Thu Thủy
Nổi Tiếng
Các bến phà cũ kỹ, lạc hậu dần nhường chỗ cho những cây cầu nghìn tỷ trở thành biểu tượng, động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của Hải Phòng trong gần 10 trở lại đây.
15 năm xây mới gần 80 cây cầu
Có mặt tại Bến phà Rừng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Tp.Hải Phòng, những ngày cuối tháng 3/2024, thấy niềm vui lan tỏa khắp nơi với sự kiện bến phà sẽ đóng cửa từ dịp 30/4, 1/5 để nhường chỗ cho cầu Phà Rừng gần 2.000 tỷ đồng vượt sông Đá Bạc nối Hải Phòng - Quảng Ninh.
Khi cầu Phà Rừng đi vào hoạt động, người dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh và huyện Thủy Nguyên, Tp.Hải Phòng sẽ chỉ mất chừng 5 phút để qua sông Đá Bạc thay vì chờ và ngồi phà 30 - 60 phút như hiện nay.
Việc đầu tư xây dựng cầu Phà Rừng nằm trong chiến lược dài hơi của thành phố Cảng nhằm xóa những bến phà cũ kỹ, lạc hậu và bất tiện, qua đó, hoàn thiện hệ thống giao thông nội vùng và liên vùng.
Mở đầu cho chiến lược này bắt đầu từ việc xây dựng cầu Bính thay thế phà Bính nối khu vực nội thành với huyện Thủy Nguyên. Cầu Bính là cây cầu dây văng đầu tiên và hiện đại nhất Hải Phòng tính tới thời điểm đó (khởi công năm 2002, khánh thành năm 2005).
Sau cầu Bính, hàng hoạt cây cầu mới đã mọc lên thay thế cho các bến phà hay những cây cầu cũ đã xuống cấp, trong đó có thể kể đến cầu Khuể, cầu Quang Thanh, cầu Rào, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Niệm, cầu Võ Nguyên Giáp… Đặc biệt là cầu Đình Vũ - Cát Hải vượt biển nối đảo Cát Hải với đất liền với tổng số vốn đầu tư gần 12.000 tỷ.
Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng, chỉ tính riêng giai đoạn 2015 - 2020, trên địa bàn Thành phố đã có thêm 46 cây cầu mới với tổng số vốn đầu tư hơn 44.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2020 - 2030, dự kiến có thêm khoảng 30 cây cầu mới nữa. Như vậy, chỉ trong vòng 15 năm, Tp.Hải Phòng đã đầu tư và dự kiến đầu tư xây dựng tới gần 80 cây cầu.
Dự kiến đến năm 2025, trên địa bàn Tp.Hải Phòng, sẽ chỉ còn duy nhất tuyến phà Đồng Bài - Cái Viềng nối đảo Cát Bà với đất liền. Theo các chuyên gia, việc xây dựng cầu vượt biển thay thế tuyến phà này khó khả thi không phải vì lý do kinh tế mà là những yếu tố liên quan đến luồng lạch hàng hải, điều kiện địa chất cũng như bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận năm 2004.
Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nội vùng và liên vùng
Khoảng 10 năm trở lại đây, việc xây dựng những cây cầu mới trên địa bàn Tp.Hải Phòng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, mà còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nội vùng và liên vùng.
Trên tuyến sông Lạch Tray, 3 cây cầu: Rào, Võ Nguyên Giáp, Niệm (dự kiến sẽ có thêm cầu Rào 3), đã và đang mở ra không gian phát triển mới cho quận Dương Kinh, quận Kiến An, quận Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy. Dự kiến đến năm 2030, huyện Kiến Thụy từ vùng quê thuần nông sẽ trở thành quận trực thuộc Tp.Hải Phòng.
Dọc tuyến sông Cấm, 2 cây cầu Bính và Hoàng Văn Thụ (cầu Nguyễn Trãi sẽ được khởi công trong năm 2024), đã thổi sức sống mới cho huyện Thủy Nguyên. Dự kiến năm 2025, trung tâm Chính trị - Hành chính Tp.Hải Phòng sẽ chuyển về Khu đô thị mới Bắc sông Cấm trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Cũng trong năm này, Thủy Nguyên sẽ trở thành thành phố trực thuộc Tp.Hải Phòng.
