Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Cụ bà 123 tuổi tóc vẫn đen, răng rụng lại mọc
Theo thông tin trên căn cước công dân cấp tháng 11/2022 và chứng minh nhân dân cấp tháng 5/1979, cụ Nguyễn Thị Cơ sinh năm 1901, tức 123 tuổi, nguyên quán xã Đoàn Đào (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).
Hàng chục năm nay, cụ sống cùng con gái út là bà Nguyễn Thị Hạt (74 tuổi) trong căn nhà cấp 4 tại thôn Phạm Khê (xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Người con gái cả 76 tuổi ở xa, hàng tháng về thăm mẹ một lần.
Chứng minh nhân dân và căn cước của cụ Nguyễn Thị Cơ cho thấy cụ sinh năm 1901 (Ảnh: H.Q.).
Mỗi ngày, cụ Cơ ăn 3 bữa, mỗi bữa gồm cơm nóng và muối vừng là chính, đôi khi thêm miếng giò, chả. Thỉnh thoảng, cụ uống sữa thay cơm hoặc ăn cháo, mì tôm… Điều đặc biệt là cụ luôn dặn con gái làm nóng thức ăn, không ăn đồ nguội, lạnh. Phần bà Hạt cũng chỉ ăn cơm và rau xanh.
Người con tiết lộ cụ Cơ hầu như không mắc bệnh tật gì, không ốm vặt, sức khỏe yếu dần vì tuổi già. Cụ vẫn tỉnh táo và minh mẫn, phân biệt được người quen, người lạ thông qua giọng nói.
Những năm trước, khi còn khỏe, cụ thường ra sân chơi, đi dạo vài vòng. Nhưng ba năm nay khi mắt mờ lòa, cụ chỉ quanh quẩn trong nhà, khi nằm trên giường, khi xuống võng. Mỗi đêm, bà Hạt đều đặn dìu mẹ đi vệ sinh 2-3 lần.
Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là tóc cụ Cơ vẫn còn đen nhánh. Bà Hạt cho biết từ trước đến nay tóc của mẹ vẫn luôn đen như vậy, ít xuất hiện sợi bạc.
Bà Hạt một mình chăm sóc mẹ già 123 tuổi (Ảnh: H.Q.).
Ông Trần Mạnh Nhường, Chủ tịch UBND xã Cao Thắng, cho biết cụ Cơ hiện là người cao tuổi nhất trên địa bàn, theo như năm sinh trên căn cước công dân.
"Về nghi vấn 123 năm tuổi của cụ Cơ, căn cứ duy nhất là giấy tờ cụ còn lưu giữ, cụ thể là giấy chứng minh nhân dân của cụ làm từ năm 1979 để làm căn cước công dân mới cho cụ. Số tuổi 123 do đó được căn cứ theo giấy tờ", ông Nhường nói.
Cụ bà 119 tuổi có đến 150 con, cháu
Cụ Trịnh Thị Khơng sinh năm 1905, tức 119 tuổi, sống tại xã Bình Lộc (TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) cùng con gái Đỗ Thị Ninh (82 tuổi) và con cháu.
Cụ bà từng nhận thiệp mừng thọ 110 tuổi của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào năm 2014. Tháng 6/2023, cụ nhận giấy mừng thọ 118 tuổi của UBND xã Bình Lộc.
Cụ bà có 7 người con (4 trai, 3 gái). Người con đầu hơn 90 tuổi, hiện sống tại quê nhà huyện Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Từ năm 2014, cụ Khơng vào Đồng Nai sống với bà Ninh.
Cụ Khơng bên các con, cháu (Ảnh: Gia đình cung cấp).
Gần hai năm nay, cụ Khơng ít đi lại, chủ yếu ở trong nhà. Hàng ngày, cụ ăn 3 bữa, uống thêm nước yến. Thức ăn được nấu thành cháo nhừ để cụ dễ tiêu hóa, với khẩu phần được chia nhỏ.
Để mẹ không chán ăn mà bỏ bữa, bà Ninh cùng các con đổi món liên tục. Khi đến bữa ăn, con cháu cùng quây quần ngồi bên cụ để tạo không khí vui tươi.
Ông Nguyễn Văn Lào, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Bình Lộc, cho biết cơ quan chức năng thường xuyên thăm hỏi, chăm lo sức khỏe cụ Khơng.
Cụ ông 111 tuổi luôn sẵn sàng... chết
Đầu năm 2024, cụ Trần Văn Côi, trú xóm Trung Tiến (xã Nghi Quang, Nghệ An) bước sang tuổi 111, là người cao tuổi nhất xã. Cụ Côi vẫn tự chống gậy đến trụ sở UBND xã nhận bằng mừng thọ của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An hôm mùng 4 Tết.
Khuôn mặt cụ ông phương phi, da hồng hào, đôi tai rộng, răng đã rụng hết, cặp mắt vẫn nhìn khá rõ. Điều đặc biệt, cụ có bàn tay và bàn chân rất to, phải đi dép ngoại cỡ.
Cụ Côi sống vui vẻ với con cháu, không đòi hỏi ăn uống gì đặc biệt. Cụ thích ăn cơm cá, phải là cá biển kho mặn ngọt, ít ăn thịt và canh, rau. Dù đã rụng hết răng, cụ vẫn tự nhai được cơm.
Ở độ tuổi hiếm có, cụ Côi vẫn chống gậy tự đi lại, tự vệ sinh cá nhân (Ảnh: Hoàng Lam).
Cụ ông luôn trong tâm thế sẵn sàng... chết. Nhiều năm trở lại đây, cứ hết mùa đông hay hết mùa hè, cụ lại gói ghém quần áo, mò mẫm ra con sông gần nhà để vứt, vì nghĩ không sống đến sang năm để dùng lại.
"Ở tuổi 111, cụ vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, là phúc phận của gia đình, con cháu. Có lẽ sống vui vẻ và thích lao động là bí quyết để cụ vượt ngưỡng "bách niên giai lão", bà Võ Thị Bính (53 tuổi, con dâu út cụ Côi) nói.
Cụ bà 108 tuổi thích uống bia
Cụ Nguyễn Thị Hạ, 108 tuổi, trú tại xóm Trung Tiến, là người cao tuổi thứ hai của xã Nghi Quang, sau ông Trần Văn Côi.
Cụ bà hơi lãng tai, người đối diện phải nói to mới nghe được; da nhăn nheo, tóc đỉnh đầu đã rụng hết.
Vợ chồng cụ sinh được 10 người con, chồng mất cách đây 30 năm. Cụ không nhớ có bao nhiêu cháu, chắt, chỉ áng chừng "hơn 100 người".
Hiện cụ bà sống một mình vì không thích phiền hà tới con, cháu. Vợ chồng người con trai thứ 8 sống bên cạnh, chịu trách nhiệm chăm sóc mẹ.
Cụ Hạ thích lao động, tự phục vụ bản thân (Ảnh: Hoàng Lam).
Cách đây 4 năm, mũi cụ Hạ bỗng mọc khối u nhỏ nhưng cụ không đi khám. Khối u ngày càng to, gây biến dạng mũi và vỡ ra, hoại tử, lan sang cả phần mắt trái, khiến mắt cụ sụp xuống, cản trở tầm nhìn.
Vết thương khiến cụ đau nhức, khó chịu, phải uống thuốc giảm đau. Ngoài ra, cụ không có vấn đề gì về sức khỏe.
Bà Hoàng Thị Huệ (50 tuổi, con dâu cụ Hạ) cho biết mẹ chồng sống vui vẻ, đam mê văn nghệ, thích lao động.
"Gần 100 tuổi, bà đi cắt cỏ cho bò. Con, cháu không cho đi nhưng bà vẫn đi, chồng tôi mấy lần vứt liềm đi, bà mới chịu ở nhà. Bình thường bà tự làm mọi việc, từ giặt giũ, đến quét dọn nhà cửa. Con, cháu làm hộ bà nhất quyết không chịu, bảo làm cho giãn gân cốt, khỏe người", bà Huệ nói.
Cụ bà là người cao tuổi thứ hai của xã Nghi Quang (Ảnh: Hoàng Lam).
Mỗi ngày, vợ chồng bà Huệ nấu cơm mang sang cho cụ Hạ. Cụ không quá kén ăn nhưng không thích ăn cá, chủ yếu ăn giò, trứng, thịt, thích uống bia và nước ngọt, song uống không nhiều.
Khi bước sang tuổi 80, cụ bắt đầu rụng răng và rụng hết dần sau đó. Tròn 100 tuổi vào năm 2016, cụ mọc 10 chiếc răng hàm. Răng mới tuy nhỏ hơn răng bình thường nhưng giúp cụ nhai, nghiền thức ăn mà chưa cần hỗ trợ của máy xay.
"Tôi không có bí quyết sống thọ gì cả. Trời cho sống thì sống vui vẻ với con cháu thôi", cụ Hạ nói.
Cụ bà 103 tuổi thích đi bộ
Cụ Bùi Thị Nhớ là một trong 2 cụ cao tuổi nhất của phố Thành Yên (phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ở tuổi 103, cụ bà khỏe mạnh, tự lo mọi sinh hoạt đều đặn, nề nếp.
6h mỗi ngày, cụ bà thức giấc, vệ sinh cá nhân rồi tập thể dục, đi bộ đến quán ăn. Trong bữa sáng, cụ thường ăn cháo, bánh cuốn hoặc miến thịt băm.
Cụ Nhớ giữ thói quen đi bộ tập thể dục mỗi ngày (Ảnh: Hạnh Linh).
Ăn sáng xong, cụ đi chợ, mua sắm thực phẩm mang về sơ chế cẩn thận, ngăn nắp. Xong việc, rảnh tay, cụ mới sang hàng xóm uống nước, hàn huyên với những người bạn già.
Trưa đến, cụ Nhớ tự vo gạo, cắm cơm, nhặt rau, nấu ăn theo sở thích. Đúng 11h, cụ dùng cơm trưa.
Mỗi bữa, cụ ăn lưng bát cơm, "ngon cũng không ăn hơn mà dở cũng không ăn ít đi". Bữa trưa thường ăn nhiều canh, bữa tối hạn chế uống nước, ăn canh.
"Trước đây, tôi còn ăn cá. Giờ già rồi, ăn cá sợ hóc xương nên tôi thường ăn thịt lợn. Răng yếu nên thịt cũng phải băm nhỏ", cụ Nhớ chia sẻ.
Cụ Nhớ hiếm khi ốm vặt, ít dùng thuốc, chỉ một lần phải đến Trạm y tế phường khâu vết thương ở đầu, sau cú trượt chân ngã trong nhà tắm vào năm 2023.
Bánh cuốn là món ăn sáng yêu thích của cụ bà (Ảnh: Hạnh Linh).
Cụ bà duy trì sở thích đi bộ 20 phút quanh xóm, rồi qua các gia đình thăm con, cháu mỗi ngày. Cứ lần lượt đi từ nhà con trai thứ, qua con út rồi đến nhà các cháu.
"Tới nhà các con, cháu chơi, trò chuyện tôi thấy mình khỏe ra. Chắc cũng vì thế mà tôi sống vui, khỏe", cụ bà chia sẻ về bí quyết trường thọ.
"Dù tuổi cao, cụ Nhớ tích cực tham gia các cuộc họp của hội. Cụ là tấm gương sáng trong việc chăm lo, giáo dục các con, cháu trở thành người có ích cho xã hội", ông Hoàng Văn Điệp, Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi phố Thành Yên, nói.
Xem tiếp...
Theo thông tin trên căn cước công dân cấp tháng 11/2022 và chứng minh nhân dân cấp tháng 5/1979, cụ Nguyễn Thị Cơ sinh năm 1901, tức 123 tuổi, nguyên quán xã Đoàn Đào (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).
Hàng chục năm nay, cụ sống cùng con gái út là bà Nguyễn Thị Hạt (74 tuổi) trong căn nhà cấp 4 tại thôn Phạm Khê (xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Người con gái cả 76 tuổi ở xa, hàng tháng về thăm mẹ một lần.
Chứng minh nhân dân và căn cước của cụ Nguyễn Thị Cơ cho thấy cụ sinh năm 1901 (Ảnh: H.Q.).
Mỗi ngày, cụ Cơ ăn 3 bữa, mỗi bữa gồm cơm nóng và muối vừng là chính, đôi khi thêm miếng giò, chả. Thỉnh thoảng, cụ uống sữa thay cơm hoặc ăn cháo, mì tôm… Điều đặc biệt là cụ luôn dặn con gái làm nóng thức ăn, không ăn đồ nguội, lạnh. Phần bà Hạt cũng chỉ ăn cơm và rau xanh.
Người con tiết lộ cụ Cơ hầu như không mắc bệnh tật gì, không ốm vặt, sức khỏe yếu dần vì tuổi già. Cụ vẫn tỉnh táo và minh mẫn, phân biệt được người quen, người lạ thông qua giọng nói.
Những năm trước, khi còn khỏe, cụ thường ra sân chơi, đi dạo vài vòng. Nhưng ba năm nay khi mắt mờ lòa, cụ chỉ quanh quẩn trong nhà, khi nằm trên giường, khi xuống võng. Mỗi đêm, bà Hạt đều đặn dìu mẹ đi vệ sinh 2-3 lần.
Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là tóc cụ Cơ vẫn còn đen nhánh. Bà Hạt cho biết từ trước đến nay tóc của mẹ vẫn luôn đen như vậy, ít xuất hiện sợi bạc.
Bà Hạt một mình chăm sóc mẹ già 123 tuổi (Ảnh: H.Q.).
Ông Trần Mạnh Nhường, Chủ tịch UBND xã Cao Thắng, cho biết cụ Cơ hiện là người cao tuổi nhất trên địa bàn, theo như năm sinh trên căn cước công dân.
"Về nghi vấn 123 năm tuổi của cụ Cơ, căn cứ duy nhất là giấy tờ cụ còn lưu giữ, cụ thể là giấy chứng minh nhân dân của cụ làm từ năm 1979 để làm căn cước công dân mới cho cụ. Số tuổi 123 do đó được căn cứ theo giấy tờ", ông Nhường nói.
Cụ bà 119 tuổi có đến 150 con, cháu
Cụ Trịnh Thị Khơng sinh năm 1905, tức 119 tuổi, sống tại xã Bình Lộc (TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) cùng con gái Đỗ Thị Ninh (82 tuổi) và con cháu.
Cụ bà từng nhận thiệp mừng thọ 110 tuổi của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào năm 2014. Tháng 6/2023, cụ nhận giấy mừng thọ 118 tuổi của UBND xã Bình Lộc.
Cụ bà có 7 người con (4 trai, 3 gái). Người con đầu hơn 90 tuổi, hiện sống tại quê nhà huyện Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Từ năm 2014, cụ Khơng vào Đồng Nai sống với bà Ninh.
Cụ Khơng bên các con, cháu (Ảnh: Gia đình cung cấp).
Gần hai năm nay, cụ Khơng ít đi lại, chủ yếu ở trong nhà. Hàng ngày, cụ ăn 3 bữa, uống thêm nước yến. Thức ăn được nấu thành cháo nhừ để cụ dễ tiêu hóa, với khẩu phần được chia nhỏ.
Để mẹ không chán ăn mà bỏ bữa, bà Ninh cùng các con đổi món liên tục. Khi đến bữa ăn, con cháu cùng quây quần ngồi bên cụ để tạo không khí vui tươi.
Ông Nguyễn Văn Lào, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Bình Lộc, cho biết cơ quan chức năng thường xuyên thăm hỏi, chăm lo sức khỏe cụ Khơng.
Cụ ông 111 tuổi luôn sẵn sàng... chết
Đầu năm 2024, cụ Trần Văn Côi, trú xóm Trung Tiến (xã Nghi Quang, Nghệ An) bước sang tuổi 111, là người cao tuổi nhất xã. Cụ Côi vẫn tự chống gậy đến trụ sở UBND xã nhận bằng mừng thọ của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An hôm mùng 4 Tết.
Khuôn mặt cụ ông phương phi, da hồng hào, đôi tai rộng, răng đã rụng hết, cặp mắt vẫn nhìn khá rõ. Điều đặc biệt, cụ có bàn tay và bàn chân rất to, phải đi dép ngoại cỡ.
Cụ Côi sống vui vẻ với con cháu, không đòi hỏi ăn uống gì đặc biệt. Cụ thích ăn cơm cá, phải là cá biển kho mặn ngọt, ít ăn thịt và canh, rau. Dù đã rụng hết răng, cụ vẫn tự nhai được cơm.
Ở độ tuổi hiếm có, cụ Côi vẫn chống gậy tự đi lại, tự vệ sinh cá nhân (Ảnh: Hoàng Lam).
Cụ ông luôn trong tâm thế sẵn sàng... chết. Nhiều năm trở lại đây, cứ hết mùa đông hay hết mùa hè, cụ lại gói ghém quần áo, mò mẫm ra con sông gần nhà để vứt, vì nghĩ không sống đến sang năm để dùng lại.
"Ở tuổi 111, cụ vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, là phúc phận của gia đình, con cháu. Có lẽ sống vui vẻ và thích lao động là bí quyết để cụ vượt ngưỡng "bách niên giai lão", bà Võ Thị Bính (53 tuổi, con dâu út cụ Côi) nói.
Cụ bà 108 tuổi thích uống bia
Cụ Nguyễn Thị Hạ, 108 tuổi, trú tại xóm Trung Tiến, là người cao tuổi thứ hai của xã Nghi Quang, sau ông Trần Văn Côi.
Cụ bà hơi lãng tai, người đối diện phải nói to mới nghe được; da nhăn nheo, tóc đỉnh đầu đã rụng hết.
Vợ chồng cụ sinh được 10 người con, chồng mất cách đây 30 năm. Cụ không nhớ có bao nhiêu cháu, chắt, chỉ áng chừng "hơn 100 người".
Hiện cụ bà sống một mình vì không thích phiền hà tới con, cháu. Vợ chồng người con trai thứ 8 sống bên cạnh, chịu trách nhiệm chăm sóc mẹ.
Cụ Hạ thích lao động, tự phục vụ bản thân (Ảnh: Hoàng Lam).
Cách đây 4 năm, mũi cụ Hạ bỗng mọc khối u nhỏ nhưng cụ không đi khám. Khối u ngày càng to, gây biến dạng mũi và vỡ ra, hoại tử, lan sang cả phần mắt trái, khiến mắt cụ sụp xuống, cản trở tầm nhìn.
Vết thương khiến cụ đau nhức, khó chịu, phải uống thuốc giảm đau. Ngoài ra, cụ không có vấn đề gì về sức khỏe.
Bà Hoàng Thị Huệ (50 tuổi, con dâu cụ Hạ) cho biết mẹ chồng sống vui vẻ, đam mê văn nghệ, thích lao động.
