SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
337K

Những dấu hiệu cho thấy bệnh tĩnh mạch đã trở nên nghiêm trọng

Nếu nhìn thấy những mạch máu lớn nổi rõ trên chân hay bất kỳ bộ phận nào khác thì cần chú ý đến cả các biểu hiện bất thường khác trên cơ thể. Đó đều có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tĩnh mạch.


Điều đầu tiên mà mọi người nghĩ tới khi nhắc đến suy giãn tĩnh mạch là những mạch máu màu xanh tím khó coi nổi trên da.

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn thuần chỉ gây mất thẩm mỹ như nhiều người vẫn nghĩ.

Điều mà chúng ta thực sự cần quan tâm khi bị suy giãn tĩnh mạch là những gì đang diễn ra ở bên trong cơ thể chứ không phải ảnh hưởng ở bên ngoài.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo vấn đề ở tĩnh mạch đã trở nên nghiêm trọng chứ không còn đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch​


Tĩnh mạch bị suy giãn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là van trong tĩnh mạch bị hỏng. Nhiệm vụ của các van này là giữ cho máu chảy trở lại tim mà không chảy ngược trở lại. Nếu các van bị hỏng thì chúng sẽ không thể thực hiện được chức năng bình thường. Điều này dẫn đến máu chảy ngược, ứ đọng lại và dẫn đến chứng suy giãn tĩnh mạch.

Một nguyên nhân khác gây giãn tĩnh mạch là do thành tĩnh mạch bị suy yếu. Lúc này, thành mạch máu không thể chống lại áp lực của dòng máu chảy qua, khiến cho tĩnh mạch phình lên và thậm chí đôi khi còn xoắn lại.

Nếu nhìn thấy những mạch máu lớn nổi rõ trên chân hay bất kỳ bộ phận nào khác thì cần chú ý đến cả các biểu hiện bất thường khác trên cơ thể. Đó đều có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tĩnh mạch.

Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý.​

1. Sưng phù​


Giãn tĩnh mạch làm tăng áp lực trong mạch máu, điều này dẫn đến rò rỉ máu từ bên trong tĩnh mạch bị tổn hại vào vùng mô xung quanh và gây nên hiện tượng sưng phù. Hiện tượng này không chỉ khiến da có cảm giác căng cứng khó chịu mà còn có thể gây đau đớn.

Và nếu không được can thiệp thì tình trạng sưng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi sưng quá nặng thì có thể sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng dịch rỉ ra từ chân. Đây là dấu hiệu báo động cần đến bệnh viện ngay.

2. Tăng sắc tố​


Sau khi máu bị rò rỉ ra từ tĩnh mạch, tế bào hồng cầu trong các mô chân sẽ gây ra tình trạng viêm mãn tính và khiến cho da trở nên thâm sạm.

3. Chứng xơ cứng da - mỡ​


Khi da và lớp mỡ dưới da bị viêm lâu ngày thì mô sẽ bị xơ hóa và trở nên cứng.

4. Nhiễm trùng​


Sưng phù sẽ khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Những bệnh nhiễm trùng vốn thường chỉ xảy ra trên bề mặt da có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể khi đang bị sưng do suy giãn tĩnh mạch và dẫn đến nhiễm trùng da.

5. Lưu thông máu kém​


Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tuần hoàn máu. Nguyên nhân là do các tĩnh mạch không thể thực hiện được chức năng bình thường là đưa máu từ khắp cơ thể trở về tim. Lưu thông máu kém sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, sưng phù, đau đớn và nhiều vấn đề khác.

6. Đau chân​


Nếu bệnh suy giãn tĩnh mạch không được điều trị thì đến một lúc nào đó sẽ bị đau. Cơn đau có thể đi kèm hiện tượng nóng, rát, nặng nề... Nhiều người thậm chí còn bị hội chứng chân không yên do suy giãn tĩnh mạch.

7. Loét da​


Khi tình trạng suy giãn tĩnh mạch làm cho các mô trong cơ thể sưng lên thì các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết sẽ khó đến được da. Nếu tiếp diễn trong thời gian dài thì điều này sẽ dẫn đến hiện tượng loét và hoại tử da. Các vết loét do suy giãn tĩnh mạch gây đau đớn, rất khó lành và khi không được điều trị thì sẽ bị nhiễm trùng. Thông thường, chỉ đến khi sự lưu thông máu trong tĩnh mạch trở về bình thường thì vết loét mới có thể lành lại.

8. Loét tĩnh mạch​


Tình trạng tế bào hồng cầu và dịch bị rò rỉ, viêm và xơ cứng mô xảy ra trong thời gian dài sẽ gây loét tĩnh mạch chân. Giống như loét da, các vết loét tĩnh mạch cũng gây đau đớn, chậm lành và nếu không được điều trị thì sẽ bị nhiễm trùng. Chừng nào sự lưu thông máu trong tĩnh mạch chưa khôi phục thì vết loét sẽ chưa thể lành lại.

9. Huyết khối tĩnh mạch nông và sâu​


Huyết khối tĩnh mạch nông (superficial vein thrombosis - SVT) là hiện tượng hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch ngay dưới bề mặt da. Huyết khối tĩnh mạch nông gây hình thành một vùng cứng, màu đỏ, nóng và nhạy cảm ở vị trí tĩnh mạch bị viêm.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis - DVT) là tình trạng hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch ở sâu hơn bên trong cơ thể và nếu không can thiệp thì sẽ có nguy cơ tử vong. Cục máu đông ở chân có thể vỡ ra và di chuyển qua cơ thể lên đến phổi. Tại đây nó sẽ gây thuyên tắc phổi.

Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường kể trên thì khả năng cao là bệnh tĩnh mạch đã tiến triển nặng chứ không còn đơn thuần là vấn đề gây mất thẩm mỹ và cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Đây đều là những dấu hiểu cho thấy có vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra bên trong cơ thể mà chúng ta không thể nhìn thấy được từ bên ngoài.

Tuyệt đối không được coi thường các vấn đề về tĩnh mạch. Càng để lâu thì sẽ càng nặng, việc điều trị sẽ càng phức tạp và càng có nguy cơ cao xảy ra biến chứng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom