơn 2.400 thí sinh đăng ký dự thi và có 150 chỉ tiêu, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành có 5.970 thí sinh dự thi và có 250 chỉ tiêu, Trường THCS Lương Thế Vinh có 3.300 thí sinh dự thi và có 560 chỉ tiêu.
Các trường chất lượng cao Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm… tuyển sinh từ 300-400 chỉ tiêu nhưng số lượng hồ sơ luôn ở mức trên 2.000.
Một số trường THCS tư thục đào tạo theo hướng chuyên chọn như Ngôi sao Hà Nội, Archimedes không công bố tỷ lệ chọi song mức độ cạnh tranh rất khắc nghiệt theo phản ánh từ cộng đồng phụ huynh.
Năm học 2024-2025, theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, số học sinh lớp 6 là 246.000, tăng 58.000 so với năm trước. Điều này khiến nhiều phụ huynh cho con học trường công lo lắng vì quá tải sĩ số lớp, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.
Đây là một phần nguyên nhân khiến nhiều gia đình "chạy đua" cho con vào trường điểm để hưởng môi trường giáo dục chất lượng cao, sĩ số thấp, đào tạo mũi nhọn.
Xem tiếp...
Từ năm con học lớp 3, năm nào chị P. cũng hỏi ý kiến con về việc thi vào trường điểm khi lên lớp 6 song con chị từ chối.
"Để thi trường điểm, con bắt buộc phải dành nhiều thời gian cho việc học. Hiện tại, mỗi ngày con chỉ học 30-40 phút ở nhà rồi vẽ, đọc sách. Những ngày ôn thi giữa kỳ, học kỳ, thời gian học ở nhà tăng lên 60 phút để giải quyết hết các phiếu bài tập.
Con nói không muốn học thêm gì ngoài nhiệm vụ cô giao vì đã học cả ngày rồi. Tôi chưa tìm được lý do để phản đối", chị P. chia sẻ.
Ngoài thời gian học chính khóa tại trường, chị P. cho con học thêm hai môn nghệ thuật là vẽ và piano. Cả hai môn đều do chính con lựa chọn. Chị cũng đăng ký cho con tham gia một CLB tìm hiểu lịch sử và một CLB địa lý - văn hóa Việt, mỗi tháng sinh hoạt 2 buổi.
Kể từ học kỳ II lớp 5, con gái chị P. đồng ý học thêm tiếng Anh 1 tuần 2 buổi online để củng cố thêm kiến thức trước khi vào lớp 6.
Học sinh tiểu học tìm hiểu về khí tượng, thủy văn (Ảnh: Hoàng Hồng).
"Lịch trình này tôi thấy dày đặc rồi. Không có cuối tuần nào mà hai mẹ con ở nhà. Không đi bảo tàng thì cũng đi triển lãm, rồi học vẽ, học đàn. Ngoài ra, tôi rất quan trọng thời gian "trống", tức khoảng thời gian tự do hoàn toàn với những việc không gọi tên.
Tôi không biết sắp xếp cho con học thêm các môn văn hóa vào lúc nào. Tôi từng đề xuất với con tạm nghỉ hai CLB nhưng con không đồng ý vì con yêu thích lịch sử, địa lý. Hơn nữa, ở CLB, con có những người bạn thân nhất của mình.
Một ngày con ở trường từ 8h sáng đến 4h chiều, tổng cộng 8 tiếng. Nếu chiều về lại đến trung tâm học thêm nữa thì thời gian học của con vượt cả thời gian làm việc của người lớn. Vì thế, tôi quyết định để con học trường bình thường", chị P. nói.
Chị Nguyễn Thùy An (Đống Đa, Hà Nội) cũng có con sinh năm 2013. Mặc dù con học giỏi, luôn là học sinh tiêu biểu của lớp, chị An chưa từng có ý định cho con thi trường điểm.
"Con đang học trường công đúng tuyến, hằng ngày đi bộ đi học, bạn bè thân đều ở quanh đây. Cháu sẽ học tiếp lên trường cấp 2 đúng tuyến cùng các bạn.
Vợ chồng tôi không quan tâm đến trường chuyên lớp chọn, chỉ cần con luôn tự giác, chăm chỉ học tập như hiện tại thì học ở đâu cũng tốt cả. Quan trọng nhất là con có bạn bè thân thiết để chia sẻ với nhau, đi học thấy vui vẻ, thoải mái", chị An bày tỏ.
Anh Nguyễn Thế Phong (Cầu Giấy, Hà Nội) có con đang học lớp 5 một trường tiểu học dân lập cho biết sẽ cho con chuyển tiếp lên lớp 6 cùng hệ thống trường. Lớp con anh chỉ có 5/35 bạn thi trường điểm.
"Mục tiêu của mỗi gia đình khác nhau, nhưng nhìn chung, gia đình nào cũng mong con học tập trong một môi trường tốt, được phát triển tối đa năng lực của bản thân. Trường điểm là một môi trường như thế.
Song điều này không có nghĩa các trường khác không tốt. Mỗi môi trường có một ưu điểm riêng và ưu điểm đó phù hợp với con cái mình không mới là điều quan trọng.
Thông thường, ai cũng nghĩ trường điểm là nơi tập trung những học sinh tốt nhất nên có tính cạnh tranh cao. Con có bạn giỏi để đua tranh, để luôn nỗ lực phấn đấu.
Nhưng con học hành từ tốn, học vì yêu thích, không phải vì đua tranh với ai thì cũng rất tốt. Và tôi tin rằng đó mới là cách học lâu bền", anh Phong nêu quan điểm.
Học sinh Trường THCS-THPT M.V. Lômônôxốp trong một triển lãm tranh tại thư viện (Ảnh: Hoàng Hồng).
Năm học 2023-2024, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam có 1500 thí sinh dự thi vào lớp 6 nhưng chỉ có 200 chỉ tiêu, Trường THCS Ngoại ngữ có hơn 2.400 thí sinh đăng ký dự thi và có 150 chỉ tiêu, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành có 5.970 thí sinh dự thi và có 250 chỉ tiêu, Trường THCS Lương Thế Vinh có 3.300 thí sinh dự thi và có 560 chỉ tiêu.
Các trường chất lượng cao Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm… tuyển sinh từ 300-400 chỉ tiêu nhưng số lượng hồ sơ luôn ở mức trên 2.000.
Một số trường THCS tư thục đào tạo theo hướng chuyên chọn như Ngôi sao Hà Nội, Archimedes không công bố tỷ lệ chọi song mức độ cạnh tranh rất khắc nghiệt theo phản ánh từ cộng đồng phụ huynh.
Năm học 2024-2025, theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, số học sinh lớp 6 là 246.000, tăng 58.000 so với năm trước. Điều này khiến nhiều phụ huynh cho con học trường công lo lắng vì quá tải sĩ số lớp, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.
Đây là một phần nguyên nhân khiến nhiều gia đình "chạy đua" cho con vào trường điểm để hưởng môi trường giáo dục chất lượng cao, sĩ số thấp, đào tạo mũi nhọn.
Xem tiếp...