"Gần 100 tuổi, bà đi cắt cỏ cho bò. Con, cháu không cho đi nhưng bà vẫn đi, chồng tôi mấy lần vứt liềm đi, bà mới chịu ở nhà. Bình thường bà tự làm mọi việc, từ giặt giũ, đến quét dọn nhà cửa. Con, cháu làm hộ bà nhất quyết không chịu, bảo làm cho giãn gân cốt, khỏe người", bà Huệ nói.
Cụ bà là người cao tuổi thứ hai của xã Nghi Quang (Ảnh: Hoàng Lam).
Mỗi ngày, vợ chồng bà Huệ nấu cơm mang sang cho cụ Hạ. Cụ không quá kén ăn nhưng không thích ăn cá, chủ yếu ăn giò, trứng, thịt, thích uống bia và nước ngọt, song uống không nhiều.
Khi bước sang tuổi 80, cụ bắt đầu rụng răng và rụng hết dần sau đó. Tròn 100 tuổi vào năm 2016, cụ mọc 10 chiếc răng hàm. Răng mới tuy nhỏ hơn răng bình thường nhưng giúp cụ nhai, nghiền thức ăn mà chưa cần hỗ trợ của máy xay.
"Tôi không có bí quyết sống thọ gì cả. Trời cho sống thì sống vui vẻ với con cháu thôi", cụ Hạ nói.
Cụ bà 103 tuổi thích đi bộ
Cụ Bùi Thị Nhớ là một trong 2 cụ cao tuổi nhất của phố Thành Yên (phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ở tuổi 103, cụ bà khỏe mạnh, tự lo mọi sinh hoạt đều đặn, nề nếp.
6h mỗi ngày, cụ bà thức giấc, vệ sinh cá nhân rồi tập thể dục, đi bộ đến quán ăn. Trong bữa sáng, cụ thường ăn cháo, bánh cuốn hoặc miến thịt băm.
Cụ Nhớ giữ thói quen đi bộ tập thể dục mỗi ngày (Ảnh: Hạnh Linh).
Ăn sáng xong, cụ đi chợ, mua sắm thực phẩm mang về sơ chế cẩn thận, ngăn nắp. Xong việc, rảnh tay, cụ mới sang hàng xóm uống nước, hàn huyên với những người bạn già.
Trưa đến, cụ Nhớ tự vo gạo, cắm cơm, nhặt rau, nấu ăn theo sở thích. Đúng 11h, cụ dùng cơm trưa.
Mỗi bữa, cụ ăn lưng bát cơm, "ngon cũng không ăn hơn mà dở cũng không ăn ít đi". Bữa trưa thường ăn nhiều canh, bữa tối hạn chế uống nước, ăn canh.
"Trước đây, tôi còn ăn cá. Giờ già rồi, ăn cá sợ hóc xương nên tôi thường ăn thịt lợn. Răng yếu nên thịt cũng phải băm nhỏ", cụ Nhớ chia sẻ.
Cụ Nhớ hiếm khi ốm vặt, ít dùng thuốc, chỉ một lần phải đến Trạm y tế phường khâu vết thương ở đầu, sau cú trượt chân ngã trong nhà tắm vào năm 2023.
Bánh cuốn là món ăn sáng yêu thích của cụ bà (Ảnh: Hạnh Linh).
Cụ bà duy trì sở thích đi bộ 20 phút quanh xóm, rồi qua các gia đình thăm con, cháu mỗi ngày. Cứ lần lượt đi từ nhà con trai thứ, qua con út rồi đến nhà các cháu.
"Tới nhà các con, cháu chơi, trò chuyện tôi thấy mình khỏe ra. Chắc cũng vì thế mà tôi sống vui, khỏe", cụ bà chia sẻ về bí quyết trường thọ.
"Dù tuổi cao, cụ Nhớ tích cực tham gia các cuộc họp của hội. Cụ là tấm gương sáng trong việc chăm lo, giáo dục các con, cháu trở thành người có ích cho xã hội", ông Hoàng Văn Điệp, Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi phố Thành Yên, nói.
Xem tiếp...