THAM GIA NHÓM
WIKI MUA BÁN
Bóc Phốt
Thẩm Mỹ Làm Đẹp
Sức Khỏe - Gia Đình
Kinh Doanh - Mua Bán
YOUTUBE
MUA BÁN
Làm đẹp
Nhà đất
Xe cộ
Điện tử
Việc làm
Thú cưng
Mẹ và bé
Ăn uống
Thời trang
Dịch vụ
Du lịch
Giải trí
Nhà cửa
Khoá học
Quảng cáo
Viễn thông
Quà tặng
Xây dựng
Thể thao
BÁO MỚI
Làm đẹp
Nhà Đất
Xe Cộ
Mẹ và Bé
Ăn Uống
Thời Trang
Giải Trí
Thể Thao
Đời Sống
Giáo Dục
Kinh Doanh
Pháp Luật
Sức Khỏe
Làm Mẹ
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bóc Phốt
Thẩm Mỹ Làm Đẹp
Sức Khỏe - Gia Đình
Kinh Doanh - Mua Bán
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Cài đặt ứng dụng
Cài đặt
WIKI MUA BÁN
WIKI REVIEW
Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh
Những ai có nguy cơ bị loãng xương?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="BS Cần Thơ" data-source="post: 33183" data-attributes="member: 66"><p>Loãng xương là một bệnh về xương phổ biến, xảy ra do quá trình phân hủy xương diễn ra quá nhanh, quá trình tái tạo xương quá chậm hoặc cả hai. Tình trạng này khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.</p><p></p><p></p><p>Bình thường, xương chỉ bị gãy khi có lực tác động mạnh nhưng ở người bị loãng xương, xương có thể bị gãy ngay cả khi có lực tác động nhẹ hoặc thực hiện các hoạt động bình thường như đi lại hay bê vác đồ. Khi bị loãng xương nghiêm trọng, chỉ cần một cái hắt hơi hoặc ho cũng có thể làm gãy xương.</p><p></p><p>Theo Tổ chức loãng xương quốc tế (International Osteoporosis Foundation), trên thế giới có khoảng trên 200 triệu chứng bị loãng xương.</p><p></p><p>Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị loãng xương khi có tuổi nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số yếu tố có thể thay đổi được trong khi một số yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát.</p><p></p><p>Dưới đây là các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi.</p><p></p><h2>Chế độ ăn thiếu chất</h2><p></p><p>Chế độ ăn uống không đủ chất, nhất là canxi và vitamin D có thể khiến xương suy yếu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.</p><p></p><p>Canxi là khoáng chất chính trong xương, giúp giữ cho xương chắc khỏe trong khi vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi.</p><p></p><p>Canxi có tự nhiên trong các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, đậu nành, các loại hạt, rau màu xanh sẫm và được thêm vào một số loại thực phẩm như sữa tươi, phô mai, sữa hạt. Một cách nữa để tăng cường canxi là dùng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, tốt hơn hết vẫn nên bổ sung canxi từ thực phẩm tự nhiên.</p><p></p><p>Vitamin D có tự nhiên trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ,gan bò, gan cá tuyết, lòng đỏ trứng và được thêm vào một số sản phẩm từ sữa, sữa hạt và ngũ cốc ăn liền. Da có khả năng tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng chỉ nên tắm nắng vào những khung giờ an toàn trong ngày (9 – 10h sáng hoặc 3 – 4h chiều) và che chắn kỹ khi phải đi dưới trời nắng gắt để tránh bị ung thư da.</p><p></p><p>Có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D nhưng phải tuân thủ hướng dẫn về liều dùng. Uống bổ sung vitamin D quá liều có thể dẫn đến ngộ độc. Ngộ độc vitamin D sẽ gây tăng canxi máu và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.</p><p></p><p>Ngoài ra nên ăn nhiều trái cây và rau củ. Những thực phẩm này chứa các vitamin và khoáng chất khác cũng có lợi cho xương, chẳng hạn như kali và vitamin C.</p><p></p><p>Chế độ ăn uống thiếu chất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mật độ xương và sức khỏe tổng thể.</p><p></p><h2>Ít vận động</h2><p></p><p>Một lối sống ít vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Mặt khác, thói quen tập thể dục thường xuyên, nhất là các bài tập có tác động cao có thể giúp củng cố và duy trì khối lượng xương. Ví dụ về các bài tập có tác động cao gồm có:</p><p></p><ul> <li data-xf-list-type="ul">Đi bộ đường dài</li> <li data-xf-list-type="ul">Khiêu vũ</li> <li data-xf-list-type="ul">Chạy bộ</li> <li data-xf-list-type="ul">Các bài tập thể hình như tập tạ</li> </ul><h2>Hút thuốc lá và uống nhiều rượu</h2><p></p><p>Cả hút thuốc lá và uống nhiều rượu đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.</p><p></p><p>Nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá có thể dẫn đến giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương. Nguy cơ càng tăng nếu hút thuốc đi kèm thiếu cân, ít vận động và chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng. (<a href="http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22349964" target="_blank">1</a>)</p><p></p><p>Hút thuốc còn có thể gây mất cân bằng hormone và điều này làm thay đổi hoạt động cũng như chức năng của tế bào xương.