MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
686K

Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn

“Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?” hay “Bạn còn điều gì muốn hỏi không?” là câu mà hầu hết ứng viên sẽ nhận được cuối buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt câu hỏi phù hợp, thậm chí nếu bạn đưa ra những câu hỏi “kém duyên” đồng nghĩa bạn tự đánh mất điểm trước nhà tuyển dụng.

Vậy đâu là những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng khi ứng tuyển các vị trí việc làm trên CareeLink ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh…? Hãy tham khảo một số nội dung dưới đây nhé.

Việc làm tại CareeLink


Hỏi về vị trí ứng tuyển


Đối với vị trí ứng tuyển, có nhiều nội dung bạn nên hỏi để làm rõ các vấn đề mà ở bản mô tả công việc chưa thể hiện hết. Bạn có thể đặt dạng câu hỏi như: Phẩm chất cần có để trở thành nhân sự xuất sắc? Yêu cầu cần có cho một ứng viên lý tưởng? Thành tích đã đạt được của bộ phận bạn ứng tuyển trong năm qua?…

Những câu hỏi này cho thấy tầm nhìn của bạn về công việc và thể hiện mong muốn trở thành nhân sự xuất sắc trong tương lai. Như vậy, trong mắt nhà tuyển dụng bạn rất có thể trở thành một ứng viên tiềm năng.

Ngoài ra, bạn đừng ngại đặt câu hỏi về trách nhiệm công việc. Bằng những câu hỏi như Tôi sẽ làm việc trực tiếp với ai? Tôi được đánh giá dựa trên tiêu chí nào? Trách nhiệm của tôi với công việc ra sao?… bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách vận hành công việc cũng như vai trò của mình, từ đó cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp.

Hỏi về công ty


Câu hỏi về công ty gián tiếp phản ánh tiêu chí lựa chọn công việc của bạn. Không chỉ là việc yêu thích, lương cao mà đó là nơi bạn sẽ gắn bó, cống hiến lâu dài. Không chỉ là nơi bạn phát huy được thế mạnh, có cơ hội phát triển bản thân mà cần phù hợp cả về văn hóa, giá trị sống…

Câu hỏi tuyển dụng CareeLink


Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng bao gồm định hướng phát triển công ty trong tương lai; chiến lược mới về sản phẩm; mục tiêu mở rộng thị trường; các hoạt động văn hóa doanh nghiệp…

Ví dụ, bạn có thể đặt câu hỏi “Anh/chị có thể cho em biết định hướng 5-10 năm nữa của công ty?” để hiểu về định hướng phát triển doanh nghiệp. Qua đó cho thấy sự quan tâm sâu sắc của bạn tới vị trí ứng tuyển.

Hỏi về kết quả ứng tuyển


Thay vì hoang mang không biết khi nào có kết quả ứng tuyển, bạn hoàn toàn có thể đặt câu hỏi về nội dung này như Bao giờ có kết quả tuyển dụng chính thức? Công ty sẽ thông báo kết quả phỏng vấn qua hình thức nào và khi nào?

Với câu hỏi này, bạn sẽ biết được thời điểm nhà tuyển dụng đưa ra kết quả. Từ đó, cân nhắc các kế hoạch phỏng vấn khác. Vì bạn không chỉ phỏng vấn một nơi và chắc chắn sẽ trúng tuyển với một lần phỏng vấn.

Hỏi về mức lương


Rất nhiều bạn không dám hỏi về mức lương và chấp nhận rời buổi phỏng vấn khi chưa thỏa đáng vấn đề này. Bởi tâm lý sợ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp, thậm chí sợ mất cơ hội việc làm.

Quan điểm này khiến bạn gặp bất lợi khi trúng tuyển. Mức lương không thỏa mãn nên bạn không muốn cống hiến hết mình, luôn cảm thấy “ấm ức” với đồng nghiệp khác. Đây là căn nguyên gây ra mâu thuẫn, stress, thậm chí khiến bạn nghỉ việc sớm và lặp lại vòng tròn tìm việc – nhảy việc.

Phỏng vấn CareeLink


Trong khi đó, nhà tuyển dụng rất mong chờ bạn đặt câu hỏi liên quan đến nội dung này. Nó cho thấy, bạn là ứng viên thẳng thắn, tự tin. Bởi chỉ khi hiểu rõ giá trị, khả năng đóng góp cho doanh nghiệp thì bạn mới mạnh dạn đề cập tới nội dung này.

Bạn có thể đặt câu hỏi như: Thu nhập của tôi dựa trên tiêu chí nào? Mức lương tối đa tôi có thể nhận là bao nhiêu? Có yêu cầu nào để tôi nhận được mức lương đó?…

Trên đây là những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Tùy vào từng tình huống cụ thể để bạn đưa ra câu hỏi thông minh. Thông qua câu trả lời của nhà tuyển dụng, bạn có thêm căn cứ để cân nhắc và quyết định phù hợp trong công việc.

Nguyễn Lý

Xem tiếp...
 
Top Bottom