Với 2 huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo cách xa khu vực nội thành, từ khi cầu Khuể, cầu Hàn và cầu Đăng đi vào hoạt động, 50 xã, thị trấn trực thuộc “thay da, đổi thịt” từng ngày. Hai huyện đã về đích nông thôn mới và đang băng băng trong quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam mang tên Đình Vũ - Cát Hải kết nối giao thông từ đất liền với Cảng nước sâu Lạch Huyện và Dự án Khu phi thuế quan Xuân Cầu không những phát huy thế mạnh cảng biển của Hải Phòng, mà còn đem đến sự đổi thay lớn lao cho đảo Cát Hải.
Những ruộng muối bạt ngàn mặn chát vị mồ hôi của bà con diêm dân trên đảo Cát Hải đã nhường chỗ cho những dự án, công trình lớn với biểu tượng là Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast hằng năm đóng góp cho ngân sách Hải Phòng hàng nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, cầu Quang Thanh kết nối với Hải Dương, cầu Lại Xuân, cầu Phà Rừng, cầu Bạch Đằng kết nối với Quảng Ninh, cầu vượt sông Thái Bình trên tuyến đường bộ ven biển kết nối với Thái Bình, đã giúp Tp.Hải Phòng trở thành một trong những trung tâm, cực tăng trưởng của vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Những cây cầu không chỉ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông nội vùng và liên vùng, mà còn giúp Hải Phòng ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư FDI. Theo thông tin từ UBND Tp.Hải Phòng, giai đoạn 2020 - 2023, nguồn vốn FDI vào địa phương không ngừng tăng, từ 1,4 tỷ USD năm 2020 lên 2,9 tỷ USD năm 2021, 3,2 tỷ USD năm 2023 và đạt mức kỷ lục 3,5 tỷ USD năm 2023.
Nổi bật trong ngày
Thứ 3, 26/03/2024 | 07:00
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trong năm 2024 do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tiếp tục tăng trong khi nguồn cung hạn chế.
Xem tiếp...
15 năm xây mới gần 80 cây cầu
Có mặt tại Bến phà Rừng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Tp.Hải Phòng, những ngày cuối tháng 3/2024, thấy niềm vui lan tỏa khắp nơi với sự kiện bến phà sẽ đóng cửa từ dịp 30/4, 1/5 để nhường chỗ cho cầu Phà Rừng gần 2.000 tỷ đồng vượt sông Đá Bạc nối Hải Phòng - Quảng Ninh.
Khi cầu Phà Rừng đi vào hoạt động, người dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh và huyện Thủy Nguyên, Tp.Hải Phòng sẽ chỉ mất chừng 5 phút để qua sông Đá Bạc thay vì chờ và ngồi phà 30 - 60 phút như hiện nay.
Việc đầu tư xây dựng cầu Phà Rừng nằm trong chiến lược dài hơi của thành phố Cảng nhằm xóa những bến phà cũ kỹ, lạc hậu và bất tiện, qua đó, hoàn thiện hệ thống giao thông nội vùng và liên vùng.
Mở đầu cho chiến lược này bắt đầu từ việc xây dựng cầu Bính thay thế phà Bính nối khu vực nội thành với huyện Thủy Nguyên. Cầu Bính là cây cầu dây văng đầu tiên và hiện đại nhất Hải Phòng tính tới thời điểm đó (khởi công năm 2002, khánh thành năm 2005).
Cầu Hoàng Văn Thụ đi vào hoạt động từ năm 2019 mở ra không gian phát triển cho huyện Thủy Nguyên, Tp.Hải Phòng (Ảnh: Thái Phan).
Sau cầu Bính, hàng hoạt cây cầu mới đã mọc lên thay thế cho các bến phà hay những cây cầu cũ đã xuống cấp, trong đó có thể kể đến cầu Khuể, cầu Quang Thanh, cầu Rào, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Niệm, cầu Võ Nguyên Giáp… Đặc biệt là cầu Đình Vũ - Cát Hải vượt biển nối đảo Cát Hải với đất liền với tổng số vốn đầu tư gần 12.000 tỷ.
Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng, chỉ tính riêng giai đoạn 2015 - 2020, trên địa bàn Thành phố đã có thêm 46 cây cầu mới với tổng số vốn đầu tư hơn 44.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2020 - 2030, dự kiến có thêm khoảng 30 cây cầu mới nữa. Như vậy, chỉ trong vòng 15 năm, Tp.Hải Phòng đã đầu tư và dự kiến đầu tư xây dựng tới gần 80 cây cầu.
Dự kiến đến năm 2025, trên địa bàn Tp.Hải Phòng, sẽ chỉ còn duy nhất tuyến phà Đồng Bài - Cái Viềng nối đảo Cát Bà với đất liền. Theo các chuyên gia, việc xây dựng cầu vượt biển thay thế tuyến phà này khó khả thi không phải vì lý do kinh tế mà là những yếu tố liên quan đến luồng lạch hàng hải, điều kiện địa chất cũng như bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận năm 2004.
Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nội vùng và liên vùng
Khoảng 10 năm trở lại đây, việc xây dựng những cây cầu mới trên địa bàn Tp.Hải Phòng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, mà còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nội vùng và liên vùng.
Trên tuyến sông Lạch Tray, 3 cây cầu: Rào, Võ Nguyên Giáp, Niệm (dự kiến sẽ có thêm cầu Rào 3), đã và đang mở ra không gian phát triển mới cho quận Dương Kinh, quận Kiến An, quận Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy. Dự kiến đến năm 2030, huyện Kiến Thụy từ vùng quê thuần nông sẽ trở thành quận trực thuộc Tp.Hải Phòng.
Cầu Rào góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội 2 quận Dương Kinh, Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng (Ảnh: Thái Phan).
Dọc tuyến sông Cấm, 2 cây cầu Bính và Hoàng Văn Thụ (cầu Nguyễn Trãi sẽ được khởi công trong năm 2024), đã thổi sức sống mới cho huyện Thủy Nguyên. Dự kiến năm 2025, trung tâm Chính trị - Hành chính Tp.Hải Phòng sẽ chuyển về Khu đô thị mới Bắc sông Cấm trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Cũng trong năm này, Thủy Nguyên sẽ trở thành thành phố trực thuộc Tp.Hải Phòng.
Với 2 huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo cách xa khu vực nội thành, từ khi cầu Khuể, cầu Hàn và cầu Đăng đi vào hoạt động, 50 xã, thị trấn trực thuộc “thay da, đổi thịt” từng ngày. Hai huyện đã về đích nông thôn mới và đang băng băng trong quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam mang tên Đình Vũ - Cát Hải kết nối giao thông từ đất liền với Cảng nước sâu Lạch Huyện và Dự án Khu phi thuế quan Xuân Cầu không những phát huy thế mạnh cảng biển của Hải Phòng, mà còn đem đến sự đổi thay lớn lao cho đảo Cát Hải.
Những ruộng muối bạt ngàn mặn chát vị mồ hôi của bà con diêm dân trên đảo Cát Hải đã nhường chỗ cho những dự án, công trình lớn với biểu tượng là Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast hằng năm đóng góp cho ngân sách Hải Phòng hàng nghìn tỷ đồng.
Cầu Quang Thanh thay thế Bến phà Quang Thanh kết nối Hải Phòng - Hải Dương (Ảnh: Thái Phan).
Ngoài ra, cầu Quang Thanh kết nối với Hải Dương, cầu Lại Xuân, cầu Phà Rừng, cầu Bạch Đằng kết nối với Quảng Ninh, cầu vượt sông Thái Bình trên tuyến đường bộ ven biển kết nối với Thái Bình, đã giúp Tp.Hải Phòng trở thành một trong những trung tâm, cực tăng trưởng của vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Những cây cầu không chỉ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông nội vùng và liên vùng, mà còn giúp Hải Phòng ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư FDI. Theo thông tin từ UBND Tp.Hải Phòng, giai đoạn 2020 - 2023, nguồn vốn FDI vào địa phương không ngừng tăng, từ 1,4 tỷ USD năm 2020 lên 2,9 tỷ USD năm 2021, 3,2 tỷ USD năm 2023 và đạt mức kỷ lục 3,5 tỷ USD năm 2023.
Nổi bật trong ngày
Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỷ USD
Thứ 3, 26/03/2024 | 07:00
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trong năm 2024 do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tiếp tục tăng trong khi nguồn cung hạn chế.
Xem tiếp...