</p><p></p><p>Tác hại của hút thuốc lá đến sức khỏe xương có thể đảo ngược được. Bỏ thuốc sẽ giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương.</p><p></p><p>Uống quá nhiều rượu có thể làm giảm hoạt động của tế bào tạo xương, gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến giảm mật độ xương và góp phần làm tăng nguy cơ gãy xương. Say rượu còn có thể gây té ngã và dẫn đến gãy xương. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là uống rượu vừa phải dường như lại có lợi cho xương. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ uống một đơn vị cồn (10g cồn nguyên chất) mỗi ngày và nam giới uống hai đơn vị cồn mỗi ngày có mật độ xương cao hơn so với những người hoàn toàn không uống rượu. (<a href="https://pubs.niaaa.nih.gov/publications/arh26-4/292-298.htm" target="_blank">2</a>)</p><p></p><p>Mặc dù vậy nhưng các chuyên gia không khuyến khích uống rượu để cải thiện sức khỏe xương. Chưa rõ liệu uống rượu có thực sự mang lại lợi ích cho xương hay không và nếu có thì nên uống bao nhiêu mỗi ngày. Hơn nữa, còn rất nhiều cách khác an toàn hơn để giữ cho xương chắc khỏe.</p><p></p><h2>Một số bệnh lý và thuốc</h2><p></p><p>Một số loại thuốc và tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xương và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Ví dụ về các loại thuốc như vậy gồm có corticosteroid đường uống hoặc tiêm, chẳng hạn như prednisone và cortisone dùng trong thời gian dài, thuốc chống động kinh và một số phương pháp điều trị ung thư.</p><p></p><p>Nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.</p><p></p><p>Rối loạn nội tiết tố và bệnh tự miễn cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Nếu bạn đang mắc một căn bệnh mạn tính thì nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ loãng xương và các biện pháp phòng ngừa.</p><p></p><h2>Các yếu tố nguy cơ khác</h2><p></p><p>Bên cạnh những yếu tố có thể thay đổi kể trên cũng có những yếu tố nguy cơ mà chúng ta không thể can thiệp, gồm có:</p><p></p><ul> <li data-xf-list-type="ul">Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới.</li> <li data-xf-list-type="ul">Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ loãng xương cao hơn người trẻ tuổi.</li> <li data-xf-list-type="ul">Khung xương: Những người có khung xương nhỏ có khối lượng xương thấp hơn và do đó dễ bị loãng xương hơn.</li> <li data-xf-list-type="ul">Chủng tộc: Người da trắng và người gốc Á có nguy cơ loãng xương cao nhất.</li> <li data-xf-list-type="ul">Tiền sử gia đình: Những người có cha mẹ bị loãng xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.</li> </ul><p></p><p>Những yếu tố này không thể thay đổi được nhưng việc nhận thức được những yếu tố nguy cơ của bản thân và theo dõi sát sao sức khỏe xương sẽ giúp phát hiện bệnh từ sớm và giảm nguy cơ biến chứng.</p><p></p><p><a href="https://thegioimuaban.com/tin/nhung-ai-co-nguy-co-bi-loang-xuong-19092.html" target="_blank">Xem tiếp...</a></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="BS Cần Thơ, post: 33183, member: 66"] Loãng xương là một bệnh về xương phổ biến, xảy ra do quá trình phân hủy xương diễn ra quá nhanh, quá trình tái tạo xương quá chậm hoặc cả hai. Tình trạng này khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Bình thường, xương chỉ bị gãy khi có lực tác động mạnh nhưng ở người bị loãng xương, xương có thể bị gãy ngay cả khi có lực tác động nhẹ hoặc thực hiện các hoạt động bình thường như đi lại hay bê vác đồ. Khi bị loãng xương nghiêm trọng, chỉ cần một cái hắt hơi hoặc ho cũng có thể làm gãy xương. Theo Tổ chức loãng xương quốc tế (International Osteoporosis Foundation), trên thế giới có khoảng trên 200 triệu chứng bị loãng xương. Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị loãng xương khi có tuổi nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số yếu tố có thể thay đổi được trong khi một số yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi. [HEADING=1]Chế độ ăn thiếu chất[/HEADING] Chế độ ăn uống không đủ chất, nhất là canxi và vitamin D có thể khiến xương suy yếu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Canxi là khoáng chất chính trong xương, giúp giữ cho xương chắc khỏe trong khi vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi. Canxi có tự nhiên trong các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, đậu nành, các loại hạt, rau màu xanh sẫm và được thêm vào một số loại thực phẩm như sữa tươi, phô mai, sữa hạt. Một cách nữa để tăng cường canxi là dùng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, tốt hơn hết vẫn nên bổ sung canxi từ thực phẩm tự nhiên. Vitamin D có tự nhiên trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ,gan bò, gan cá tuyết, lòng đỏ trứng và được thêm vào một số sản phẩm từ sữa, sữa hạt và ngũ cốc ăn liền. Da có khả năng tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng chỉ nên tắm nắng vào những khung giờ an toàn trong ngày (9 – 10h sáng hoặc 3 – 4h chiều) và che chắn kỹ khi phải đi dưới trời nắng gắt để tránh bị ung thư da. Có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D nhưng phải tuân thủ hướng dẫn về liều dùng. Uống bổ sung vitamin D quá liều có thể dẫn đến ngộ độc. Ngộ độc vitamin D sẽ gây tăng canxi máu và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Ngoài ra nên ăn nhiều trái cây và rau củ. Những thực phẩm này chứa các vitamin và khoáng chất khác cũng có lợi cho xương, chẳng hạn như kali và vitamin C. Chế độ ăn uống thiếu chất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mật độ xương và sức khỏe tổng thể. [HEADING=1]Ít vận động[/HEADING] Một lối sống ít vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Mặt khác, thói quen tập thể dục thường xuyên, nhất là các bài tập có tác động cao có thể giúp củng cố và duy trì khối lượng xương. Ví dụ về các bài tập có tác động cao gồm có: [LIST] [*]Đi bộ đường dài [*]Khiêu vũ [*]Chạy bộ [*]Các bài tập thể hình như tập tạ [/LIST] [HEADING=1]Hút thuốc lá và uống nhiều rượu[/HEADING] Cả hút thuốc lá và uống nhiều rượu đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá có thể dẫn đến giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương. Nguy cơ càng tăng nếu hút thuốc đi kèm thiếu cân, ít vận động và chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng. ([URL='http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22349964']1[/URL]) Hút thuốc còn có thể gây mất cân bằng hormone và điều này làm thay đổi hoạt động cũng như chức năng của tế bào xương. Tác hại của hút thuốc lá đến sức khỏe xương có thể đảo ngược được. Bỏ thuốc sẽ giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương. Uống quá nhiều rượu có thể làm giảm hoạt động của tế bào tạo xương, gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến giảm mật độ xương và góp phần làm tăng nguy cơ gãy xương. Say rượu còn có thể gây té ngã và dẫn đến gãy xương. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là uống rượu vừa phải dường như lại có lợi cho xương. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ uống một đơn vị cồn (10g cồn nguyên chất) mỗi ngày và nam giới uống hai đơn vị cồn mỗi ngày có mật độ xương cao hơn so với những người hoàn toàn không uống rượu. ([URL='https://pubs.niaaa.nih.gov/publications/arh26-4/292-298.htm']2[/URL]) Mặc dù vậy nhưng các chuyên gia không khuyến khích uống rượu để cải thiện sức khỏe xương. Chưa rõ liệu uống rượu có thực sự mang lại lợi ích cho xương hay không và nếu có thì nên uống bao nhiêu mỗi ngày. Hơn nữa, còn rất nhiều cách khác an toàn hơn để giữ cho xương chắc khỏe. [HEADING=1]Một số bệnh lý và thuốc[/HEADING] Một số loại thuốc và tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xương và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Ví dụ về các loại thuốc như vậy gồm có corticosteroid đường uống hoặc tiêm, chẳng hạn như prednisone và cortisone dùng trong thời gian dài, thuốc chống động kinh và một số phương pháp điều trị ung thư. Nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Rối loạn nội tiết tố và bệnh tự miễn cũng có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Nếu bạn đang mắc một căn bệnh mạn tính thì nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ loãng xương và các biện pháp phòng ngừa. [HEADING=1]Các yếu tố nguy cơ khác[/HEADING] Bên cạnh những yếu tố có thể thay đổi kể trên cũng có những yếu tố nguy cơ mà chúng ta không thể can thiệp, gồm có: [LIST] [*]Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới. [*]Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ loãng xương cao hơn người trẻ tuổi. [*]Khung xương: Những người có khung xương nhỏ có khối lượng xương thấp hơn và do đó dễ bị loãng xương hơn. [*]Chủng tộc: Người da trắng và người gốc Á có nguy cơ loãng xương cao nhất. [*]Tiền sử gia đình:[B] [/B]Những người có cha mẹ bị loãng xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. [/LIST] Những yếu tố này không thể thay đổi được nhưng việc nhận thức được những yếu tố nguy cơ của bản thân và theo dõi sát sao sức khỏe xương sẽ giúp phát hiện bệnh từ sớm và giảm nguy cơ biến chứng. [url="https://thegioimuaban.com/tin/nhung-ai-co-nguy-co-bi-loang-xuong-19092.html"]Xem tiếp...[/url] [/QUOTE]
Chèn Trích dẫn…
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
WIKI MUA BÁN
WIKI REVIEW
Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh
Những ai có nguy cơ bị loãng xương?
Trang web này sử dụng cookie. Tiếp tục sử dụng trang web này đồng nghĩa với việc bạn đồng ý sử dụng cookie của chúng tôi.
Accept
Tìm hiểu thêm.…
Top
Bottom